Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 93 – CHƯƠNG UỐNG RƯỢU ĂN THỊT

PUCL QUYỂN 93 – CHƯƠNG UỐNG RƯỢU ĂN THỊT

mà bỏ cách ăn của thánh nhân lại ăn thịt chúng sinh giống như la-sát thế sao!’. Cắt đứt pháp luân của Ta, đoạn tuyệt giống thánh, tất cả đều do lỗi ăn thịt.
Này Đại Tuệ! Đệ tử của Ta vì ngăn người ác hủy báng Tam bảo, còn không được nhớ nghĩ đến thịt, huống là ăn!”.
4. Người tu tập từ tâm và thiểu dục không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Vì cầu ra khỏi sinh tử, nên bô-tát phải luôn nhớ nghĩ đến hạnh từ bi, thiểu dục tri túc, chán khổ thế gian, cầu mau giải thoát, lánh xa chốn náo nhiệt, đến nơi thanh vắng, ở rừng Thi-đà hay a-lan-nhã, ngồi tư duy một mình ở gốc cây hay gò mả, quán xét tất cả cảnh thế gian chẳng có gì đáng vui, quán tưởng vợ con như gông cùm, đền đài cung điện tợ lao ngục, trân bảo giống phân dãi, xem thức uống ăn như máu mủ. Khi thụ nhận thức ăn uống phải khởi tưởng như nuôi ung nhọt, để duy trì sự sống chuyên tâm nơi thánh đạo, chứ không vì tham ăn; bỏ hết rượu thịt, không ăn các thứ cay nồng, như hành hẹ, tỏi nén. Người như thế mới thật tu hành, xứng đáng được tất cả trời người cúng dường. Nếu không sinh tâm nhàm chán, xa lìa thế gian mà tham đắm rượu thịt cay nồng, thì không xứng đáng nhận vật cúng của tín thí”.
5. Người ăn thịt đều do quá khứ từng làm la-sát dữ, do tập khí nên tham thịt. Vì vậy đời này không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Có các chúng sinh từng tu vô lượng nhân duyên trong quá khứ, nay có chút căn lành được nghe chính pháp, có lòng tin xuất gia trong giáo pháp của Ta. Nhưng vì quá khứ từng làm quyến thuộc của la-sát, hay sinh vào loài cọp, ‘sói, sư tử, mèo, chồn, cho nên nay tuy ở trong pháp Ta mà vẫn còn tập khí ăn thịt, thấy người ăn thịt thì mừng rỡ đến gần; vào thành, ấp, xóm làng, chùa tháp ăn thịt uống rượu để vui thú. Chư thiên và loài người Xem những kẻ ấy như la-sát giành ăn xác chết, mà hộ không tự biết. Người này đã không được dự vào giáo đoàn của Ta, mà thành quyến thuộc của la-sát. Tuy mặc ca-sa, cạo bỏ râu tóc, nhưng chúng sinh trông thấy đều kinh hãi như sợ la-sát”.
6. Người ăn thịt học chú thuật thế gian cũng không thành, huống gì muốn chứng đắc pháp xuất thế! Do vậy, hành giả không nên ăn thịt.
Kinh Nhập Lăng-già ghi: “Các thầy chú thuật tà kiến trong thế gian vì muốn thành tựu tà thuật còn không ăn thịt, huống gì đệ tử của Ta cầu thánh đạo vô thượng xuất thế giải thoát của Như Lai? Đã tu đại từ bi, tinh cần khổ hạnh mà ăn thịt sợ rằng còn không được, người ngu kia ăn thịt được giải thoát sao?
Thế nên, Đại Tuệ! Đệ tử của Ta vì cầu niềm vui giải thoát ra khỏi thế gian thì không nên ăn thịt”.
7. Chúng sinh đều yêu quí thân mạng giống như mình không khác. Do vậy, hành giả không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Người ăn thịt thì khí lực mạnh, tâm tham chấp sâu nặng. Phải xét kỹ, tất cả những loài có mạng sống trong thế gian đều quý trọng thân mình và rất sợ chết. Người và vật đều tiếc giữ thân mạng, thà làm thân chồn hoang ghẻ lở chứ quyết không chịu bỏ thân để nhận lấy niềm vui của cõi trời. Tại sao? Vì sợ chết. Do đó, nên xem chết là khổ lớn, là điều đáng sợ. Bản thân sợ chết, vì sao muốn giết loài khác để ăn thịt?
Thế nên, Đại Tuệ! Người muốn ăn thịt, trước nên tự quán thân mình, sau nghĩ đến chúng sinh, mà không nên ăn thịt”.
8. Chư thiên, hiền thánh đều xa lìa người ăn thịt, ác thần cũng e sợ. Do đó, hành giả không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Người ăn thịt, chư thiên còn lìa xa huống gì là thánh nhân. Thế nên, bồ-tát vì mong gặp thánh nhân, nên tu tập tâm từ bi, không được ăn thịt.
Này Đại Tuệ! Người ăn thịt, lúc ngủ nghỉ cũng khổ, lúc thức dậy cũng khổ. Như khi ngủ nằm mộng thấy các việc ác, kinh hãi dựng tóc, tâm thường bất an. Do không có lòng từ, nên sức thiện yếu kém, nếu một mình ở nơi thanh vắng thì cũng thường bị phi nhân tìm chỗ sơ hở để hại; cọp, sói, sư tử cũng đến rình tìm cách ăn thịt. Cho nên, tâm luôn lo sợ, không được an ổn”.
9. Người tu hành, tịnh nhục còn không nên ăn, huống là bất tịnh nhục. Do đó, hành giả không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Ta nói phàm phu vì cầu mạng sống thanh tịnh mà ăn tịnh nhục, nhưng phải nghĩ tưởng như ăn thịt con, huống gì dùng những thức ăn chẳng phải của thánh nhân. Thánh nhân xa lìa tất cả các loại thịt, vì ăn thịt hay sinh vô lượng tội lỗi, làm mất tất cả công đức xuất thế gian. Như vậy sao lại nói Ta cho các đệ tử ăn những thứ bất tịnh như máu thịt v.v…? Người nào nói Ta cho phép là phỉ báng Ta.”. Cho nên, luật tạng nói: “Ăn thịt thì phạm tội Thâu-lan-giá”
10. Người ăn thịt sau khi chết sẽ tái sinh vào loài la-sát dữ. Do đó, hành giả không nên ăn thịt.
Kinh Nhập lăng-già ghi: “Những chúng sinh ăn thịt là do quá khứ từng huân tập nghiệp ăn thịt, nên thường sinh vào trong các loài la-sát, sư tử, cọp, sói, chim cú, kên kên, diều hâu, chim ưng… Những loài có mạng sống vì bảo vệ thân, không để mình chịu cảnh khổ đói khát, nên sinh lòng ác, thích ăn thịt loài khác, khi chết lại đọa vào đường ác, khó được thân người, huống gì được đạo Niết-bàn! Nên biết, người ăn thịt có vô lượng những tội lỗi như thế. Do vậy, hành giả không ăn thịt, tức là gom chứa được vô lượng công đức”.
Kinh ương-quật-ma ghi: “Văn-thù-sư-lợi bạch Đức Phật:
– Bạch đức Thế Tôn! Vì Như Lai tạng mà các Đức Phật không ăn thịt chăng?
Đức Phật dạy:
– Đúng vậy! Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay trôi lăn trong sinh tử, không ai không có cha mẹ, anh chị em, giống như nghệ sĩ hát tuồng thay đổi vai diễn mau chóng. Thịt mình hay các loại thịt khác đều là một thứ thịt. Thế nên, các Đức Phật đều không ăn thịt.
Phật lại bảo Văn-thù-sư-lợi:
– Chúng sinh giới và Phật giới là một, thịt ăn vào cũng đồng một loại. Do đó, các Đức Phật đều không ăn thịt.
Đức Phật bảo Văn-thù:
– Nếu trâu tự chết, người chủ lấy da làm giày dép cúng dường cho người trì giới, nên nhận chăng? Không nhận là đúng pháp của tì-kheo, nếu nhận thì chẳng từ bi. Tuy không phá giới, nhưng từ đó dần dần đưa đến tội lỗi. Do đó, cần phải lìa xa các nhân duyên sát sinh’’.
Kinh Ương-quật-ma ghi: “Trong thân chúng sinh có tám mươi vạn ổ vi trùng, nếu giết hại một chúng sinh tức giết tám trăm nghìn ổ vi trùng. Những lúc nấu nướng, hoặc ngâm phơi đều có trùng nhỏ, bướm bay, ruồi nhặng bám lên, vô tình lạm giết vô lượng sinh mạng. Tuy chẳng tự tay mình giết, nhưng đồ tể vì mình mà giết. Nên biết, người ăn thịt chịu cả tôi giết hại. Hoặc có tăng ni ở trong chùa công nhiên tụ tập người đời uông rượu, ăn thịt hoặc những thứ tạp uế cay nồng, làm ô nhiễm chốn già-lam mà chẳng biết thẹn với Phật, hỗn tạp như vậy đâu hơn gì ngoại đạo!”.
Kinh Ni-la-phù-đà địa ngục ghi: “Thân giống như khối thịt, không hiểu biết, đây là ai? Đều là các kẻ uống rượu. Tăng ni xuất gia sao chẳng tin sâu kinh sinh tâm hổ thẹn, lại tự bỏ chính pháp, đồng như ngoại đạo? Nếu ăn thịt cha của chúng sinh, chúng sinh lại ăn thịt cha mình; nếu ăn thịt mẹ của chúng sinh chúng sinh lại ăn thịt mẹ mình. Như vậy, anh chị em lục thân trai đều có oán thù nhau, oan oan tương báo, không thể thoát được”.
Kinh Sa-di-ni giới ghi: “Không được sát sinh mà phải thương xót chúng sinh như cha mẹ thương con, thương loài trùng nhỏ giống như con đỏ. Thế nào là không sát sinh? Là bảo vệ thân khẩu ý. Trong đó, thân không giết người vật, cho đến các loài côn trùng nhỏ bé, cũng không tự giết hay bảo người giết; thấy giết không ăn, nghe giết không ăn, hoặc nghi vì mình mà giết cũng không ăn. Miệng chẳng nói ‘nên giết, nên hại’ để báo oán, cũng không được nói‘giết chết thật vui, con này mập, con kia ốm, thịt này ngon, thịt kia dở. Ý cũng không nghĩ đến việc giết chết. Thương tưởng chúng sinh như xương tủy của mình, chẳng khác nào cha mẹ, con cái của mình v.v… Một lòng thường nghĩ đến Đại thừa”.
Kinh Hiền ngu ghi: “Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc:
– Vào quá khứ lâu xa a-tăng-kỳ kiếp, cõi Diêm-phù-đề này có một đất nước rộng lớn tên là Ba-la-nại. Một hôm, quốc vương nước ấy là Ba-la-ma-đạt dẫn bốn loại binh vào núi săn bắn. Một mình cưỡi ngựa mải miết đuổi bắt cầm thú, vua lạc vào rừng sâu. Mệt quá, vua xuống ngựa nghỉ ngơi giây lát. Khi đó, trong rừng có con sư tử cái lòng dục rất mạnh, đang tìm đối tượng giao phối mà không được, chợt gặp vua ngồi một mình giữa rừng, ý dâm bùng mạnh nên muốn giao phối với vua. Nghĩ vậy, sư tử cái đến gần bên vua ngoắt đuôi quay lưng. Biết ý, vua suy nghĩ: ‘Nó là mãnh thú đủ sức giết mình, nếu không chiu ý ắt nguy hại tính mạng’. Vì sợ hãi, vua liền giao phối cùng sư tử. Việc xong, sư tử bỏ đi thì các đoàn binh mới tìm đến, vua cùng mọi người trở về cung thành.
Sau đó, sư tử mang thai, đủ ngày tháng liền sinh con có hình dạng như người, chỉ ở nơi chân có đốm. Sư tử nhớ lại, biết là con của vua, liền ngậm con đến trước vua.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *