Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

Kinh Niết-bàn ghi: “Nhà cửa như ngục tù, vợ con như xiềng xích, tài vật như gánh nặng, quyến thuộc như oan gia. Nếu người nào có thể một ngày một đêm thụ trì giới pháp thanh tịnh, sáu thời tu tập, một năm ăn chay ba tháng, mỗi tháng ăn chay sáungày, rau dưa đạm bạc, giữ gìn thân, khẩu, ý không cho chạy theo cảnh trần, chuyên tâm hướng đến giải thoát, dốc lòng tu tập Phật pháp, đi đứng uy nghi không thiếu, nằm ngồi giới tướng không quên, đêm luôn cầu trời sáng, ngày thường tu pháp thiện, kính trọng sa-môn, thương xót muôn loài, thì dù sống tai gia, nhưng có thể thoát khổ”.
Kinh còn ghi:
– Vào thời Phật pháp sắp diệt, người tại gia hộ pháp, tu thiện được sinh lên cõi trời như tuyết bay, còn tì-kheo phá giới luật, phạm trai sẽ đọa vào đường ác như mưa rơi.
Nên biết sống trong cảnh khổ mà tu phúc thì được phúc rất lớn, ở chốn giàu sang mà tạo tội thì chịu tội chẳng nhỏ. Cho nên, từ chốn đau khổ vào chỗ vui sướng, đâu biết hết niềm vui trong cảnh vui; từ chỗ vui sướng vào nơi khổ đau, liền nếm đủ nỗi khổ trong cảnh khổ. Lời nói này thật đáng chiêm nghiệm! Mong mọi người hãy xét kĩ!
Kinh Pháp cú có bài kệ:
Lửa nào bằng lửa dâm dục Độc nào hơn phẫn nộ Khổ nào bằng khổ thân Vui nào hơn Niết-bàn!
Nói kệ xong, Đức Phật bảo các tì-kheo:
– Vào thuở xa xưa cách đây vô số kiếp, có tì-kheo Tinh Tiến Lực chứng được ngũ thông. Vị ấythiền định cầu đạo bên một gốc cây trong núi. Bấy giờ có bốn con vật: bồ câu, quạ, rắn độc và nai đến nương tựa tì-kheo để được an ổn. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều tối về ngủ. Một hôm, bốn con hỏi nhau:
– Ở thế gian, thứ gì là khổ nhất?
Quạ nói:
– Đói khát là khổ nhất! Vì khi đói khát thì thân yếu, mắt mờ, tâm ý hoảng loạn, lao thân vào lưới không kể dao nhọn. Chúng ta tan thân mất mạng đều do đói khát. Vì thế tôi cho đói khát là khổ nhất.
Chim bồ câu nói:
– Dâm dục mới là khổ nhất! Lòng dục lẫy lừng, không còn nhớ nghĩ gì hết. Táng thân mất mạng đều do dâm dục!
Rắn độc nói:
– Sân hận là khổ nhất! Tâm sân vừa khởi thì không kể đến kẻ thân người sơ, có thể giết hại người và cả chính mình!
Nai nói:
– Sợ hãi là khổ nhất! Tôi ở trong rừng vắng thường phải cảnh giác, lo sợ thợ săn, cùng các loài sói. . vừa nghe có tiếng động, liên đâm đầu bỏ chạy, đến nỗi lao xuống vực sâu, khiến mẹ con phải xa nhau, gan mật tan nát. Vì thế tôi cho sợ hãi là khổ nhất!
Nghe xong, vị tì-kheo nói:
– Các con chi nói đến ngọn chứ không xét đến gốc khổ. Nỗi khổ trong thiên hạ không gì bằng thân mình. Thân là đồ chứa đựng tất cả khổ, lo sợ không cùng. Vì thế, ta bỏ nhà xuất gia học đạo, đoạn trừ vọng tưởng, không tham bốn đại, muốn đoạn gốc khổ, hướng đến niết-bàn!
Thế nên phải biết thân là gốc của nỗi khổ lớn.
Do đó, Đạo đức kinhghi: “Tai họa lớn nhất không gì bằng thân!”.
15.3. KHỞI LÒNG TIN
Kinh Na-tiên tì-kheo vẫn Phật ghi:
– Bấy giờ, vua Di-lan hỏi tì-kheo a-la-hán Na-tiên:
– Người thế gian suốt đời làm ác, lúc sắp mạng chung nhờ niệm Phật mà được sinh lên cõi trời, trẫm không tin lời ấy. Lại nữa, nếu giết một chúng sinh, chết liền đọa địa ngục, trẫm cũng không tin.
Tì-kheo Na-tiên hỏi:
– Như người ném viên đá nhỏ xuống nước, đá nổi hay chìm?
– Đá chìm.
– Nếu chất nhiều hòn đá lớn lên thuyền, thì thuyền có chìm không?
– Không chìm.
– Nhiều hòn đá này, nhờ có thuyền nên không chìm. Người tuy tạo nhiêu việc ác, nhưng nhờ nhất thời niệm Phật mà không đọa địa ngục và được sinh lên cõi trời, sao lại không tin? Hòn đá nhỏ chìm cũng như người làm ác mà không biết tụng kinh niệm Phật, sau khi chết liền đọa địa ngục, sao cũng không tin?
Vua thốt lời:
– Kì diệu thay! Kì diệu thay!
Tì-kheo Na-tiên nói:
– Như hai người cùng mạng chung, một người sinh lên cõi Phạm thiên, một người sinh vào nước Kê-tân. Hai người này tuy sinh vào hai nơi xa gần khác nhau, nhưng khi chết thì đến nơi mình sinh cùng một lúc. Giống như có hai con chim, một con đậu trên cành cao, một con đậu ở cành thấp, khi hai con chim cùng bay thì bóng của chúng đêu in xuông mặt đât.
Tì-kheo Na-tiên tiếp:
– Người ngu làm ác thì chuốc lấy họa lớn, người trí làm ác thì chịu họa nhỏ. Thí như thanh sắt nung nóng đang ở trên mặt đất, có hai người cùng đến lấy, nhưng người không biết đó là sắt nung thì bị phỏng nặng, người biết thì bị phỏng nhẹ. Làm ác cũng nhu thế; kẻ ngu vì không sám hối nên chuốc lấy họa lớn; người trí biết đó là việc không nên làm, hàng ngày sám hối tội lỗi nên chịu họa nhỏ.
Kinh Tứ phẩm học ghi:
– Trên thế gian này có kẻ chẳng bằng súc sinh, có loài súc sinh hơn cả con người. Tại sao? Vì người luôn gây tội ác nên chết đọa vào địa ngục. Hết tội địa ngục chuyển làm ngạ quỷ, hết tội ngạ quỷ chuyển làm súc sinh, hết tội súc sinh mới trở lại làm người. Vì thế khi làm người phải siêng năng tu tập điều thiện, vâng theo lời

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *