Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 26 – CHƯƠNG TÚC MẠNG

PUCL QUYỂN 26 – CHƯƠNG TÚC MẠNG

– Khi xưa, lúc con chơi đùa ở tường phía đông, làm rớt chiếc nhẫn ở cây dâu.
– Con tự tìm lấy đi!
– Đây chẳng phải ngôi nhà năm xưa, nên con chẳng biết chỗ nào!
Sau đó, nhân một buổi ra ngoài dạo chơi, ông lần theo con đường đi về hướng đông, nhũ mẫu đi theo. Đến nhà họ Lý, ông đến bên cây dâu ở tường đông thì nhặt được chiếc nhẫn. Chủ nhà họ Lý kinh ngạc nói:
– Ngày xưa, con bác rất thích đùa với chiếc nhẫn này. Lên bảy tuổi thì nó đột nhiên qua đời. Sau khi chết thì chẳng biết chiếc nhẫn ở đâu nữa. Đây chính là chiếc nhẫn của nó, sao cháu lại mang đi?
Ông cầm chiếc nhẫn bỏ chạy. Gia đình họ Lý hỏi nhũ mẫu; nhũ mẫu kể hết sự việc của ông. Gia đình họ Lý buồn vui lẫn lộn, liền muốn xin Hỗ về làm con. Người nhà giải thích mãi, chủ nhà mới thôi.
Khi trưởng thành, ông thường nhức đầu. Thầy thuốc định chữa thì Hỗ nói:
– Khi mới sinh được ba ngày, đầu tôi hướng về phía bắc, bị gió thổi vào đỉnh đầu, rất đau nhức, nhưng chẳng thể nói được. Đến nay bịnh đã lâu rồi, chẳng thể chữa được.
về sau, ông làm Đô đốc ở Kinh châu trấn giữ Tương Dương, thường cúng dường cho chùa Vũ Đang và nhiều tinh xá khác. Có người hỏi nguyên nhân, ông im lặng. Sau đó, nhân buổi sám hối, ông nói về nhân quả:
– Đời trước, tôi gây nhiều tội, nhờ việc xây dựng chùa này mà tôi được cứu. Vì thế tôi hết lòng cúng dường!
18.5.2. Đời Tấn, Vương Luyện: Ông tự là Huyền Minh, người Lang Da, làm chức Thị trung cho triều nhà Tống. Cha ông tên là Mân, tự Lý Diêm làm Trung thư lịnh đời Tấn, quen biết một Phạn tăng. Mỗi khi thấy phong thái của Mân, lòng vị tăng này rất vui kính, nói với những bạn đồng học:
– Đời sau tôi xin được làm con của người này thì mới thỏa nguyện.
Nghe xong, Mân nói đùa:
– Pháp sư tài trí, đức hạnh, xứng đáng làm con của đệ tử đây!
Chẳng bao lâu, sa-môn này mắc bịnh và qua đời. Hơn một năm sau Luyện ra đời, mới lọt lòng đã biết nói và hiểu tiếng nước ngoài, cũng biết được tên gọi và nơi sản xuất các thứ quí giá, đồ đồng, trân bảo ở các nước xa xôi, lại thích thân gần người Tây Vực hơn là người Hán. Mọi người cho rằng đứa bé là sa-môn tái sinh, bèn truy xét thân đời trước, mà đặt tên là A-luyện, và lấy đó làm tên chính.
18.5.3. Đời Tấn, Hướng Tịnh: Ông tự là Phụng Nhân, người Hà Nội, Trung Quốc. Khi ở tại Ngô Hưng, ông mất một đứa con gái mới mấy tuổi. Trước khi mắc bịnh, nó thích chơi đùa con dao nhỏ. Người mẹ giật lấy, nó không cho; hai bên gằng co làm người mẹ đứt tay.
Sau đó bé gái qua đời. Một năm sau, người mẹ lại sinh một bé gái. Khi được bốn tuổi, nó nói với mẹ:
– Dao của con lúc trước ở đâu hả mẹ?
– Mẹ không biết!
– Ngày xưa mẹ con mình giành giựt con dao, mẹ bị đứt tay; sao mẹ nói là không biết?
Người mẹ vô cùng kinh ngạc và kể lại sự việc cho Tịnh. Tịnh hỏi:
– Con dao ngày trước còn không?
– Vì quá thương con gái, nên tôi không thể tìm được!
– Bà hãy tìm vài con dao xếp lại một chỗ và bảo con gái bà tự chọn.
Bấy giờ, cô bé vui mừng, liền nhặt lấy một con dao của nó và nói: “Đây là con dao của con”.
Lúc ấy, cha mẹ và mọi người trong nhà mới biết cô bé này chính là bé gái lúc trước.
18.5.4. Đời Tống, Thích Đàm Đế ở núi Côn Luân: Sư họ Khương, tổ tiên ở nước Khương Cư. Vào đời Hán Linh đế (156-189), gia đình sư dời đến sống ở Trung Quốc, đến cuối đời Hiến đế, đất nước loạn lạc nên phải dời sang Ngô Hưng. Cha của sư tên là Dung làm chức Biệt giá Kí châu. Mẹ sư họ Hoàng, một đêm nọ, bà mộng thấy vị tăng gọi bà là mẹ, rồi gởi lại cây phất trần và hai vật chặn giấy bằng sắt. Thức dậy, bà thấy những vật ấy bên cạnh, nhân đó mang thai sư.
Lúc lên năm tuổi, khi thấy mẹ mang cây phất trần và vật chặn giấy ra, sư bảo:
– Đây là vật của vua Tần tặng con.
Mẹ sư hỏi:
– Con để chồ nào?
– Con không nhớ!
Năm lên mười tuổi, sư xuất gia, học không thầy chỉ do thiên tính mà tự ngộ. Sau đó, sư theo cha đèn Phàn Đặng, gặp sư Tăng Lược người Quan Trung bỗng nhiên sư gọi tên vị tăng ấy. Tăng Lược hỏi:
– Này sa-di! Cớ sao gọi tên của lão tăng?
– Vừa rồi, bất chợt tôi gọi như thế, là vì ngài là sa-di của Đế tôi. Khi xưa, nhân đi hái rau cho chúng tăng, ngài bị heo rừng làm hại, bất giác la lớn_ Sư đáp.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *