Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

QUYỂN 89
Quyển này tiếp theo chương Thụ giới.
87. CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

87.6. THẬP THIỆN
87.6.1. Lời dẫn
Thánh đạo xa nên khó mong cầu, tâm tịnh gần nhưng dễ mê muội. Tạo thành ngọn núi cao do đắp từ sọt đất thứ nhất, chứng quả Phật cốt khởi từ niệm đầu tiên. Cũng thế, ngoài vạn dặm mà lìa bước đầu tiên thì không thể đến đích; công phu ba đời nếu chẳng nương sơ tâm thì đâu thể thành tựu. Vì thế hành giả tu tập luôn phải trải qua tâm ban đầu này. Khai thị người mới vào đạo nên dùng pháp thập thiện là hơn hết. Đời ngũ trược thời nay lắm điều hỗn tạp, người phạm lỗi càng nhiều, không tạo thì thôi, đã tạo liền phạm tội nặng. Nhân đây lượng xét, sao dám xem thường!
Theo kinh Quán Phật tam-muội, nếu người ngang bướng cố chấp, không tin Phật pháp thì phạm tội nặng không thê tính lường, không thê tiêu trừ hơn những tội giết tám vạn bốn ngàn cha mẹ v.v… Ngày nay, vào những ngày trai, chỉ thấy đạo tục thụ năm giới, tám giới, tam tụ tịnh giới… nhưng không thụ thập thiện. Bởi do chư tăng còn ân giấu thánh giáo, không truyền bá rộng rãi, dẫn đến thiếu sót một phần đạo lí. Nên kinh Vị tằng hữu ghi: “Hạ phẩm thập thiện là nghĩ đến mười điều thiện, dừng mười điều ác trong thời gian chừng một niệm. Trung phẩm thập thiện là nghĩ đến mười điều thiện, dừng mười điều ác trong thời gian một bữa cơm. Thượng phẩm thập thiện là nghĩ đến mười điều thiện, dừng mười điều ác trong thời gian từ sáng đến trưa. Loài dã can nhớ nghĩ mười điều thiện, bảy ngày không ăn, mạng chung sinh lên cõi trời Đâu-suất”.
Kinh Thượng sinh ghi: “Đức Phật dạy: ‘Sau khi Như Lai diệt độ, bốn chúng và tám bộ trời rồng… muốn sinh lên cõi trời thứ tư thì trong khoảng thời gian từ một ngày cho đến bảy ngày phải luôn nhớ nghĩ đến cõi trời này, trì giới cấm, nhớ nghĩ và thực hành mười điều thiện, hồi hướng công đức này nguyện sinh vào thời Đức Phật Di-lặc, thì sẽ được vãng sinh như sở nguyện”.
Nói bảy ngày, là chỉ thời gian ngắn mà còn cảm ứng được như vậy, huống là suốt một đời hành thiện, há lại không được như nguyện sao?
Hỏi: Quả báo thù thắng ở cõi trời không thể nghĩ lường, tại sao chỉ tu tập trong bảy ngày đã cảm được?
Đáp: Nhân thiện tuy nhỏ nhưng thâu được quả rất lớn. Thí như lửa của cây đuốc nhỏ có thể thiêu rụi một ngọn núi lớn. Một niệm thiện có thể diệt trừ được việc ác lớn. Cũng vậy, một ngọn đèn nhỏ có thể xua đi mọi tối tăm, ánh nắng ban mai cũng đủ phá tan giọt sương lớn, hạt giống tuy nhỏ nhưng có thể mọc thành đại thụ. Đó là lẽ thường trong thế gian, huống gì năng lực của việc thiện.
87.6.2. Sám hối
* Lời bàn
Gần đây thấy có người ngu không chịu sám hối lại nói dối: “Ta không làm ác thì đã là thiện, cớ sao lại bảo ta phải sám hối?”. Tôi liền đáp:
– Bậc Đại thánh hưng khởi chính giáo, cũng giống như phù ấn vậy. Nếu không hành trì thì không có gì để chứng nghiệm. Cho nên phải nguyện phải cầu, không tạo tội ác, y nguyện khởi tu mới mong được tiếp nhận. Thí như loài trâu, dù đủ sức kéo xe nhưng phải có người cầm cương mới đi đến đích. Lại nữa, nếu không dự tính hành trì, mà đột nhiên làm thiện, nội tâm không kiểm soát và quản lí, sau này gặp duyên xấu sẽ tạo tội không dừng. Đó là do từ trước không chịu lập nguyện hành thiện, nên mới dẫn đến tạo nhiều việc ác. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sinh nên mới bảo thụ thập thiện. Nếu nói “Ta không tạo ác tức là đã làm thiện”, như vậy ông không làm thiện là ông đã tạo ác. Vậy chẳng lẽ trâu, ngựa, la, lừa… cũng không sát sinh, há gọi đó là thiện ư? Đây chỉ là tâm vô kí, không tạo nghiệp tội phúc. Cho nên phải khởi niệm thiện, tâm ý sâu nặng nơi thiện thì mới mong thành tựu đạo nghiệp.
Kinh Vị tằng hữu ghi: -‘Bấy giờ, vợ của một bà-la-môn ngoại đạo tên là Đề-vi, chồng chết, nhà nghèo. Bà ta tự hận mình cô đơn, nghèo hèn, nên muốn thiêu thân tế trời để cầu xin được phúc báo ở đời sau. Khi ấy, có đạo nhân Biện Tài đến dạy:
– Thí như có con trâu vì chán ghét chiếc xe nên muốn phá hư. Nếu xe này bị hỏng thì người ta sẽ tiếp tục mắc vào ách nó một chiêc xe khác, vì tội vẫn chưa trả hết. Con người cũng như vậy, giả sử đời nay có tự đốt cháy trăm ngàn vạn thân thì nhân duyên nghiệp tội vẫn không thể diệt. Như trong địa ngục A-tỳ thiêu đốt các tội nhân chỉ trong một ngày tám vạn lần chết đi sống lại. Cứ như vậy, suốt một kiếp họ mới đền xong tội. Huống gì ngày nay bà chỉ thiêu thân một lần mà đã mong trả hết tội! Thật đâu có lí này!
Nghe vậy, Đề-vi liền hỏi:
– Vậy làm cách nào để tội được tiêu diệt?
Biện Tài đáp:
– Tâm trước tạo ác như mây che mặt trăng, tâm sau khởi thiện như ngọn đuốc xua tan bóng tối. Tôi có phương pháp diệt trừ tội chướng, giúp hiện đời được an ổn, đời sau sinh vào cõi lành.
Nghe xong, Đề-vi vô cùng vui mừng, không còn buồn khổ. Bà ta liền dẫn nô tì và quyến thuộc trong gia đình hơn năm trăm người đến vây quanh Biện Tài, khấu đầu đỉnh lễ, cung kính chắp tay thưa:
– Vừa rồi ngài nói về nguyên nhân diệt tội. Bây giờ xin ngài hãy dạy cho chúng con cách thức diệt tội. Chúng con nguyện sẽ thực hành theo!
Biện Tài dạy:
– Tội phát sinh từ thân, khẩu, ý. Thân tạo nghiệp bất thiện là sát, đạo, tà dâm. Miệng tạo nghiệp bất thiện là vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ. Ý nghiệp bất thiện là tật đố, sân hận, kiêu mạn, tà kiến. Đó là mười nghiệp ác, ai tạo sẽ chịu tội báo xấu ác. Nay phải nhất tâm chí thành sám hối. Nếu quá khứ và hiện tại đã tạo những tội như thế thì ngày nay xin chí thành sám hối tất cả, tội mới được tiêu, cần phải lập thệ nguyện cứu độ quyến thuộc, thay họ sám hối. Tất cả phúc thiện mình đã tạo được, nên ban cho tất cả chúng sinh đang thụ khổ để họ được an vui, lại còn chịu khổ thay cho chúng sinh. Từ đó thụ thân mãi cho đến khi thành tựu quả Phật.
Sám hối xong, Đe-vị lại thưa:
– Xin ngài dạy cho chúng con các pháp lành khác, chúng con cũng sẽ siêng năng hành trì.
Biện Tài lại truyền pháp thập thiện cho Đề-vị”.
87.6.3. Pháp thụ thập thiện
Nếu muốn thụ giới cần phải đối trước một vị trong năm chúng xuất gia để lãnh thụ. Người thụ giới nên đầy đủ oai nghi, quì gối chắp tay thỉnh giới sư:
– Con tên là… nay thỉnh đại đức vì con mà làm giới sư a-xà-lê truyền thập thiên. Xin đại đức vì con mà làm giới sư a-xà-lê truyền thập thiện. Con nương đại đức để được thụ thập thiện. Xin đại đức từ bi thưong xót! (Thưa như thế ba lần. Pháp thụ thập thiện tuy không có văn thưa thỉnh, ở đây y theo cách thỉnh sư thụ đại giới mà làm thì cũng không sai. Không thỉnh cũng được, nhưng nên thỉnh để tăng trưởng việc thiện. Lại nữa, pháp thập thiện này là nền tảng của Tam thừa, là phương thuốc hay của trời người. Được quả vi diệu, thật sự phải nhờ vị thầy chỉ dạy. Như vậy há lại không thỉnh sư? Đối trước đại chúng, thỉnh cùng một lúc cũng được).
Pháp lãnh thụ này đại ý có hai trường hợp: đối trước người khác thụ lãnh và tự thụ lãnh.
1. Đối trước người khác thụ lãnh, xin lược dẫn hai đoạn kinh văn:
Thứ nhất, kinh Vị tằng hữu trình bày như sau:
* Giới sư nói: “Ông nay phải thành tâm qui y Phật, qui y pháp, qui y tì-kheo tăng, phải trọn đời thụ pháp thập thiện” (nói ba lần). Người thụ lãnh thưa: “Đệ tử tên là… từ nay đến trọn đời nguyện không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm là nghiệp thiện của thân. Không vọng ngữ, lưỡng thiệt, không ác khẩu, ỷ ngữ là nghiệp thiện của miệng. Không tật đố, sân hận, kiêu mạn, tà kiến là nghiệp thiện của ý”. Đây là giới pháp thập thiện.
– Thứ hai, theo kinh Văn-thù-sư-lợi vấn, pháp thụ thập thiện này đồng với văn thụ mười giới của sa-di.
Ý kinh này cũng cho phép bồ-tát tại gia đồng thụ thập thiện. Cho nên kinh ghi: “Bấy giờ Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Pháp qui y Phật phải thưa thỉnh như thế nào?
Phật bảo Văn-thù:
– Qui y Phật phải thưa: “Bạch đại đức! Đệ tử tên là… nguyện qui y Phật cho đến khi giác ngộ; qui y Pháp cho đến khi giác ngộ; qui y tăng cho đến khi giác ngộ (thưa ba lần). Đệ tử tên là… đã qui y Phật rồi, qui y pháp rồi, qui y tăng rồi (thưa ba

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *