Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 94 – CHƯƠNG UỐNG RƯỢU ĂN THỊT

PUCL QUYỂN 94 – CHƯƠNG UỐNG RƯỢU ĂN THỊT

QUYỂN 94
Quyển này gồm chương Uống rượu ăn thịt (tiếp theo), chương uế trược.
93. CHƯƠNG UỐNG RƯỢU ĂN THỊT (tt)

93.4. CẢM ỨNG
93.4.1. Đời Hán, Lạc Tử Uyên: Vào niên hiệu Hiếu Xương đời Hán, dũng sĩ Lạc Tử Uyên, người Lạc Dương, đóng quân ở cổ Thành. Một hôm, Phàn Nguyên Bảo sống cùng một quân doanh được phép về kinh sư, Tử Uyên gửi cho ông ta một phong thư nhờ mang về nhà và dặn: “Nhà tôi ở phía nam Linh Đài gần sông Lạc, ông cứ đến đó, người nhà của tôi tự đến găp ông”. Nguyên Bảo theo lời dặn đên phía nam Linh Đài, nhưng thấy không có ngôi nhà nào cả. Nguyên Bảo trong lòng lưỡng lự muốn đi, bỗng nhìn thấy một ông lão. Ông lão hỏi: “Ông từ đâu đến mà quanh quẩn ở đây?”.
Nguyên Bảo trình bày mọi việc cho ông lão nghe. Ông lão nói: “Nó là con ta”. Rọ^ộng lão nhận thư và dẫn Nguyên Bảo vào bên trong. Nguyên Bảo thấy lầu đài cao rộng, phòng ốc tráng lệ. Vừa ngồi xuông, ông lão liền bảo tì nữ lấy rượu. Trong chôc lát, thấy tì nữ ôm xác một đứa trẻ ngang qua. Nguyên Bảo thấy vậy rất lấy làm lạ. Bỗng chốc lại có người mang rượu đến, rượu màu đỏ sẫm, mùi rất thơm, dọn thức ăn, đủ sơn hào hải vị. Sau khi dùng xong, Nguyên Bảo xin về. Ông lão tiễn Nguyên Bảo ra veef và noi; “Saự này khó có cơ hội gặp lại, thật đáng tiếc”. Họ ân cân từ biệt nhau.
Khi ông lão vừa quay trở vào thì Nguyên Bảo không còn nhìn cổng và đường đi đâu nữa, chỉ thấy non cao vách dựng và biển xanh sóng vỗ mà thôi. Trong chốc lát lại thấy một đứa bé khoảng mười lăm tuổi vừa mới chết đuối, mũi tuôn máu tươi. Lúc ấy, Nguyên Bảo mới biết rượu mà mình uống chính là máu. Khi Nguyên Bảo quay về cổ Thành thì Tử Uyên đã qua đời. Ở chung ba năm mà Nguyên Bảo không biết Tử Uyên là thần sông Lạc.
93.4.2. Đời Tấn, sa-môn Pháp Ngộ: Sư ở chùa Trường Sa, Kinh châu, không biết người xứ nào. Thuở nhỏ, sư rất hiếu học, dốc lòng nghiên cứu sách vở cổ. Sư thờ ngài Đạo An làm thầy, có khả năng hiểu biết phi thường. Sau đó, sư đi về phía đông, đến trụ tại chùa Trường Sa, Giang Lăng giảng thuyết các kinh, thường có hơn bốn trăm người đến thụ học. Bấy giờ, trong chúng có một vị tăng, vì uống rượu nên ban đêm quên đốt hương. Sư chỉ trách phạt mà không đuổi. Ngài Đạo An ở xa nghe được việc ấy, lấy một cây roi bỏ vào ống trúc, tự tay niêm kín và đề là gửi cho Sư. Sư mở niêm thấy cây roi, liền nói: “Đây là do đệ tử uống rượu. Vì ta dạy bảo không nghiêm, để thầy ở xa phải lo láng”. Rồi sư bảo thầy duy-na đánh kiền chùy tập chúng và đặt cái ống trúc đựng cây roi lên hương án. Sau khi hành xong, sư đứng dậy ra trước chúng hướng về ống trúc kính lễ, rồi nằm xuống đất và bảo thầy duy-na đánh ba trượng xong, đặt roi vào ống rơi lệ tự trách. Bấy giờ, tăng tục trong vùng đều ca ngợi việc này, Nhân đó, các đệ tử càng siêng nàng tu học và người đến cầu học cũng rất đông.
Không lâu sau, sư viết thư báo cho sư huynh là Tuệ Viễn: “Đệ ngu muội không đủ sức lãnh đạo đồ chúng, hòa thượng của chúng ta dù ở cách xa tận phương trời, mà còn rủ lòng thương tưởng đến, tội của đệ thật sâu nặng”.
Sau đó, sư tịch ở Giang Lăng, thọ sáu mươi tuổi.
93.4.3. Đời Tấn, Dữu Thiệu Chi: ông tự là Đạo Phú người Tân Dã. Vào đời Tấn, ông làm thái thú Tương Đông, kết giao rất thân với Tông Hiệp ở Nam Dương, là anh em cô cậu với ông.
Niên hiệu Nguyên Hưng cuối cùng (404) đời đông Tấn, Thiệu Chi mắc bệnh qua đời. Khoảng niên hiệu Nghĩa Hi (405-418), ông hiện hình đến chỗ của Tống Hiệp, hình dáng y phục đầy đủ giống như lúc còn sống, nhưng hai chân đều bị cùm. Vừa đến nơi, cùm chân liền mở ra và ông ngồi xuống đất, Tống Hiệp hỏi:
– Làm sao ông quay lại được?
Thiệu Chi đáp:
‘Chỉ được về trong chốc lát, vì nghĩ đên chỗ thân thiết, nên ghé qua thăm ông.
Tống Hiệp hỏi việc quỷ thần. Thiệu Chi liền trả lời đại khái, chứ không nói rõ ràng.
Ông nói với Tống Hiệp:
– Phải siêng năng tu tập chớ sát sinh, nếu không thể dứt hẳn thì chớ giết trâu, khi ăn thịt đừng khởi tâm là ăn Loài vật.
Tống Hiệp nói:
– Ngũ tạng và thịt khác nhau sao?
Thiệu Chi đáp:
– Tâm là nhà của thiện thần. Ăn thịt, sát sinh phạm tội rất nặng.
Rồi Thiệu Chi lại hỏi thăm những bà con thân thích và cũng bàn luận việc đời. Cuối cùng ông lại xin rượu, Tống Hiệp thường ngày uống rượu thù du, nên dọn lên mời Thiệu Chi. Nhưng khi nâng ly, Thiệu Chi không uống mà nói:
– Có mùi cây thù du.
Tống Hiệp hỏi:
– Ghét mùi này ư?
Thiệu Chi đáp:
– Tất cả quan cõi u minh đều sợ mùi cây đó, chứ chẳng phải riêng gì tôi!
Thiệu Chi là người có âm giọng lớn tiếng, nói sang sảng, hôm nay nói chuyện cũng chẳng khác gì ngày xưa. Lát sau con của Tống Hiệp là Thúy đi đến. Thiệu Chi nghe tiếng dép, sắc mặt vô cùng sợ hãi nói với Tống Hiệp: “Sinh khí bức ép tôi, không thể ở lại đây được nữa. Xin từ biệt ông, ba năm sau gặp lại”.
Rồi Thiệu Chi đeo cùm vào chân và đi. Vừa ra khỏi cửa liền biến mất. Sau đó, Tống Hiệp làm chức Chính viên lang và đúng ba năm thì qua đời.
93.4.4. Đời Tống, Tưởng Tiểu Đức: Ông người Giang Lăng, làm Thính sự giám sư cho Thứ sử Nhạc châu Chu Tuần. Tuy còn trẻ nhưng đã có lòng kính tín Tam bảo và siêng năng hơn người. Chu Tuần rất thích ông. Vì thế, mỗi khi có pháp sự, Chu Tuần đều giao cho ông trông coi tất cả mọi việc.
Niên hiệu Đại Minh cuối cùng (464) đời Tống, ông mắc bệnh, qua đời. Canh ba đêm đó, khi sắp nhập liệm, bỗng ông sống lại và kể: “Có sứ giả vâng lệnh Diêm vương đến gọi, tôi liền đi theo. Khi vừa đến, Diêm vương nói:
– Ngươi siêng năng cần mẫn, kính phụng đại pháp, nên Thiên đế ban chỉ: ‘Ngươi một lòng phụng sự Phật pháp, đáng được sớm sinh về cõi lành’. Nhưng thọ mạng của ngươi vẫn còn dài, nên Thiên đế bảo ta gọi riêng ngươi đến đây, cho ngươi thụ hưởng sự vui sướng ở cõi trời’. Tôi vui vẻ nhận lời. Diêm vương nói tiếp: ‘Bây giờ ngươi nên trở về nhà, mau dặn dò, gửi gắm người thân và tạo các công đức rồi bảy ngày sau quay lại đây’. Tôi vâng lời quay trở về
Trên đường trở về tôi đi ngang qua một ngôi nhà rất nhỏ, dột nát, gặp Nan công trụ tại chùa Tân đang ở trong đó. Vì đã quen biết nên khi gặp nhau chúng tôi nói chuyện rất thân mật.
Nan công nói:
– Bần đạo từ khi xuất gia đến nay chưa từng uống rượu, sáng sớm nay đến nhà Lan công, bị ép uống gần một thăng rượu. Vì uống rượu nên bị Diêm vương gọi đến đây. Nếu bần đạo không mắc tội này thì đã sinh lên trời rồi. Nay bần đạo phải ở trong ngôi nhà dột nát này, ba năm sau mới được sinh lên trời”.
Tiểu Đức về đến nhà, vì muốn kiểm nghiệm lại, nên ngay đêm hôm đó vội sai người đến hỏi thăm thì quả đúng như vậy. Vào ngày ấy, Nan công nằm ngủ ở chỗ Lan công, đến tối thì qua đời.
Sau khi lành bệnh,,Tiểu Đức mở hội bố thí, làm phúc lớn suốt bảy ngày. Đến kì hạn, ông nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Chu Tuần là người ở làng bên cạnh, còn Nan công và Lan công là hai vị tăng ở chùa Tân. Nan công đạo hạnh rất tinh chuyên, không giống như những vị tăng khác.
93.4.5. Đời Tống, sa-môn Trúc Tuệ Xí: Sư người Tân Dã, trụ ở chùa Tứ Tằng, Giang Lăng. Sư tịch vào niên hiệu Vĩnh Sơ thứ hai (421) đời Tống. Đệ tử vì sư mà thiết hội bảy ngày.
Một hôm, trời vừa tối, sau khi đốt hương xong
sa-môn Đạo Hiên đên thăm đệ tử của Tuệ Xí. Khi đến trước phòng, Đạo Hiền bỗng thấy có một cái bóng lờ mờ như hình người, nhìn kĩ thì thấy sư, hình dáng phục chẳng khác gì khi còn sống.
Sư hỏi Đạo Hiền:
– Sáng nay ông ăn thịt ngon không?
Đạo Hiền đáp:
– Ngon.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *