Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 25 – CHƯƠNG KIẾN GIẢI

PUCL QUYỂN 25 – CHƯƠNG KIẾN GIẢI

QUYỂN 25
Quyển này có một chương Kiến giải.
17. CHƯƠNG KIẾN GIẢI

17.1. LỜI DẪN
Tâm thức biến chuyển, đó là lí vô thường; ngộ mê trái nhau, bậc Thánh nào có dấu vết; lắng tâm rỗng chiếu, ứng cơ như vang theo tiếng. Đó chính là vắng lặng chẳng động, do cơ cảm mà ứng thông. Ngộ đạo rồi duyên căn cơ, sau đó mới giáo hóa. Vì thế văn tự được sử dụng cùng khắp vũ trụ, bậc thánh hóa hiện khắp nơi, bao trùm pháp giới. Nếu chẳng phải là bậc Chí thánh đầy đủ lục thông thì ai có thể giáo hóa chúng sinh trong năm đường?
17.2. DẪN CHỨNG
Luận Phân biệt công đức ghi:
– Sở dĩ Như Lai giảng nói những pháp đệ nhất cho bốn chúng xuất gia là vì vào đời vị lai, bốn chúng tính có kiến giải khác nhau về giáo pháp. Họ cùng nhau tranh luận thị phi, cho mình là cao quí, mọi người đều thấp kém. Những kẻ như thế rất nhiều, chẳng thể tính hết. Đức Phật đề phòng những việc chưa xảy ra mà mở ra con đường trọn vẹn cho mỗi người. Giống như ánh sáng mặt trời là bậc nhất trongtất cả ánh sáng. Mặt trăng là bậc nhất trong tất cả tinh tú. Biển cả là bậc nhất trong tất cả dòng sông. Ma Ba-tuần là bậc nhất trong chư thiên sáu cõi trời Dục. Tịnh Cư thiên là bậc nhất trong mười tám cõi trời Sắc. Tăng chúng xuất gia theo Phật là bậc nhất trong những người xuất gia theo chín mươi sáu ngoại đạo. Phật đạo là bậc nhất trong chín mươi sáu ngoại đạo.
Giống như năm trăm đệ tử thanh văn, mỗi vị có sở ngộ khác nhau, chẳng thể trình bày hết.
Người thứ nhất, tì-kheo Câu-lân là người đầu tiên được Phật giáo hóa truyền pháp theo cách “Thiện lai”, nên xưng là đệ nhất.
Người thứ hai, tì-kheo Kiều-phạm-bát-đề khéo giữ cơ hiềm, ẩn thân ở cõi trời, nên gọi là đệ nhất. Vì thế luận Công đức ghi: “Tì-kheo Ngưu Cước vì hai việc nên không thể ở thế gian: Một là bàn chân tì-kheo này giống như móng trâu, hai là khi ăn no thì nhai lại. Nếu ngoại đạo thấy tì-kheo này, sẽ cho rằng các sa-môn ăn uống không chừng mực mà hủy báng. Vì thế Phật bảo tì-kheo này lên giảng đường Thiện Pháp ở cõi trời Đao-Lợi tọa thiền.
Tì-kheo Thiện Giác được chúng tăng sai làm sứ giả thường lên cõi trời. Sau khi Phật niết-bàn, Ca-diếp đánh kiền chùy vân tập đại chúng và bảo A-na-luật xem khắp thê gian có vị nào chưa đến. A-na-luật liền nhìn khắp thế gian thấy tất cả đều vân tập chỉ có tì-kheo Kiều-phạm còn ở cõi trời. Ca-diếp bảo Thiện Giác mời Kiều-phạm trở về chúng hội. Thiện Giác đến giảng đường Thiện Pháp ở cõi trời Ba Mươi Ba thấy Kiều-phạm-ba-đề đang nhập Diệt tận định. Thiện Giác khảy móng tay và nói:
– Thế Tôn đã vào niết-bàn mười bốn ngày rồi. Ca-diếp vân tập đại chúng và sai tôi báo tin để ngài trở về thế gian, đến nơi đại chúng nhóm họp.
– Thế gian trống rỗng, tôi chẳng thể trở về, chỉ muốn vào Niết-bàn! Kiều-phạm đáp.
Thế là Kiều-phạm-ba-đề nhờ Thiện Giác đem y bát về trao lại tăng chúng, rồi vào niết-bàn. Vì nhân duyên ông khéo hộ cơ hiềm, ẩn thân ở cõi trời nên gọi là đệ nhất”.
Người thứ ba, luận ghi:
– Sở dĩ Ưu-lưu-tì Ca-diếp được tôn xưng đệ nhất, bởi từ đời trước đến nay ba anh em Ca-diếp luôn có một nghìn đệ tử. nay được Phật hóa độ nên tất cả đều đắc A-la-hán. Từ đây hình thành tăng đoàn, tứ sự cúng dường cũng nhờ dó má hưng khởi để hộ trì tăng chúng. Vì thế Ưu-lưu-tì Ca-diếp dược gọi tả đệ nhất trong việc cúng dường.
Người thứ tư, luận ghi:
– Xá-lợi-phất được tôn xưng là đệ nhất trí tuệ, bởi Thế Tôn nói: “Về trí tuệ rộng lớn của Thân Tử, thì dù dùng núi Tu-di làm nghiên mực, dùng nước bốn biển làm mực, dùng tre trong bốn thiên hạ làm bút, tất cả người trong bốn thiên hạ biên chép cũng chẳng diễn tả hết, huống gì phàm phu, dù có chứng ngũ thông cũng đâu thể suy lường được trí tuệ này?”. Vì thế Xá-lợi-phất được tôn xưng là trí tuệ đệ nhất.
Người thứ năm, luận ghi:
– Đại Mục-kiền-liên được tôn xưng là đệ nhất thần túc. Thế Tôn nói: “Thuở xưa, khi tam tai hoành hành, nhân dân rất đói khát, Đại Mục-kiền-liên muốn lật đại địa lấy những thực phẩm trong lòng đất cung cấp cho người dân; Phật không cho, sợ tổn hại chúng sinh. Ông muốn một tay nắm giữ tất cả chúng sinh, một tay lật đại địa; Phật cũng không cho”. Vì thế Đại Mục-kiền-liên được tôn xưng là đệ nhất thần túc.
Kinh Mật-tích kim cương lực sĩ ghi:
– Mục-liên vâng lời dạy của Phật, vận thần thông bay qua phương tây đến thế giới Quang Minh Tràng của Phật Quang Minh Vương để nghe Phật giảngpháp. Ngài thấy thân Phật cao bốn mươi dặm, thân các bồ-tát cao hai mươi dặm, bình bát của các bồ-tát cao một dặm. Ngài đi trên miệng bát. Bấy giờ, các bồ-tát thưa Phật ấy rằng:
– Bạch Đại Thánh! Con trùng này từ đâu đến mà mặc pháp phục sa-môn và đi trên miệng bát.
-Này các tì-kheo! Chớ nên xem thường hiền sĩ này. Tại sao? Đây là trường lão Đại Mục-kiền-liên, đệ tử thần túc đệ nhất của Phật Thích-ca Văn. Phật Quang Minh Vương đáp.
Phật Quang Minh nói với Mục-kiền-liên: “Các bồ-tát và thanh văn ở cõi ta thấy ông bé nhỏ nên xem thường. Nhân giả hãy nương uy đức Phật Thích-ca Văn mà hiển bày thần túc”.
Mục-liên đỉnh lễ chân Phật, nhiễu quanh bảy vòng, vọt lên hư không biến hiện nhiều cách, rồi trở về đứng trước Phật. Các bồ-tát ca ngợi là việc chưa từng có. Đức Phật nói với Mục-liên:
– Nhân giả muốn biết âm thanh của Phật Thích-ca Văn vang xa bao nhiêu, nên đến cõi này ư? Nhân giả chẳng nên thử làm gì, vì âm thanh của Như Lai không xa cũng không gần, vang xa vô lượng, chẳng có giới hạn, chảng thể ví dụ được!
Phật lại bảo:
– Thần lực của ông đâu đủ để đến thế giới này được. Đó là nhờ vào uy đức của Phật Thích-ca văn.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *