Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22
Quyển này có một chương Nhập đạo.
13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

13.1. LỜI DẪN
Đạo tục hình tướng sai biệt, tịnh nhiễm khác nhau. Do thiện ác sai khác, nên báo ứng chẳng đồng. Muốn thấy đức lớn nhân nghĩa thì phải xét đến phép tắc lễ nghi. Người xuất gia cắt ái từ thân, từ bỏ vinh hoa quyền thế, tiết chế vị ngon, dùng món đạm bạc, tu tập khổ hạnh. Vải thô che thân, không cần trang sức những thứ quí báu, miễn sao an thân, không cần danh lợi; chế phục tam độc, rời xa bát âm; giữ gìn ba vạn uy nghi, năm trăm giới tướng; động tĩnh hợp thời và có phép tắc; thông suốt tám vạn pháp môn, mười hai thể loại kinh; tùy căn cơ giảng thuyết đúng thời làm lợi ích cho chúng sinh. Có thể cho là đáng làm bậc mô phạm của trời người, là con thuyền đưa người vào đạo.
13.2 VUI THÍCH VÀ NHÀM CHÁN
Như kinh Văn-thù vấnghi: “Đức Phật dạy:
– Này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả các công đức đều không bằng công đức của người xuất gia. Vì sao? Vì người tại gia có vô số lỗi lầm, còn người xuất gia có vô lượng công đức. Người tại gia có chướng ngại, người xuất gia không có chướng ngại. Người tại gia hành nhiều pháp ác, người xuất gia lìa các pháp ác. Người tại gia ở chốn trần lao nhiễm ô, người xuất gia không ở chốn trần lao nhiễm ô. Người tại gia chìm đắm trong bùn lầy tham dục, người xuất gia ra khỏi bùn lầy tham dục. Người tại gia theo phép tắc của người ngu, người xuất gia xa lìa phép tắc của người ngu. Người tại gia sống theo tà mạng, người xuất gia sống đúng chính mạng. Người tại gia ở nơi lo âu buồn bã, người xuất gia ở noi an lạc vui vẻ. Người tại gia ở nơi trói buộc, người xuất gia ở nơi giải thoát. Người tại gia ở nơi có sự tổn hại, người xuất gia ở nơi không có tổn hại. Người tại gia có nỗi khổ tham lợi, người xuất gia không có nỗi khổ tham lợi. Người tại gia ở nơi ồn náo, người xuất gia ở nơi vắng lặng. Người tại gia ở nơi thấp hèn, người xuất gia ở nơi cao quý.
Lại nữa, người tại gia bị phiền não thiêu đốt, người xuất gia dập tắt lửa phiền não. Người tại giathường bị người khác sai khiến, người xuất gia luôn tự tại. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy việc lìa khổ làm vui. Người tại gia tăng trưởng phiền não, người xuất gia thường diệt trừ phiền não. Người tại gia thành tựu pháp nhỏ, người xuất gia thành tựu pháp lớn. Người tại gia không có pháp yếu, người xuất gia có pháp yếu. Người tại gia bị hàng tam thừa chê trách, người xuất gia được hàng tam thừa khen ngợi. Người tại gia sống không biết đủ, người xuất gia sống thường biết đủ. Người tại gia bị ma vương luyến nhớ, người xuất gia làm ma vương sợ hãi. Người tại gia phần nhiều buông lung, người xuất gia không buông lung. Người tại gia làm nô bộc cho người, người xuất gia luôn làm ông chủ. Người tại gia ở nơi tối tăm, người xuất gia ở nơi sáng tỏ. Người tại gia tăng trưởng kiêu mạn, người xuất gia diệt trừ kiêu mạn. Người tại gia được ít phúc báo, người xuất gia được nhiều phúc báo. Người tại gia tâm tà vạy, người xuất gia tâm ngay thẳng. Người tại gia thường lo lắng đau khổ, người xuất gia trong lòng vui vẻ. Người tại gia theo phép dối gạt, người xuất gia hành pháp chân thật. Người tại gia nhiều tán loạn, người xuất gia không tán loạn. Người tại gia ở nơi lưu chuyển, người xuất gia không ở nơi lưu chuyển, đời tại gia như thuốc độc, hạnh xuất gia như cam lộ. Người tại gia không biết tư duy, người xuất gia biết tư duy. Người tại gia không nơi nương tựa, người xuất gia có nơi nươngtựa. Người tại gia nhiều giận hờn, người xuất gia thường thực hành từ bi. Người tại gia có gánh nặng, người xuất gia buông bỏ gánh nặng. Người tại gia có lỗi lầm, người xuất gia không có lỗi lầm. Người tại gia mãi chịu sinh tử, người xuất gia có lúc đoạn dứt sinh tử. Người tại gia lấy tài vật làm của báu, người xuất gia lấy công đức làm của báu. Người tại gia thuận dòng sinh tử, người xuất gia ngược dòng sinh tử. Người tại gia như ở trong biển lớn phiền não, người xuất gia như cưỡi con thuyền lớn. Người tại gia bị phiền não trói buộc, người xuất gia giải thoát phiền não. Người tại gia nhận sự dạy dỗ của vua, người xuất gia được Phật giáo hóa. Người tại gia dễ tìm bạn, người xuất gia khó kết bạn. Người tại gia hay gây tổn hại, người xuất gia hay giúp đỡ. Người tại gia tăng trưởng phiền não, người xuất gia xa lìa phiền não. Người tại gia như ở trong rừng gai, người xuất gia như đã ra khỏi rừng gai.
Này Văn-thù! Dù dùng ngôn từ đầy khắp hư không cũng chẳng thể nào ca ngợi công đức của người xuất gia và chê trách lỗi lầm của người tại gia”.
Kinh Niết-bàn ghi: “Người tại gia bị bức ngạt như ở trong tù ngục, tất cả phiền não nhân đó sinh ra. Người xuất gia thong dong như ở nơi trống vắng, tất cả pháp lành nhờ đó tăng trưởng. Người tại gia, trong nhà thì lo nghĩ vợ con, ngoài xã hội thì bị vua sai khiến phục dịch. Nếu là người giàu sang cao quý thì buông lung phỏng đãng; nếu là người nghèo khổ thấp hèn thì đói rách chán nản. Tất cả họ đều bị việc công, việc tư quấy nhiễu, ngày đêm lo lắng, bận rộn muôn nghìn, đâu rảnh mà tu!”.
Kinh Úc-già trưởng giả ghi: “Người tại gia rất nhiều phiền não, nào là bị tình thương yêu của cha mẹ, vợ con trói buộc, thường suy nghĩ tham cầu tiền của, sắc đẹp không biết chán; cầu được rồi lại lo giữ gìn, nên tăng thêm nhiều lo âu. Vì thế họ mãi lưu chuyển trong sáu đường, xa lìa Phật pháp.
Nên khởi tưởng quyến thuộc như là oan gia, ác tri thức, nên nhàm chán đời sống tại gia, phát tâm xuất gia. Không có người tại gia nào tu tập đạo Vô thượng bồ-đề, tất cả đều nhờ xuất gia mới chứng quả Vô thượng. Tại gia tràn cấu ô nhiễm, xuất gia tốt đẹp vi diệu; tại gia bị trói buộc, xuất gia được giải thoát; tại gia nhiều khổ, xuất gia an vui; tại gia thấp hèn, xuất gia tôn quí; tại gia làm nô bộc, xuất gia làm chủ; tại gia làm theo ý người, xuất gia sống đời tự tại; tại gia nhiều lo buồn, xuất gia không lo buồn; tại gia có gánh nặng, xuất gia buông gánh nặng xuống; tại gia nhiều việc, xuất gia thong dong”.
Kinh Xuất gia công đức ghi: “Nếu cho phép tớ gái, tôi trai, hoặc thứ dân xuất gia thì được công đức vô lượng. Nếu có người suốt một trăm năm cúng dường các vị a-la-hán trong khắp bốn thiên hạ, không bằng cúng dường cho một người vì niết-bàn mà một ngày một đêm xuât gia thụ giới. Lại nữa, nếu có người xây tháp bảy báu cao đến cõi trời Ba Mươi Ba thì công đức ấy cũng không bằng công đức của người xuất gia”.
Kinh Bản duyên ghi: “Nếu một ngày một đêm xuất gia thì trong hai mươi kiếp không rơi vào ba đường ác”.
Luật Tăng-kỳ ghi: “Một ngày một đêm xuất gia tu Phạm hạnh thì sáu trăm sáu nghìn sáu mươi năm xa lìa cảnh khổ trong ba đường ác”.
Kinh Xuất gia công đức cũng ghi; “Nếu có ai làm khó, ngăn cản, bức ép không cho người xuất gia, thì người này đã đoạn mất hạt giống Phật, sẽ phải chịu vô số điều ác, đời hiện tại phải mắc bệnh cùi hủi, sau khi chết rơi vào địa ngục Hắc Ám, không có ngày ra”.
Kinh Ca-diếp ghi: “Bấy giờ, nghe dạy công đức xuất gia rất sâu rộng, vua và thái tử đều phát tâm xuất gia. Sau đó, tất cả nhân dân trong bốn thiên hạ cũng đều phát

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *