Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 28 – CHƯƠNG THẦN DỊ

PUCL QUYỂN 28 – CHƯƠNG THẦN DỊ

đầy đủ, chỉ có kinh Tiểu phẩm Bảt-nhã, nhưng chương cú thiếu sót, nghĩa lí khó hiểu.
Đời Ngụy, niên hiệu Cam Lộ thứ năm (260), sư khởi hành từ Ung châu, đi về phía tây đến nước Vu-điền, trải qua nhiều nước để thỉnh tạng kinh. Tăng chúng các nước Tây Vực phần lớn học Tiểu thừa, nên khi nghe sư muốn thỉnh các bộ kinh Đại thừa, họ kinh ngạc, không cho thỉnh và nói:
– Dân biên địa không biết chính pháp, có thể làm cho nhiều người mê lầm!
– Kinh ghi: “Sau khi Ta diệt độ một nghìn năm, vào thời mạt pháp, kinh điển Đại thừa sẽ lưu truyền về hướng đông”. Nếu các vị nghi chẳng phải lời huyền kí của Đức Phật thì xin lấy lòng chí thành để chứng nghiệm_ Sư giải thích.
Sau đó, sư chất củi, tưới dầu, châm lửa, rồi hai tay nâng kinh, rơi lệ, đỉnh lễ và phát nguyện: “Nếu quà thật Đức Phật đã huyền kí kinh điển Đại thừa sẽ lưu truyền vào Trung Quốc thì xin chư Phật, bồ-tát chứng minh!”.
Thệ nguyện xong, sư cho kinh vào đống lửa đang cháy mạnh. Chẳng bao lâu, đống củi cháy hết, nhưng kinh không cháy, ngay cả bìa vẫn còn nguyên vẹn.
Cả nước vui mừng tôn kính và giữ sư ở lại để cúng dường. Sư sai đệ tử là Pháp Nhiêu chuyển bản Phạn trở về Trần Lưu, nhờ các chùa ở Thương Viên, Tuấn Nghi dịch ra tiếng Trung Quốc. Cư sĩ Trúc Thúc Lan ở Hà Nam hiểu rõ phong tục, thông đạt ý chỉ Phật pháp cùng truyền dịch chín mươi thiên, gồm hai mươi vạn chữ; nay là phẩm đầu của kinh Phóng quang.
Năm tám mươi tuổi, sư thị tịch. Theo di chúc, đại chúng hỏa táng thi thể, nhưng lửa đã tắt hồi lâu mà thi thể sư không tan hoại. Nhân dân trong nước kinh ngạc và nói:
– Nếu ngài thật đã đắc đạo thì xin thi thể tan rã!
Thế là thi thể sư tan rã. Đại chúng thâu xá-lợi, lập tháp tôn thờ.
20.6.4. Đời Tấn, sa-môn Phật-điều: Không biết sư người xứ nào, chỉ biết trụ ở Thường Sơn nhiều năm. Tính tình sư chất phác, không thích nói những lời trau chuốt, vì thế người thời bấy giờ đểu kính trọng.
Ở Thường Sơn, cách ngôi chùa khoảng một trăm dặm, có hai anh em rất tôn sùng Phật pháp. Vợ người anh mắc bịnh nặng, nên đưa đến cạnh chùa, để tiện việc chữa bịnh. Người anh là đệ tử của sư, mỗi sáng thường đến chùa thưa hỏi và tu tập. Vào một ngày nọ, sư đến nhà hai anh em, người em hỏi:
– Bịnh của chị dâu con thế nào? Anh con vẫn an ổn chứ?
– Bịnh chị dâu ông cơ bản có thuyên giảm, còn anh ông vẫn khỏe mạnh. Sư đáp.
Sau khi sư về, người em cưỡi ngựa đến thăm và nói với người anh:
– Sáng nay hòa thượng Phật-điều thăm em.
– Sáng nay, hòa thượng khồng ra khỏi chùa, em gặp hòa thượng sao! Người anh kinh ngạc.
Thế là anh em tranh cãi nhau và đến hỏi sư. Sư mỉm cười, không đáp. Hai anh em lấy làm lạ. Mỗi lần, sư lên núi sâu, hơn một năm rưỡi, chỉ đem theo vài đấu lương khô, khi trở về cũng còn. Một hôm, có người theo sư lên núi, đi được vài mươi dặm thỉ trời sáp tối, tuyết rơi nhiều. Sư vào hang cọp, ngủ qua đêm. Một lúc sau, cọp trở về đành phải ngủ trước hang. Sư nói:
– Ta chiếm chỗ ngươi, thật là xấu hổ!
Nghe vậy, cọp liền cụp tai, đi xuống núi. Những người theo sư vô cùng sợ hãi.
Một hôm, sư dự báo ngày ra đi. Mọi người xa gần đều về thăm, sư nói lời từ biệt:
– Trời đất dù tồn tại lâu dài, nhưng cũng có ngày hủy diệt, huống gì con người mà muốn trường tồn sao! Nếu trừ sạch ba độc, chuyên tâm tu tập pháp chân tịnh, số mạng tuy khác nhau, nhưng vẫn cùng tụ hội.
Đại chúng rơi lệ. Sư trở về phòng tọa thiền, lấy y trùm đầu và an nhiên thị tịch.
Vài năm sau, tám người đệ tử tại gia lên núi phía tây đốn củi, bỗng thấy sư đứng trên đỉnh núi cao, y phục rực rỡ, nét mặt tươi vui. Họ kinh ngạc, vui mừng đến đỉnh lễ và hỏi:
– Hòa thượng còn sống sao?
– Ta vẫn còn sống!
Kế đó, sư hỏi thăm những người quen biết cũ. Hai bên đối đáp hồi lâu, sư mới ra đi. Tám người gác lại công việc, trờ về nhà kể lại vởi những người đồng tu. Mọi người muốn kiểm chứng, bèn đào mộ và mờ quan tài sư, quả nhiên không thấy thi thể của sư đâu cả!
20.6.5. Đời Tấn, sa-môn Kiền-đà-lặc: Không biết sư người xứ nào, chỉ biết từng du hóa mấy năm ở Lạc Dương. Tuy kính phẩm hạnh và đức độ, nhưng không ai biết được sự thần dị của sư.
Một hôm, sư nói với mọi người:
– Trong núi Bàng Si có ngôi chùa cổ, nếu ai trùng tu thì sẽ được phúc báo vô lượng.
Mọi người đồng ý và cùng nhau vào núi. Đến nơi chỉ thấy cây cỏ rậm rạp, chẳng biết nền móng của chùa ở đâu. Sư chi xuống một chỗ và nói: “Đây là nền chùa”. Mọi người thử đào lên thì thấy tảng đá của móng chùa. Sư lại chỉ nền của giảng đường, phòng tăng, giếng, bếp. Mọi người làm theo, quả nhiên đúng như lời sư nói. Sau khi xây xong, vua ban sắc sư làm Tăng chủ. Ngôi chùa này cách Lạc Ấp cả trăm dặm. Mỗi sáng, sư đến Lạc Ấp nghe pháp, dự trai hội, rồi xin một bát dầu trở về chùa. Tuy vậy, nhưng chưa từng về quá buổi trưa.
Có một người mỗi ngày đi vài trăm dặm, muốn kiểm nghiệm sư đi thế nào, mới cùng xuất phát với sư, nhưng người này chạy theo mà không kịp. Sư nhìn lại cười và nói: “ông nắm ca-sa ta thì mới không mệt”. Anh ta liền nắm ca-sa, trong chốc lát đã đến chùa. Anh ta phải nghỉ ngơi mấy ngày rồi mới trở về nhà. Do đó, mọi người mới biết sư là bậc thánh, về sau, chẳng rõ sư thị tịch nơi đâu.
20.6.6. Đời Tấn, cư sĩ Để Thế Thường: ông người Trung sơn, sống trong gia đình rất giàu có. Trong khoảng niên hiệu Thái Khương (280-289), triều đình nhà Tấn cấm nhân dân làm sa-môn. Ông không sợ, âm thầm lập tinh xá trong dinh đê cúng dường sa-môn. Hễ có tăng đến, ông đều tiếp đãi, không hề sợ hãi. Ngài Vu Pháp Lan cũng đã từng trú nơi đây. Một hôm có vị tăng dáng vẻ quê mùa, dung mạo xâu xí, y phục rách rưới, chân dính đầy bùn, đên nhà ông. Ông ra đỉnh lễ đón tiếp, bảo một cô nô bộc rửa chân cho vị tăng, vị tăng ấy nói:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *