Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

QUYỂN 39
Quyển này có một chương Già-lam.
36. CHƯƠNG GIÀ-LAM

36.1. LỜI DẪN
Ngày xưa, Tây Vực lát vàng ở Kì Viên là khởi đầu xây nền phúc; Đông độ tạo dựng chùa tháp là kết cục của việc cầu tịnh nghiệp. Vì thế, bảo tháp ẩn chứa quang minh của Phật, tinh xá vẽ đắp hình tượng của Ngài, đầy khắp ba nghìn thế giới, tồn tại suốt một vạn năm. Bởi làm thuyền bè cho biển khổ, làm cành lá cho cội tin, khiến người thấy liền phát tâm, nhìn thì quên về, tăng phúc sinh thiện, nên gọi là già-lam.
Nhưng thời gian lâu xa, giáo pháp bị suy giảm; tuy có lập chùa tạo tượng nhưng ít có người kính phúc; hoặc chân, hoặc ngụy, theo lòng người mà thay đổi; hoặc tinh, hoặc thô, để phù hợp với các nước. Từ đó có người mắt trông thấy dấu vết, nhưng không biết ý nghĩa; hằng ngày sử dụng mà không biết nguồn gốc. Vì thế, người hành đạo không an tâm, người thế tục không kính pháp. Tâm khinh mạn từ đó mà sinh ra, lòng hủy nhục từ đó mà bộc phát. Muốn lấy đó để bảo vệ chính pháp, chẳng phải khó khăn lắm sao?
Vì thế, trong bài Tự cáo của pháp sư Linh Dụ nêu già-lam có nhiều tên gọi khác nhau: Hoặc gọi là đạo tràng, tức vô sinh đình; hoặc gọi là tự, tức công đình; hoặc gọi là tịnh trụ xá; hoặc gọi là pháp đồng xá; hoặc gọi là xuất thế gian xá; hoặc gọi là tinh xá; hoặc gọi là thanh tịnh vô cực viên; hoặc gọi là kim cang tịnh sát; hoặc gọi là tịch diệt đạo tràng; hoặc gọi là viễn li ác xứ; hoặc gọi là thân cận thiện xứ. Tất cả những tên gọi đó đều tùy ý nghĩa đặt ra, mỗi mỗi đều biểu đạt một công dụng. Nay tăng, tục ở riêng biệt há được gọi là già-lam sao?
36.2. XÂY DỰNG
Theo Tuyên luật sư Kì-hoàn tự cảm thông kí ghi: “Trong kinh luật đều nói rất rõ nền móng của chùa Kì-hoàn có tám mươi khoảnh đất, một trăm hai mươi viện. Ước tính chiều đông tây dài gần mười dặm; chiều nam băc rộng hơn bảy trăm bộ. Chùa Kì-hoàn do thái tử Kì-đà và trưởng giả Tu-đạt cùng nhau xây dựng, tôn tại hai trăm năm thì bị cháy. Lúc đó, ở Trung Quốc nhằm đời Bình vương Cơ Nghi Cữu năm ba mươi mốt (740BC) nhà Chu.
Tuy ban đầu thái tử Kì-đà không chịu bán đất, nhưng sau thấy trưởng giả Tu-đạt trải vàng nên vui vẻ dâng cúng.
Thái tử nói với trưởng già: ‘Tự tôi xây chùa không cần đến ông’. Nhưng Tu-đạt không đồng ý, vì thế hai người cùng nhau xây chùa.
Thái tử lập nguyện:; ‘Nếu sau này nơi đây bị bỏ phế thì nguyện cho cây vẫn sống’. Đến khi chùa Kì- hoàn bị thiêu cháy hết, như lời nguyện của thái tử cây vẫn sống.
Vì sao chùa bị thiêu cháy hết? Bởi vì trong lúc trưởng giả Tu-đạt còn là một kẻ phàm tục, ông buôn bán thịt kiếm được nhiều tiền. Từ nghèo muốn trở thành giàu, nên ông thường cầu cho đất nước mất mùa. Tuy nay nhà ông rất giàu, nhưng tài sản kiếm được từ tâm xấu, vì thế dùng tiền này xây chùa, cuối cùng chùa cũng bị lửa thiêu rụi. Còn lời nguyện của thái tử xuất phát từ tâm trong sạch, nên cây vẫn sống. Nghiệp hạnh có sai khác, được biểu hiện từ tâm nhiễm và tịnh.
Năm trăm năm sau, có vua Chiên-dục-ca lại xây chùa ngay trên nền đất đó, nhưng không bằng môt phần mười chùa xưa. Trải qua một trăm năm thì chùa bị giặc đốt cháy. Mười ba năm sau lại có vua Lục-sư-ca xây lại chùa y như trước, phòng ốc tráng lệ, trang hoàng bằng bảy báu. Một trăm năm sau, lại có vua bạo ác ra đời phá hoại chùa và giết hết người trong đạo tràng. Tứ thiên vương và vua rồng Sa-kiệt-la nổi giận dùng tảng đá lớn đè chết vua bạo ác kia. Trài qua chín mươi năm, vùng ấy hoang vắng không có người và vật. Bấy giờ, vua trời Đao-lợi sai người con thứ hai xuống làm vua và xây lại chùa, trang hoàng đẹp đẽ hơn cả lúc Phật còn tại thế. Sau khi Phật nhập niết-bàn một trăm năm mươi năm, thiên ma đốt cháy. Lúc ấy, ở Trung Quốc nhằm vào cuối nhà Hán, đời Hiến đế năm thứ hai mươi chín (218). Đó là nêu các việc ngày xưa để minh chứng, hầu hiển rõ mục đích tôn chỉ.
Vào các đời Hòa đế (79-105), An đế (107-125), Hoàn đế (132-167), Linh đế (156-189) đời Đông Hán (22-250), nhiều tu sĩ nối gót nhau qua lại Ấn Độ, chắc chắn họ đã thấy biết việc thiên vương tu sửa chùa tháp, nhân duyên vườn cây Kì-đà tươi tốt. về sau, tuy cũng có người xây dựng, cũng xây lại trên nền móng cũ, nhưng đến nay tinh xá Kì-hoàn chỉ là một nơi hoang phế mà thôi”.
Theo bộ Kì-hoàn đồ, một trăm quyển, do con của Nam Thiên vương soạn và bộ Ngũ đại tinh xá đồ, hai trăm quyển, do con của Bắc Thiên vương soạn, đều ở tại cõi trời ấy, không thể thuật đầy đủ.
về việc xây chùa, khồng có một qui cách nhất định, tất cả nên tùy thuộc vào tài vật của thí chủ cúng nhiều hay ít. Mặc dù nói lượng sức mà làm nhưng trong lúc xây dựng phải vận hết tâm thành, thì chùa tuy nhỏ, nhưng cũng được phúc rất lớn.
Cho nên kinh Vô thượng y ghi: “Dù xây tháp cho những vị chứng bốn quả thánh đầy khắp bốn thiên hạ và suốt đời cúng dường, cũng không bằng có người sau khi Phật nhập niết-bàn thâu lấy xá-lợi, xây tháp cúng dường. Công đức của người xây tháp cúng dường xá-lợi Phật nhiều hơn người xây tháp cúng dường người chứng bốn quả thánh gấp trăm nghìn vạn ức phần, không thể ví dụ được. Vì phúc có hơn kém, vì tâm có mạnh yếu. Nếu người thật lòng, thì dù xây chùa nhỏ vẫn được nhiều phúc, huống gì xây chùa lớn? Nếu người có lòng dối trá thì dù xây chùa lớn vẫn được ít phúc, huống gì xây chùa nhỏ? Vì thế nếu người nào muôn xây dựng chùa, phải hết sức cẩn thận, không được xem thường”.
Kinh Hiền ngu ghi: “Có vị trời nói với trưởng giả Tu-đạt:
– Ông đến gặp Phật, sẽ được vô lượng lợi ích. Dù ông được một trăm xe trân bảo cũng không bằng bước một bước hướng đến Thế Tôn. Dù ông được trân bảo đầy một Tứ thiên hạ cũng không bằng bước một bước hướng đến Thế Tôn. Ông chỉ bước một bước hướng đến Thế Tôn được lợi ích nhiều hơn kia gấp trăm nghìn vạn ức lần. Trưởng giả Tu-đạt nghe vị trời kia nói vậy, lòng rất vui mừng, liền đến đỉnh lễ Phật. Đức Phật nói pháp cho ông nghe, ông chứng quả Tu-đà-hoàn.
Trưởng giả Tu-đạt hỏi tôn giả Xá-lợi-phặt:
– Một ngày Thế Tôn đi được bao nhiêu dặm?
Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:
– Một ngày Thế Tôn đi được nửa do-tuần. Giống như cách đi của Chuyển luân vương, Thế Tôn cũng như thế.
Bấy giờ, dọc bên đường, cứ cách hai mươi dặm, trưởng giả Tu-đạt cho xây một ngôi nhà nghỉ. Đồng thời ông hỏi thái tử Kì-đà mua khu vườn để xây tinh xá. Thái tử nói:
– Nếu ông có thể trải vàng kín khu vườn, thì tôi sẽ bán cho ông.
Trưởng giả Tu-đật đáp:
– Được! Xin chấp nhận giá ấy.
Thái tử Kì-đà nói:
– Tôi chỉ nói đùa thôi.
Trưởng giả Tu-đạt nói:
– Thái tử chớ nói đùa!
Hai người dẫn nhau đến công đường. Bấy giờ, trời Thủ-đà-hội hóa làm người phân xử. Vị trời phán: ‘Là thái tử thì không nên nói đùa, đã đưa giá rồi thì không nên rút lại’.
Thải từ đành giao đất cho Tu-đạt. Tu-đạt sai người dùng voi chở vàng đến trải lên tám mươi khoảnh đất, trong chốc lát đã gần kín, chỉ còn trống một khoảng nhỏ thì hết vàng: Lúc ấy, Tu-đạt suy nghĩ: ‘Nên lấy kho vàng nào vừa đủ để trải hết chỗ đất còn lại đó!’.
Thái tử thấy ông chần chừ, liền nói:
– Nếu ông chê đắt thì trả đất lại!
Trưởng giả nói:
– Không! Tôi đang suy nghĩ nên lấy vàng ở kho nào để vừa đủ trải khoảnh đất còn trống kia.
Thái tử suy nghĩ; ‘Phật nhất định là bậc có đức lớn, nên mới khiến người này xem thường tài bảo đến như thế’. Thế là, thái tử nói: ‘Thôi đủ rồi, đừng chở vàng đến nữa! Đất trong vườn thuộc về ông, còn cây là của tôi. Tôi dâng cúng Phật để cùng nhau lập tinh xá’. Tu-đạt nghe thái tử nóỉ, lòng vô cùng vui mừng và nhận lời. Trưởng giả Tu-đạt trở về nhà chuẩn bị cho việc xây dựng tinh xá.
Lục sư ngoại đạo nghe được tin đó đến tâu vua:
– Tâu đại vương! Trưởng giả Tu-đạt đã mua khu vườn của thái tử để xây tinh xá cho sa-môn Cù-đàm. Mong đại vương chấp thuận cho đệ tử của chúng tôi cùng với đệ tử của sa-môn Cù-đàm so phép thuật. Nếu họ thắng thì cho phép họ xây dựng tinh xá, nếu họ thua thì không được xây dựng. Nay chúng đệ tử của Cù-đàm đang ở thành Vương Xá, chúng đệ tử của tôi cũng đang ở đó.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *