Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 16 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

PUCL QUYỂN 16 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

QUYỂN 16
Quyển này tiếp theo chương Kính Phật.
6. CHƯƠNG KÍNH PHẬT (tt)

6.6. ĐỨC PHẬT DI-LẶC
6.6.1. Lời dẫn
Bậc Thế Hùng Đại Giác tùy căn cơ làm lợi ích chúng sinh, Ngài khéo dùng quyền giáo hiện tại để cứu những hữu tình hiểm nạn trong đời sau. Nhưng nay gặp thời mạt pháp, mạng người như đèn trước gió, muốn thực hiện việc lợi sanh không gì bằng gặp Phật. Thế nên đức Thích Tôn phó chúc: “Người tu hành trong giáo pháp của Ta, nay giao cho Từ Thị giúp họ giác ngộ quả thánh”. Bậc Đại thánh ân cần lo lắng, chắc chắn không bao giờ luống suông. Hễ một niệm tương ưng thì đoạn tuyệt tứ lưu; kết nguyện thù thắng nơi Long Hoa, cảm đức Từ dung ở cõi Đâu-suất. Khế hợp minh cơ như rồng mây hội tụ. Kinh Thượng sinh ghi: “Những người ấy đều đã trồng căn lành trong Phật pháp, nên Phật Thích-ca Mâu-ni đã giao phó cho Ta”. Xét lời này, chúng sinh thật có chỗ hi vọng. Kinh này bắt đầu lưu truyền vào cuối đời Tấn và đến đời Minh đế nhà Tống thì mới phát triển mạnh. Bấy giờ nhiều người tạo tượng Phật Di-lặc cao nghìn thước, dựng cây Long Hoa hơn vạn nhận, thiết cúng ở thượng lâm, đại chúng qui tụ về nơi ấy.
Thế rồi bốn chúng hoan hỉ thành tâm hoang hóa, mỗi năm vào giờ tốt tổ chức đầy đủ ba hội. Đến khi nhà Tề trị quốc thì pháp duyên càng nhiều, Văn Tuyên dùng đức giáo hóa ngày càng mở rộng pháp tu.
Nhưng từ đó đến nay, pháp hội càng ít được lập, hành giả thì thưa thớt, nếu có tu học thì cũng không có pháp an tâm. Nay tôi sao chép lại các kinh, để mọi người nương đây mà tu hành, ngõ hầu thông đạt bát chính thì hương thơm xông ngát đế cung; lưu hóa thập thiện thì ánh sáng chiếu rực Đâu-suất, công trùm khắp chúng sinh, đức thấm nhuần hội thứ nhất
6.6.2. Thụ giới
* Lời bàn
Nếu là người cư sĩ chưa thụ giới, trước nên thụ Tam qui để phá tà. Ngày sau có thể tùy thờỉ thụ những giới khác. Đã qui y Tam bảo tự thệ không thoái tâm thì nhất định sinh lên Đâu-suất. Nếu xuất gia ở trong năm chủng đã thụ giới, thường nương vào giới pháp tu hành thì không nên thụ giới khác của ngoại đạo.
Nếu người không có giới hạnh, dù tu Không, hành thiện cũng không được sinh Đâu-suất. Cho nên luận Trí độ ghi: “Tôi tên là… trọn đời qui y Phật, qui y pháp, qui y tăng” (nói ba lần). “Tôi tên là… trọn đời qui y Phật rồi, qui y pháp rồi, qui y tăng rồi”, (nói ba lần)
Kinh Xử thai, Phật bảo Di-lặc:
Chúng ba hội của ông
Trước do Ta giáo hóa
Chín mươi sáu ức người
Thụ năm giới với Ta.
Và người thụ tam qui
Số chín mươi hai ức
Vừa xưng ‘Nam-mô Phật ’
Đều được thành Phật đạo
* Lời bàn
Nói rộng về công đức của tam qui, đầy đủ như luận Kính phúc (bản ba quyên) đã nói. Thụ tam qui rồi, sau đó nên thụ thập thiện. Nếu không thực hành thập thiện thì nhất định không được sinh lên Đâu-suất. Trước khi thụ giới phải đầy đủ oai nghi, đến một vị xuất gia thụ giáo rồi dốc lòng sám hối, sau đó mới nói: “Con tên là… trọn đời thụ giới, đối với tất cả hữu tình, từ trên xuống dưới, chẳng kể thánh phàm, nguyện không khởi tâm giết hại”. Cho đến giới thứ mười: “Con tên là… suốt đời đối với tất cả hữu tình từ trên xuống dưới không kể thánh phàm, không khởi tâm tà kiến”. (Nói ba lần). Kế đó nói tiếp:
– Con tên là… trọn đời đối với tất cả hữu tình từ trên xuống dưới, chẳng kể thánh phàm không khởi tâm giết hại rồi”, cho đến giới thứ mười: “Con tên là… trọn đời đối với tất cả hữu tình từ trên xuống dưới chẳng kể thánh phàm nguyện không khởi tà kiến rồi”, {nói ba lần).
Mười điều thiện này là ngăn ngừa ba lỗi sát-đạo-dâm của thân, bốn lỗi vọng ngôn-ỷ ngữ-lưỡng thiệt-ác khẩu cửa miệng, ba lỗi tham-sân-tà kiến của ý. Mười giới này là gốc của các điều thiện. Nếu chỉ tức giữ giới, tác thì phạm giới. Phạm là gốc của mười điều ác và cũng chính là tai ương của muôn họa.
6.6.3. Ca ngợi
Kinh Bồ-tát bản hạnh ghi: “Giả sử giáo hóa vô số ức người thành tựu quả Bích-chi phật, có người trọn đời cúng dường tứ sự cho những vị bích-chi phật ấỵ thì công đức rất nhiều. Nhưng công đức ấy không bằng công đức của người với tâm hoan hỉ dùng bốn câu kệ tán thán công đức vô lượng của Như Lai”.
Kinh Thiện giới ghi: “Dùng trân bảo trong bốn thiên hạ để cúng dường Phật và dùng tâm thành kính tán thán Như Lai, hai phúc đức ấy bằng nhau không khác”.
Kinh Đại bi ghi: “Có người vừa xưng niệm ‘Nam-mô Phật’, nhờ căn lành này, người ấy được vào cảnh giới niết-bàn chẳng thể cùng tận. Nếu thành tâm niệm công đức của Phật, dù chỉ dùng một cành hoa tung lên không trung, người ấy ở đời vị lai được làm Phạm thiên vưong. Do phúc đức ấy không cùng tận, nên cuối cùng vào được niết-bàn”.
Trong kinh Nỉết-bàn, Ca-diếp nói kệ tán thán Phật:
Đại Bi thương chúng sinh
Nên khiến con về nương
Ngài khéo nhổ tên độc
Nên gọi Đại Y Vương.
Thầy thuốc ở thế gian
Trị rồi còn tái phát,
Đức Như Lai chữa trị
Bệnh vĩnh viễn không sinh.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *