– Phạm giới như thế là được công đức lớn, không có tội báo. Vì sao? Vì có lợi ích. Như trước đây Ta đã nói người tu thiện có hai hạng là thiện hữu lậu và thiện vô lậu. Những giới mà phu nhân Mạt-lợi đã phạm thuộc thiện hữu lậu. Những giới không phạm gọi là thiện vô lậu. Luận theo ngôn từ thì phá giới mà tu thiện gọi là thiện hữu lậu. Luận theo ý nghĩa thì niệm thiện khởi từ tâm đều là nghiệp vô lậu.
Vua bạch Phật:
– Thật đúng như lời Thế Tôn đã dạy: ‘Phu nhân Mạt-lợi phạm giới uống rượu mà không khởi ác ý, nên được cồng đức, chứ không có tội báo. Tất cả mọi người cũng lại như thế.’ Vì sao? Con nhớ gần đây, những nhà hào tộc, vương công thuộc dòng Sát-đế-lợi trong thành Xá-vệ nhân tranh chấp nhỏ mà dẫn đến oán thù lớn. Họ lập mưu dấy binh đánh nhau. Hai bên vốn là hoàng thân quốc thích, nên không ‘thể bắt giam xử trị. Vì thế họ đánh nhau mãi, không nghe lời khuyên can, nên con rất đau buồn.
Nhớ lại khi còn là thái tử, có lúc con oán hận đai thần Đề-vi-la, lòng thật khó nhẫn nổi, nên có ý giết hại. Lúc ấy, thái hậu ban cho rượu, con uống vào, tâm ý bình hòa. Con liền bảo trung thần đem rượu quý và các món ngon và truyền lệnh mời các hào tộc, quần thần và sĩ dân trong nước tập hợp lại để bàn việc lớn của quốc gia. Hai vị đại thần đang tranh chấp kia, mỗi bên cùng với năm trăm người thân, cũng nhận lời mời đều đến. Khi ấy, trên cung điện, con cho bày đại nhạc , lại sai trung thần mang vò lưu li sức chứa ba thăng đựng đầy rượu ngon. Ở trước mọi người, con uống một vò, rồi nói: ‘Nay bàn việc nước, thiết nghĩ cân phải đồng tâm, mỗi người nên dùng một vò thuốc hay này, sau đó hãy bàn việc’. Tất cả đêu tuân lệnh. Thế là, con cho trỗi đại nhạc. Mọi người vừa uống vừa nghe nhạc, trong lòng vui vẻ, nên quên thù hận. Như vậy, nhờ rượu mà dứt tranh chấp, được an bình. Đây há chẳng phải là công dụng của rượu ư?
Trộm nghĩ! Những người nghèo cùng, thấp hèn, nô bộc, tỳ nữ trong thế gian này, vào những ngày lễ, họ cùng nhau đến quán rượu, tụ tập uống rượu, trong lòng vui vẻ, nên không ai bảo mà mỗi người tự nhảy múa. Khi chưa uống rượu thì không có việc ấy. Thế nên biết, nhờ uống rượu nên trong lòng vui vẻ. Khi lòng vui vẻ phấn chấn thì không khởi ác ý; không khởi ác ý tức là thiện tâm; nhân đó nên thụ quả báo thiện. Di hầu uống rượu còn biết nhảy múa, huống nữa là người.
Như Đức Phật dạy làm thiện được quả báo thiện, làm ác gặt quả báo ác. Phu nhân Mạt-lợi vì đời trước làm nhiều việc thiện, nên nay được quả báo lành. Vì sao Thế Tôn lại dạy phu nhân thụ trì năm giới, mỗi tháng ăn chay sáu ngày? Trong sáu ngày trai, không được trang sức hương hoa, múa hát đàn ca; lại không được phép gần vua, không đắm sắc. Rốt cuộc bà đâu có làm gì mà gọi là công đức, há chẳng phải tự làm khổ sao?
Đức Phật bảo:
– Lời đại vương hỏi đúng lắm! Nhưng khi phu nhân Mạt-lợi còn trẻ, nếu Ta không dạy thụ trì giới pháp, tu tập trí tuệ, thì làm sao có được công đức như ngày nay để tự độ và độ đại vương? Như vậy, công đức ấy thuộc về ai?”.
* Lời bàn
Trên đây là trình bày sơ lược theo Quyền giáo còn theo Thật giáo, thì tội nhẹ, tội nặng đều không phạm mới gọi là trì giới. Cho nên, các Đức Phật biết lúc nào, xét căn cơ ra sao mà thông tắc. Thông tắc tức là tùy thời mà cho phép hay cấm ngăn, nhưng trước phải cân nhắc lợi hại.
Như vua Ba-tư-nặc muốn giết người nấu ăn, thái tử muốn hại cha mình, nhưng nhờ rượu mà quên giận, bảo toàn thân mạng người kia, tránh được tội trọng. Đó là nhờ tội nhẹ mà tránh được tội nặng không chịu tai ương, nhưng không phải là không có lỗi uống rượu, không mắc tội ở đời sau! Đừng thấy ở trước tạm cho uống rượu (phần Quyển giảo) rồi cho rằng tất cả đều như thế mà phạm giới; mọi người cần phải cân nhắc ý của mỗi giáo, lại quán sát đức hạnh của mình hơn hay kém, đã dự vào hàng thánh nhân chưa! Đối với vua Ba-tư-nặc và phu nhân Mạt-lợi, mà việc khai cấm đã không giống nhau rồi. Cho nên mọi người cần phải y cứ vào kinh văn, dầu mảy may cũng không phạm mới là quí nhất.
Cho nên, luật Tứ phần ghi: “Đệ tử của Ta, cho đến một giọt rượu nhỏ trên đầu ngọn cỏ cũng không được thấm vào miệng, huống là uống nhiều”.
Luận Thành thật ghi:
Hỏi: Uống rượu có phải là tội chính không?
Đáp: Không phải. Vì sao? Vì uống rượu không làm tổn hại chúng sinh, nhưng đó là nguyên nhân gây tội. Người uống rượu là mở cánh cửa bất thiện, trở ngại thiền định và các pháp thiện. Như trồng các loại cây ăn quả, nhất định phải có tường rào vây quanh. Cho nên biết, lỗi của rượu cũng như cây ăn quả không có tường rào.
Kinh ưu-bà-tắc ghi: “Người nào thích uống rượu, hiện đời dễ mất tiền tài, thân tâm nhiều bệnh, thường ưa đấu tranh, tiếng xấu vang xa, không còn trí tuệ, chẳng biết xấu hổ, sức khỏe suy kém, thường bị mọi người chê trách, không ai thích nhìn, không thể tu thiện. Đây là quả báo xấu hiện đời của việc uống rượu. Sau khi chết rơi vào địa ngục chịu nhiều thống khổ như đói khát… Đây là quả của nghiệp ác ở đời sau. Nếu được làm người, tâm thường cuồng loạn, không thể chuyên tâm tư duy pháp thiện. Vì nhân duyên xấu này làm cho tất cả vật chất của cải đều bị hủy hoại”.
Kinh Trường A-hàm ghi: “Người uống rượu có sáu lỗi: mất tiền tài, bị bệnh, ưa đấu tranh, tiếng xấu đồn khắp, dễ sân hận, trí tuệ tổn giảm”.
Luận Đại trí độ ghi: “Uống rượu có ba mươi lăm lỗi”.
Kinh Sa-di-ni giới ghi: “Không được uống rượu, không được nhấm rượu, không được nếm rượu, uống rượu có ba mươi sáu lỗi làm mất đạo đức, phá gia đình, nguy thân, hại mạng thảy đều do rượu; nghiêng đông ngã tây, nắm nam vin bắc, không thể tụng kinh, không kính Tam bảo, xem thường thầy bạn, bất hiếu cha mẹ, tâm ý tối tăm, đời đời ngu si, không gặp chính đạo, tâm không hiểu biết; vì thế, không được uống rượu. Muốn lìa năm ấm, năm dục, năm cái, chứng năm thần thông, vượt qua năm đường thì không được uống rượu”.
Kinh Tát-già Ni-kiền-tử có bài kệ:
Uống rượu tâm buông lung,
Hiện đời bị ngụ si,
Muôn việc đều quên hết,
Thường bị người trí chê,
Đời sau lại ngu độn,
Mất hết các công đức,
Vì vậy, người có trí,
Tránh xa lỗi uống rượu.
Luận Thập trụ bà-sa ghi:
Hỏi: Cho người rượu, không biết có phạm tội chăng?
Đáp: Người cho được phúc, nhưng người nhân không được uống.
Cho nên, luận ghi: “Vị bồ-tát đó vui vẻ sẵn sàng thí xả tất cả; nếu người cần ăn thì cho thức ăn, ngươi cần thức uống thì cho thức uống. Nếu cho rượu thì bồ-tát phải nghĩ: ‘Nay là lúc thực hành bố thí, nên tùy theo sở thích mà cho, nhưng sau phải tìm cách dạy họ lìa rượu để có trí tuệ, không còn buông lung’. Vì sao?
Vì pháp bố thí ba-la-mật cốt là làm người mãn nguyện. Bồ-tát tại gia cho rượu thì không phạm tội”.
Kinh Phạm võng ghi: “Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, thì bị quả báo năm trăm đời không có tay, huống gì tự uống. Cũng không được bảo người và tất cả chúng sinh uống rượu, huống gì tự mình uống”.
Kinh Ưu-bà-tắc ngũ giới tướng ghi: “Khi Đức Phật trú tại ấp Bạt-đà-la-bà-đề, nước Chi-đề, có con rồng dữ Yêm-la-bà-đề-đà thường hại người, không ai dám đến chỗ nó ở, voi ngựa không thể lại gần, các loài chim cũng không thể bay ngang qua, cho đến lúa chín cũng bị nó phá hết.
Khi ấy, trưởng lão tì-kheo a-la-hán Sa-ca-đà đi sang nước Chi-đề, dần dần đến ấp Bạt-đà-la-bà-đề. Sáng sớm hôm sau, trưởng lão đắp y, mang bát, vào làng khất thực, nghe ấp này có con rồng dữ, thường hại người, chim thú và tàn phá lúa chín. Sau khi khất thực xong, trưởng lão đến bên cội cây, gần nơi con rồng đang ở, trải tọa cụ và ngồi xếp bằng ngay thẳng. Rồng nghe mùi y phục, liền nổi giận, từ thân tuôn ra khói, trưởng lão Sa-ca-đà liền nhập tam-muội, dùng sức thần thông, từ thân cũng tuôn ra khỏi. Rồng càng giận dữ, trên thân phát ra lửa, trưởng lão lại nhập Hỏa quang tam-muội thân cũng phát ra lửa. Rồng tuôn mưa đá, trưởng lão biến mưa đá thành các thứ bánh, như bánh thích-câu, bánh tủy… Rồng nổi sấm sét, trưởng lão lại biến thành các loại Hoan hỷ hoàn. Rồng tuôn mưa cung tên, giáo mác, trưởng lão lại biến thành các loại hoa, như hoa ưu-bát-la, hoa ba-đầu-ma…
Check Also
PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG
ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...