Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

PUCL QUYỂN 24 – CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP

QUYỂN 24
Quyển này tiếp theo chương Nghe pháp và giảng pháp.
16. CHƯƠNG NGHE PHÁP VÀ GIẢNG PHÁP (tt)

16.5. PHÂN BIỆT CHỦNG
Khi thăng tòa, trước tiên vị pháp sư phải lễ kính Tam bảo, lắng tâm, quan sát thời cơ và xác định người nghe, khởi tâm từ bi muốn cứu độ làm lợi ích chúng sinh rồi mới giảng thuyết. Cho nên kinh Báo ân ghi: “Người nghe ngồi mà người nói đứng thì không nên giảng. Nếu người nghe tìm lỗi của người thuyết thì không nên giảng. Nếu người nghe chấp vào người thuyết mà không y theo giáo pháp, hoặc chấp theo chữ mà không nương nghĩa, hoặc chấp giáo bất liễu nghĩa mà chẳng nương giáo liễu nghĩa, hoặc chấp thức mà không nương trí thì cũng không nên giảng. Tại sao? Vì người này không cung kính pháp thanh tịnh của các Đức Phật và bồ-tát”.
Nếu người nói tôn trọng pháp, ngưởi nghe cũng có lòng sùng kính, chí tâm lắng nghe, không khinh thường; đó là thanh tịnh giảng pháp. Vì thế kính A-hàm có bài kệ:
Người nghe chăm chú như khát nước
Ngôn từ, nghĩa lí khắc vào tâm
Lòng phấn chấn, buồn vui lẫn lộn
Thuyết cho người này chẳng luống công.
Luật Ngũ phần ghi:
– Khởi tâm trừ tham dục, tâm không tự xem thường mình, tâm không xem thường người khác, tâm từ, tâm hỉ, tầm muốn làm lợi ích cho người, tâm bất động, thì dù chỉ giảng nói một bài kệ bốn câu khiến người nghe hiểu đúng như thật, người này được an vui lâu dài, lợi ích vô lượng.
Kinh Niết-bàn ghi:
– Nếu có người thụ trì, đọc tụng, ghi chép những giảng dạy kinh Phật không đúng thời, không đúng chỗ, không người thỉnh mà thuyết, có tâm khinh thường pháp, chê người, khen mình, giảng pháp khắp mọi chỗ. Đó là hủy diệt Phật pháp và làm cho vô số người sau khi chết phải đọa địa ngục, thì đó là ác tri thức của chúng sinh.
Luật Thập tụng ghi:
– Có năm hạng người sau đây hỏi pháp thì không nên giảng: một là người hỏi thử, hai là người không nghi, ba là người không vì hối hận vê tội lỗi đã tạo, bốn là người hỏi không lắng nghe, năm là người hỏi vặn.
– Nếu người thật có lòng tốt, không có những ý nói trên, chỉ vì muốn khởi tâm thiện, trừ bỏ tâm ác, thìpháp sư nên tùy căn cơ mà dùng phương tiện và hoan hỉ giảng nói cho họ nghe. Nếu pháp sư hiểu chưa thấu đáo hoặc còn nghi ngờ, thì không được giảng nói cho họ, vì sợ rằng người giảng mắc lỗi truyền dạy sai lầm, khiến cả hai đều mắc tội.
Kinh Bách dụ và luận A-tì-đàm ghi:
– Hỏi đáp có bốn loại phân biệt luận:
1. Quyết định đáp: Như cho rằng: “Tất cả mọi người hiện hữu đều phải chết”.
2. Phân biệt đáp luận: Như nói: “Có tử ắt có sinh, dứt ái thì không sinh, có ái ắt có sinh”.
3. Phản vấn đáp luận: Như có người hỏi: “Loài người là tối thắng phải không?”. Người kia hỏi ngược lại: “Ông hỏi là đối với ba ác đạo hay đối với chư thiên? Nấu hỏi về ba ác đạo thì loài người thật sự là tối thắng, nếu hỏi về chư thiên thì con người nhất định không bằng”.
4. Trí đáp luận: Như có người hỏi về các nghĩa: “Mười bốn nạn, hoặc hỏi thế giới và chúng sinh hữu biên hay vô biên, có bắt đầu và kết thúc hay là không?” thì người đáp không cần trả lời.
Các ngoại đạo ngu si, tự cho là có trí tuệ, chẳng thông suốt bốn loại luận môn, chỉ sử dụng một môn Phân biệt luận.
Kinh ưu-bà-tắc giới ghi:
– Đức Phật dạy: “Người trụ đúng pháp thì có khả năng tự lợi lẫn lợi tha. Người trụ không đúng pháp thì không thể tự lợi và lợi tha. Người trụ đúng pháp có tám trí:
1. Pháp trí.
2. Nghĩa trí.
3. Thời trí.
4. Tri túc trí.
5. Tự tha trí.
6. Chúng trí.
7. Căn trí.
8. Thượng hạ trí.
Người có đầy đủ tám trí này, hễ nói điều gì thì đều có đủ mười sáu yếu tố:
1. Hợp thời.
2. Chí thành.
3. Có thứ tự.
4. Hòa hợp.
5. Thuận nghĩa lí.
6. Vui vẻ.
7. Thuận ý người.
8. Không xem thường mọi người.
9. Không trách mắng mọi người.
10. Đúng pháp.
11. Tự lợi và lợi tha.
12. Không tán loạn.
13. Hợp nghĩa.
14. Chân chính.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *