Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 83 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (TT)

PUCL QUYỂN 83 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (TT)

Quyển này tiếp theo chương Lục độ.
85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)
85.4. TINH TẤN

85.4.1. Lời dẫn
Bởi tâm nhẫn nhục còn mờ mịt, ý chỉ rốt ráo chưa được hiển bày, thế nên phải luôn sách tấn để tâm không biếng nhác. Kinh ghi: “Tì-kheo các ông phải siêng năng tinh tiến, mặt trời trí tuệ của đấng Thập Lực đã lặn, các ông sẽ bị vô minh bao phủ”. Lại nói: “Kẻ xiển-đề suốt ngày nằm dài như thây chết, mà nói thành tựu đạo nghiệp, thật không có lẽ đó”.
Thích Luận ghi: “Người tại gia biếng nhác thì mất lợi ích thế gian. Người xuất gia biếng nhác thì mất hết pháp bảo. Thế nên, Tư-na dũng mãnh được chư Phật tán dương, Ca-diếp tinh tiến được Như Lai khen ngợi”. Sách của Nho gia ghi: “Thức khuya, dậy sớm, xứng đáng là con hiếu; tận lực quên mình, mới gọi là tôi trung”. Nên biết, buông lung biếng nhác sẽ không được mọi người quí trọng, siêng năng cần mẫn thì việc gì cũng được thành tựu. Sao cứ ngu mê, buông tâm kiêu mạn, khiến cho hạt giống thiện không thể nảy mầm, cành nhánh bồ-đề ngày càng khô héo. Huống chi mạng đã thuộc tử vương, tên đã ghi vào âm phủ, chìm trong tăm tối, mất hết tư lương; quan ngục tra hỏi, lấy gì đối đáp. Đến lúc này mới hối hận thì sao kịp!
Vì thế, ngày nay khuyên các hành giả nhân lúc còn mạnh khỏe, phải chuẩn bị tư lương, trong sáu thời thường kiểm thúc ba nghiệp, chớ để phạm lỗi. Mỗi ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng, cho đến một giờ một khắc, một niệm, một sát-na, hành giả phải biết rõ có bao nhiêu niệm thiện, bao nhiêu niệm ác, bao nhiêu niệm hiếu thuận, bao nhiêu ý niệm ngỗ nghịch, bao nhiêu ý niệm xa lìa tài sắc, bao nhiêu niệm tham đắm tài sắc, bao nhiêu niệm gieo nghiệp thiện cõi trời cõi người; bao nhiêu tâm tạo nghiệp bất thiện ba đường ác, bao nhiêu niệm xa lìa danh lợi chấp ngã, bao nhiêu niệm tham cầu danh tiếng chấp ngã, bao nhiêu niệm thích tu pháp ba thừa xuất thế, bao nhiêu niệm khinh chê ba thừa, tham đám thế gian.
Các niệm thiện ác ngày đêm trái nhau như thế, nên hành giả phải luôn luôn kiểm soát, đừng để buông lung rơi vào lưới tà; hằng xét soi ba nghiệp mà răn nhắc, cảnh tỉnh. Tâm và miệng luôn nhắc nhở nhau; tâm nhắc nhở miệng: “Nên nói lời thiện, đừng nói lời phi pháp”. Miệng răn tâm: “Phải tư duy chính pháp, chớ nhớ nghĩ phi pháp”. Tâm lại nói với thân: “Phải siêng năng tinh tiến không được lười biếng”. Như thế, tâm ta tự chế ngự, miệng ta tự cẩn trọng, thân ta tự cấm ngăn. Tự cảnh tỉnh như vậy, mới đạt đến chỗ hoàn thiện, đâu phiền đến người khác nhẳc nhở để rồi oán ghét nhau.
Nên kinh ghi: “Thân làm việc thiện, miệng nói lời hay, ý nghĩ điều tốt, nhất định sẽ sinh vào đường lành. Ngược lại, thân làm việc ác, miệng nói lời thô, ý nghĩ điều tà vạy, chác chắn sẽ sinh vào nẻo ác. Ví như ngựa hay, vừa thấy bóng roi liền chạy, không như ngựa tầm thường phải đợi roi vọt mới đi. Con người cũng như vậy, nếu không tự răn nhắc, để người khác quở trách, chỉ tăng thêm phiền não, tội càng nặng hơn.
85.4.2. Biếng nhác
Kinh Bồ-tát bản hạnh ghi: “Phật bảo A-nan:
– Biếng nhác sẽ làm chướng ngại mọi điều. Người tại gia biếng nhác thì không đầy đủ cơm ăn, áo mặc, tài sản thiếu hụt. Người xuất gia biếng nhác thì không thể xa lìa biển khổ sinh tử. Nên biết, tất cả mọi việc đều nhờ siêng năng mà được thành tựu.
Bấy giờ, Đế Thích liền nói kệ:
Muốn cầu đạo giải thoát,
Đừng mến tiếc thân mạng,
Xả thân như đất bẩn,
Thấu rõ không thật ngã.
Đem của báu bố thí
Việc này chẳng khó gì,
Người tinh tiến dũng mãnh,
Mới chóng thành quả Phật”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Nếu người biếng nhác gieo nghiệp bất thiện thì làm việc gì cũng bị tổn hoại. Nếu người luôn tinh tiến, làm việc gì cũng đều thành tựu tốt đẹp. Vì vậy, bồ-tát Di-lặc phải trải qua ba mươi kiếp mới thành Phật. Ta nhờ tâm dũng mãnh tinh tiến mà thành tựu đạo quả trước bồ-tát Di-lặc. Thế nên các thầy phải thường tinh tiến, chớ biếng nhác”.
Kinh Thí dụ ghi: “Vào thời Đức Phật Ca-diếp, có hai anh em nhà nọ đều xuất gia làm sa-môn. Người anh chuyên trì giới, tọa thiền, hết lòng cầu đạo, nhưng không thực hành bố thí. Người em chuyên bố thí tu phúc, nhưng thường phạm giới. Đời sau, người anh theo Đức Phật Thích-ca xuất gia tu đạo, chứng được quả vị A-la-hán, nhưng y phục thường thiếu, cơm không đủ no. Người em lại sinh làm con voi có sức mạnh vô địch, luôn đánh thắng kẻ thù, nên vua rất yêu mến, phong cho thực ấp mấy trăm hộ, vàng bạc, chuỗi báu, đồng thời cung cấp tất cả vật cần dùng.
Gặp lúc mất mùa, vị tì-kheo đi khắp nơi khất thực, suốt bảy ngày mà không có chút gì, cuối cùng chỉ được một ít thức ăn dở, tạm giữ được mạng sống. Tì-kheo quán biết con voi này chính là hậu thân của em mình kiếp trước, nên đến gặp và kề tai voi, nói:
– Đời trước ta và ngươi đều có tội!
Suy gẫm lời vị tì-kheo, voi biết được kiếp trước của mình, nên buồn bã bỏ ăn. Người giữ voi lo sợ liền đến tâu vua. Vua hỏi:
– Trước đó, không ai xúc phạm đến voi chứ?
Đáp:
– Không có ai khác, chỉ có một sa-môn đến kề tai voi nói gì đó rồi bỏ đi.
Vua liền sai người tìm vị sa-môn dẫn về hoàng cung. Vua hỏi:
– Thầy đã nói gì với voi?
Tì-kheo đáp:
– Tôi chỉ nói một câu: ‘Đời trước ta và ngươi đều có tội’.
Tì-kheo thuật lại: đầy đủ việc đời trước. Vua nghe xong, liền cho thả vị tì-kheo’

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 81 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt)

QUYỂN 81 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC ĐỘ (tt) 85.1. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *