Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 71 – CHƯƠNG TỘI PHÚC VÀ DỤC CÁI

PUCL QUYỂN 71 – CHƯƠNG TỘI PHÚC VÀ DỤC CÁI

thơm ngon thay nước trong, mời bánh hoan hỉ thay trái cây. Sau khi ăn uống no nê, tiên nhân nói với các mĩ nữ:
– Từ khi sinh ra đến nay, ta chưa được thưởng thức quả ngon, nước ngọt thế này!
Các mĩ nữ thưa:
– Chúng tôi chuyên làm điều thiện, nên trời cho được toại nguyện, có quả ngon, nước ngọt này!
Tiên nhân hỏi các mĩ nữ:
– Vì sao các cô có nhan sắc xinh đẹp như thế?
Đáp:
– Chúng tôi nhờ ăn quả ngon, uống nước ngọt này nên có nhan sắc như vậy.
Kĩ nữ hỏi tiên nhân:
– Ngài không sống với người thế gian được sao?
Đáp:
– Sống cũng được!
Kĩ nữ hỏi:
– Ngài tắm gội với tôi được không?
Đáp:
– Cũng được!
Bàn tay của kĩ nữ mềm mại, vừa chạm vào da thịt thì tâm tiên nhân rung động, liền tắm gội với các mĩ nữ, lòng dục dấy khởi, nên thành việc dâm. Ngay đó, tiên nhân mất thần thông, trời tuôn mưa suốt bảy ngày đêm, khiến nhân dân mở hội ăn uống vui mừng. Sau bảy ngày, rượu và món ngon đều hết, đành dùng trái cây, nước suối, hương vị chẳng ngon, tiên nhân lại đòi các thứ trước đây.
Kĩ nữ nói:
– Những thứ ấy hết rồi! Chúng ta hãy đến một nơi cách đây không xa thì mới có.
Tiên nhân nói:
– Tùy ý các cô
Thế là họ lên đường. Cách thành không xa, kĩ nữ nằm ở giữa đường và nói:
– Tôi không thể đi được nữa!
Tiên nhân nói:
– Nếu cô không đi được, hãy leo lên cổ tôi, tôi cõng đi!
Trước đó, kĩ nữ sai người báo tin cho vua để vua đến chứng kiến tài trí của mình, nên vua ra lệnh chuẩn bị xa giá lên đường đến xem. Vua hỏi:
– Nguyên nhân nào mà ngươi làm được việc này?
Kĩ nữ tâu:
– Đó là nhờ tài khéo léo của tôi. Nay ông ta đã như vậy, không thể có thần thông trở lại. Hãy cho ông ta ở trong thành, hết lòng kính trọng cung cấp đầy đủ năm dục và phong cho làm đại thần.
Sống trong thành vài ngày, thân thể trở nên yếu gầy, ông ta nhớ lại tâm thiền định, chán dục lạc thế gian. Thấy vậy, vua hỏi:
– Sao ngài không vui, khiến thân thể trở nên yếu gầy như thế?
Tiên nhân đáp:
– Tuy có đủ năm dục, nhưng tồi nhớ mãi chốn núi rừng thanh vắng, nơi các tiên nhân dạo chơi, không thể quên được!
Vua suy nghĩ: “Nếu làm trái ý thì ông ta đau khổ, đau khổ tột cùng thì sẽ chết. Ta vốn mong cầu trừ dẹp tai họa, nay đã được rồi, vậy thì cưỡng ép ông ta làm gì nữa .
Vua liền cho ông ta trở về. Khi về núi, tiên nhân tinh tiến tu hành, không bao lâu chứng được năm thần thông.
Đức Phật bảo các tì-kheo:
– Tiên nhân một sừng ấy là tiền thân của Ta. Kĩ nữ kia là Da-du-đà-la ngày nay. Thuở ấy, cô ta dùng bánh hoan hỉ để dối gạt Ta, do chưa đoạn trừ kết sử nên Ta bị mê hoặc. Nay cô ta lại dùng bánh hoan hỉ để mê hoặc Ta, nhưng không thể được.
Qua việc này nên biết, sự xúc chạm êm dịu có thể làm cho tiên nhân động tâm, huống là người phàm ngu muội!
Những nhân duyên như thế là lỗi tham đắm sự xúc chạm.
81.2. NĂM CÁI
Hỏi: Năm cái là gì?
Đáp: Đó là tham dục, sân khuể, thùy miên, trạo hối và nghi.
81.2.1. Tham dục
Tham dục nghĩa là đang lúc ngồi thiền, bỗng khởi dục giác, vọng niệm nối nhau, tham cầu không dứt, đến nỗi sinh bệnh.
Như luận Đại trí độ ghi: “Thuật-bà-già vì nhớ vương nữ, lòng dục dấy khởi thiêu đốt thân thể, cháy lan đến cả miếu thờ trời, huống là trong tâm nổi lửa dục mà chẳng thiêu đốt các pháp thiện sao? Nếu tâm nhiễm dục thì không do đâu gần đạo được. Cho nên, trong luận Đại trí độ có bài kệ:
Người tàm quí vào đạo
Khất thực hóa độ người
Sao buông lòng tham dục
Chìm đắm vào năm tình.
Đã bỏ năm dục lạc
Dứt hẳn chẳng ngó ngàng
Sao lại còn tham dục
Như ngu mửa lại ăn.
Mong cầu dục thì khổ
Lúc được, sợ hãi nhiều
Khi mất, càng phiền muộn
Chẳng lúc nào an vui.
Các tai họa như vậy
Làm sao dứt bỏ đây
Được phúc vui thiền định
Mới không bị dối lừa.
81.2.2. Sân khuể Sân hận là cội gốc đánh mất pháp thiện, là nguyên nhân đọa vào đường ác, là oan gia của pháp lạc, là giặc lớn của thiện tâm, là kho chứa lời ác, là dao búa gây tai họạ. Trong lúc tu hành, ta suy nghĩ: “Người này não hại ta và người thân của ta, khen ngợi kẻ ta thù oán”. Suy tính quá khứ, vị lai cũng như vậy. Đó là chín chỗ phiền não sinh ra sân hận, niệm sân hận che lấp tâm trí nên gọi là “cái”. Hãy mau dẹp bỏ, không để cho tăng trưởng.
Như luận Đại tri độ ghi: “Thích-đề-bà-na dùng kệ hỏi Phật:
Dẹp gì được an ổn ?
Dứt gì hết lo buồn?
Gì là gốc của độc
Nuốt mất các pháp lành?
Đức Phật đáp kệ:
Dẹp sân được an ẩn
Dứt sân hết lo buồn
Sân là gốc của độc
Sân diệt các pháp lành!
Khi biết như vậy, chúng ta nên tu tập tâm từ bi, dùng nhẫn nhục diệt trừ sân hận để tâm thanh tịnh; quán tiếng nói là rỗng không, giả tạm, chẳng nên nổi sân.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 82 – CHƯƠNG LỤC Độ (tt)

QUYỂN 82 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC Độ (tt) 85.2. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *