(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ
Ta bà ma ha a tất đà dạ, đó chính là bản thân của đức Dược Vương Bồ Tát trị liệu bệnh hoạn
DỊCH: (ta bà) có nghĩa là cần phải nhẫn lại, nhịn nhục, nói được và đến được. (ma ha) chính là phép đại thừa (A tất đà dạ) là thành tựu vô lượng. Trọn câu có nghĩa: nếu chịu khó nhẫn lại là có thể tiến tới đại thừa pháp, sẽ được thành tựu vô lượng, và được Phật quả báo đáp.
GIẢI: (ta bà ma ha) ý nói tất cả các loài chúng sinh ở trên thế gian đều được bình đẳng và đều có thể thủ đắc phép đại tổng trì. (A tất đà dạ) có nghĩa là vô lượng thành, hết thảy chúng sinh đều hưởng an lạc
GIẢNG: Câu này nói về lòng từ bi của đức Phật thật vô cùng, Ngài thương xót hết thảy các loài vật, đặc biệt hiện tuỳ loài tướng mà hoá đạo các loại chúng sinh, để đều thành tựu đạo pháp nhiệm màu. Tuỳ loài có nghĩa là khi thấy một loài vật nào, thời cũng hoá ra loài đó mà cảm hoá
(67) TA BÀ HA
Ta bà ha đó chính là đức Xá Lợi Phất Bồ Tát lưng đeo chân kim ngọc trần phong
DỊCH: (Ta bà ha) hiệp ý với câu trên chính là cứu cánh đến bờ bên kia – Đại Thuỷ Pháp, chúng sinh tất cả sẽ được thành tựu. Đó chính là hoá thân của đức Bồ Đào Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: Câu này tiếp theo ý câu trên là lời chân ngôn dặn dò phải đổi mới. Có nghĩa là đại đạo đều coi tứ sinh là bình đẳng. Tất cả đều có thể thành tựu và giải thoát khỏi kiếp sinh tử
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Phật Tổ, ngài có lòng từ bi vô lượng thương xót các loại chúng sinh lục đạo tứ đẳng. Đức Phật Tổ đại thí Phật Pháp, phổ độ chúng sinh chủ yếu là Ngài mong mỏi tất cả những kẻ hữu tình trên thế gian này không nên giết hại súc phật và nên phóng sinh. Chúng ta là những chúng sinh từ kiếp vô thuỷ đến nay, vật và ta không có sự ngăn cách, trời và người là một thể. Cái thân xác tuy không giống nhau, nhưng cái lòng yêu sống sợ chết cũng chỉ là một. Vậy muốn bảo toàn mệnh của mình, thời trước hết phải thương xót cái sinh mệnh của người và vật. Đồng thời phải tránh sát sinh và tìm cách phóng sinh. Lấy lòng hiếu sinh của trời đất làm lòng hiếu sinh của mình, làm được như vậy tất nhiên sẽ thành đạo trở về làng, và chứng được phật quả vô cùng thanh tịnh
(68) GIẢ KIẾT RA A TẤT ĐÀ DẠ
Giả kiết ra a tất đà dạ chính là bản thân của đức Hổ Hàm Thần Tướng , tay cầm búa
DỊCH: (Giả kiết ra) có nghĩa là Kim Cương luôn hàng phục oán ma. (A tất đà dạ) có nghĩa là thành tựu không gì sánh được. Trọn câu có nghĩa là: lấy Kim Cương Pháp Luân để hàng phục oán ma và được sự thành tựu không gì so sánh được
GIẢI: (Giả kiết ra) có nghĩa là có thể hàng phục được hết thảy mọi thứ thiên ma ngoại đạo, cho đến mọi loài ác quỷ. (A tất đà dạ) có nghĩa là hết thảy mọi thứ ma chướng đều có thể tiêu hoá vô hình mà được thành tựu
GIẢNG: Đây chính là chân ngôn của đức Bồ Tát. Ngài đã ra ơn khắp nơi, và hiện sắc thân tam muội, tập hợp hết thảy mọi loài chúng sinh và đều được thấm nhuần ơn nhà Phật tất cả đều được hưởng ánh sáng tự tại. Vì lẽ đó mà hết thảy thứ ma chướng đều bị tiêu diệt. Mọi thứ ma chướng do tâm đạo, tâm sinh, thời tất cả các loại ma quỷ theo đó mà sinh ra. Mếu tâm diệt thời tất cả cũng diệt theo. Đại đế, phần lớn những người tu đạo đều gặp ma chướng, và đều do tâm không được định mà sinh ra, và sự nhận thức về lý không được sáng suốt. Vì đó, đức Phật Tổ đại phát lòng từ bi, dạy mọi người giữ lòng cho thanh tịnh, không vướng mắc một tướng và tiến thẳng lên cõi giác
(69) TA BÀ HÀ
Đó chính là chư thiên ma vương, tay giơ xà thương
GIẢI: Câu này kết hợp với đoạn văn trên có nghĩa là hết thảy chúng sinh đều có thể thành tựu đạo thanh tịnh vô thượng. Nhờ đó mà không thể tái tạo mọi thứ ác nghiệp
GIẢNG: Câu này là đức Bồ Tát có ý xiển dương đại đạo. Những người tu đạo, không những có thể tiêu tan được hết mọi tội nghiệp và mọi ma chướng, lại có thể thành tựu được Phật quả
(70) BA ĐÀ MA YẾT TẤT ĐÀ DẠ
Ba đà ma yết tất đà dạ chính là đức Linh Hương Bồ Tát tay bưng lò Như Ý
DỊCH: (Ba đà) là hoa sen đỏ. (Ma yết) là thiện thắng. (Tất đà dạ) là hết thảy đều thành tựu. Đó chính là hoá thân của đức Hồng Liên Hoa Thủ Nhỡn Bồ Tát
GIẢI: (Ba đà ma yết) ý nói Phật Pháp vô biên , phải sớm tu trì để hưởng an lạc. (Tất đà dạ) là dẫn độ người tu đạo nên trau dồi đầy đủ trí thức, để được giải thoát trọn vẹn, xa lánh mọi khổ não
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát, ngài ngồi ở bảo toạ sen phóng ra ánh hào quang, để trao cho mọi người ghi nhận. Công dụng của bài chú là hết sức rộng lớn, không gì sánh được