Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

PUCL QUYỂN 23 – CHƯƠNG TÀM QUÝ

Luật Thiện kiến ghi:
Khi pháp sư nói pháp, những người nữ trong pháp hội phải lấy quạt tre mặt, chới cười để lộ răng. Nếu có người nào cười thì phải mời ra khỏi giảng đường. Tại sao? Đức Phật thương xót chúng sinh nên nói pháp. Các vị nên sinh hổ thẹn khi nghe pháp, tại sao lại cười? Vì thế mà phải mời ra.
16.4. PHẠM LUẬT
Kinh Phật tạng ghi:
– Đức Phật nói: “Vào vị lai, các tì-kheo thích đọc kinh sách thế gian. Khi nói pháp, pháp sư chỉnh sửa ngôn từ làm người nghe vui vẻ. Bấy giờ ác ma làm cho mọi người tăng thêm mê hoặc, chướng ngại pháp lành. Ác ma mê hoặc tất cả những người tham đắm âm thanh, lời nói, văn từ hoa mĩ giả dối và những người thích đọc kinh sách ngoại đạo, khiến họ chẳng an ổn, tuệ nhãn bị che lấp, ham muốn lợi dưỡng, thích đọc sách ngoại đạo. Giống như người mù bị kẻ xấu dối gạt nên bị rơi vào hầm sâu mà chết.
Lại này Xá-lợi-phất! Người nói pháp chẳng thanh tịnh, chẳng khéo giải nghĩa, chẳng biết Như Lai tùy thuận căn cơ, tâm ý của chúng sinh. Hiện đời, người này phạm vào năm lỗi: một là khi nói pháp, tâm lo sợ có người hỏi mình; hai là trong lòng lo sợ mà vẫn nói pháp; ba là phàm phu không có chân trí; bốn là lời nói chẳng có ý vị chỉ là ngôn từ trống rỗng; năm là nói không theo thứ tự, hoàn toàn sao chép lại. Vì thế trước pháp hội, người này sợ hãi. Tâm kẻ phàm phu vô trí chẳng kiên định, chỉ cầu tiếng tăm, tâm còn nghi ngờ mà dám nói pháp.
Này Xá-lợi-phấ! Cho nên, người chưa chứng, pháp mà ngồi trên tòa cao, không biết gì mà dạy bảo người khác thì nhất định đọa vào địa ngục”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi:
– Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tì-kheo: “nên biết trên thế gian này có bốn loài chim:
1- Loài chim hót hay, nhưng hình dâng xấu xí như chim câu-sí-la.
2- Loài chim hình dáng đẹp, nhưng hót rất tệ như chim chí.
3- Loài chim tiếng hót tệ mà hình dáng cũng xấu như chim cú.
4- Loài chim vừa hót hay mà hình dáng cũng đẹp như chim khổng tước.
Trên thế gian cũng có bốn hạng tì-kheo.
1 – Tì-kheo có giọng tốt nhưng hình tướng xấu xí, đó là ngươi siêng năng giữ giới, hiểu rõ nghĩa lí xâu xa phần đầu, phần giữa, phần sau của kinh pháp,lại khéo giảng nói nghĩa rộng, nhưng ra vào đi đừng thiếu uy nghi.
2- Tì-kheo hình tướng đẹp nhưng giọng chẳng tốt, đó là người có dung mạo đoan chính, đầy đủ uy nghi, nhưng chẳng thể đọc tụng thông suốt phần đầu, phần giữa, phần cuối của kinh pháp.
3- Tì-kheo giọng chẳng tốt mà hình tướng cũng xấu, đó là kẻ phạm giới, không tinh tiến, lại không đa văn, vừa nghe liền quên.
4- Tì-kheo giọng tốt mà hình tướng cũng đẹp, đó là người tinh tiến tu hành pháp thiện, đa văn không quên, ưa thích tụng kinh, hiểu nghĩa phần đầu, phần giữa, phần cuối của kinh pháp, mà dung mạo đoan chính, uy nghi đầy đủ”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi:
– Bấy giờ, Đức Phật bảo các tì-kheo: “Có bốn loại mây:
1- Mây có sấm nhưng không mưa
2- Mây có mưa nhưng không có sấm
3- Mây vừa có mưa vừa có sâm
4- Mây không mưa cũng không sấm.
Tương tự, thế gian cũng có bốn hạng tì-kheo:
1- Thế nào là tì-kheo giống như trời có sấm mà không có mưa? Đó là tì-kheo luôn luôn đọc tụng, tu tập, hiểu rõ nghĩa lí mười hai thể loại kinh, nhưng không giảng nói kinh pháp.
2- Thế nào là tì-kheo giống như trời có mưa mà không có sấm? Đó là tì-kheo có hình tướng đoan chính, uy nghi đầy đủ, không quên lời dạy của người khác, khéo tùy thuận thiện tri thức, khéo giảng pháp, nhưng không đa văn, không đọc tụng, tu tập mười hai thể loại kinh.
3- Thế nào là tì-kheo giống như trời không mưa cũng không sấm? Đó là tì-kheo có hình tướng không đoan chính, uy nghi không đầy đủ, không tu tập pháp thiện, không đa văn, cũng không giảng nói pháp.
4- Thế nào là tì-kheo giống như trời có mưa cũng có sấm? Đó là tì-kheo có hình tướng đoan chính, uy nghi đầy đủ, ưa thích học hỏi, lại cũng thích giảng pháp, khuyên bảo sách tấn người khác khiến họ vâng lãnh”.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *