Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 80 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ

PUCL QUYỂN 80 – CHƯƠNG LỤC ĐỘ

Bà-la-môn tâu:
– Thần xin thái tử.
Vua cho gọi hai cháu đến, muốn ôm chầm lấy chúng, nhưng chúng bật khóc, không cho ôm. Vua hỏi bà-la-môn:
– Ông bán bao nhiêu?
Bà-la-môn chưa kịp trả lời thì bé trai tâu:
– Con trai trị giá một nghìn đồng và một trăm con bò cái, con gái trị giá hai nghìn đồng và hai trăm con bò cái.
Vua hỏi:
– Thông thường con trai quí hơn con gái, sao nay con trai giá rẻ hơn con gái?
Bé trai thưa:
– Thể nữ ở hậu cung không phải là quyến thuộc của hoàng thượng, hoặc thuộc dòng dõi thấp hèn, hoặc là kẻ nô tì, miễn làm vừa lòng thì được ngài quí chuộng. Ngài chỉ có một hoàng nam mà lại đày vào rừng sâu, chẳng nhớ nghĩ đến. Như vậy rõ ràng, con trai giá rẻ hơn con gái.
Nghe cháu nói, vua vô cùng đau xót, rơi lệ than van:
– Ta đã sai lầm lớn rồi! Nhưng vì sao không cho ta ôm, các cháu giận ta sao? Hay sợ bà-la-môn?
Bé trai thưa:
– Chúng cháu không dám giận hoàng thượng, cũng không sợ bà-la-môn. Chúng cháu vốn là cháu của hoàng thượng, nhưng nay lại làm thân phận nô tì, nên đâu dám để hoàng thượng ôm.
Nghe cháu nói vậy, vua càng đau xót hơn, trả tiền cho bà-la-môn như giá đã định, rồi gọi hai bé đên. Hai cháu chạy đến, vua ôm chúng vào lòng, lấy tay xoa đầu và hỏi:
– Cha các cháu sống trong núi ăn mặc thế nào?
Nghe bé trai kể đầy đủ, vua sai sứ giả mau đến
đón thái tử về. Vâng lệnh vua, sứ giả vào núi, tuyên đọc thánh chỉ. Thái tử nói:
– Phụ vương đày ta vào núi mười hai năm, nay chỉ còn một năm, mãn hạn ta sẽ trở về.
Sứ giả trở về tâu, vua đích thân viết thư cho thái tử: ‘Con là người có trí! Việc đã qua nên chấp nhận việc sắp đến cũng nên chấp nhận, sao lại giận phụ vương mà không chịu về?’.
Thái tử nhận thư, cúi đầu đỉnh lễ, đi vòng quanh bảy vòng rồi mở ra xem. Hay tin thái tử sắp trở về cung, cầm thú trong rừng đau buồn khôn xiết, lăn lộn, kêu gào thống thiết; khe suối cạn nước, thú cái khô sữa, chim chóc kêu bi thương, vì từ nay vĩnh biệt thái tử.
Nghe tin thái tử cùng vợ trở về hoàng cung, vua nước địch sai sứ đóng yên vàng cho voi trắng, lấy bát vàng đựng lúa bạc, bát bạc đựng lúa vàng, đón đường thái tử xin trả lại và sám hối lỗi xưa:
– Trước kia, chúng tôi vì mê muội mà xin voi báu này, khiến ngài bị phụ vương đày trong núi sâu. Nay nghe tin ngài trở về, chúng tôi rất vui mừng, xin trả lại voi trắng. Mong ngài thương xót nhận lấy để chúng tôi chuộc lại lỗi xưa.
Thái tử nói:
– Ví như có người dọn thức ăn ngon cho người khác, họ ăn rồi lại nhả ra, thức ăn đó không còn hương vị thanh khiết, có thể ăn lại được không? Nay sự bố thí của ta cũng như thức ăn đã nhả ra kia, nên ta quyết không nhận lại. Các ông hãy cưỡi voi trở về đi, cho ta gửi lời cảm tạ và lời chúc sức khỏe quốc vương của các vị.
Sứ giả cưỡi voi về nước, tâu với vua như thế. Nhờ hạnh bố thí voi của thái tử mà vua nước địch trở thành nhân đức. Từ vua quan đến nhân dân đều phát tâm Vô thượng bình đẳng.
Nhà vua cưỡi voi ra đón thái tử. Thái tử vội đến trước cúi đầu, thi lễ rồi theo vua cha về cung. Nhân dân cả nước ai cũng vui mừng, rải hoa, đốt hương chúc mừng thái tử. Thái tử vào hậu cung, cúi đầu thi lễ, Vấn an mẫu hậu. Khi ấy, vua giao kho báu cho thái tử bố thí tùy ý. Thái tử bố thí nhiều hơn xưa và không ngừng cho đến khi thành Phật.
Đức Phật bảo A-nan:
– Đời trước Ta thực hành hạnh bố thí như vậy. Thái tử Tu-đại-noa chính là Ta; phụ vương thuở ấy, nay là vua Duyệt-đầu-đàn cha Ta; mẫu hậu lúc đó, nay là hoàng hậu Ma-da mẹ Ta; công chúa Mạn-để nay là Cù-di; đạo nhân A-châu-đà trong núi, nay là Mục-kiền-liên; trời Đế Thích nay là Xá-lợi-phất; thợ săn nay là A-nan; bé trai Da-lợi nay là La-vân con Ta; bé gái Kế-noa-diên nay là a-la-hán mẹ của Mạt-lợi; bà-la-môn xin hai đứa bé nay là Điều-đạt; vợ của bà-la-môn nay là Chiên-già-na-ma. Ta từng siêng năng khổ hạnh như vậy trong vô lượng kiếp”.
85.1.5. Bố thí giáo pháp
* Lời bàn
Ở đây chỉ trình bày sự hơn kém giữa tài thí và pháp thí.
Luận Đại trí độ ghi: ‘‘Đức Phật dạy:
– Pháp thí là cách bố thí cao nhất trong các cách bố thí. Vì sao? Vì tài thí có thể tính lường, pháp thí không thể tính lường. Tài thí được phúc báo cõi Dục, pháp thí được phúc báo vượt ngoài ba cõi. Tài thí không thể đoạn trừ lậu hoặc, pháp thí dứt sạch lậu hoặc, lên bờ giải thoát. Tài thí chỉ được phúc báo cõi trời, cõi người; pháp thí thì cảm phúc báo ba thừa. Tài thí, kẻ ngu, người trí đều làm được; pháp thí chỉ hạn cuộc nơi người trí. Tài thí, chỉ có người thí được phúc, Quyển 80
pháp thí lợi ích cho cả người thí và người nhận. Tài thí, người ngu và súc sinh đều có thể tiếp nhận, pháp thí chỉ hạn cuộc nơi người trí. Tài thí chỉ lợi ích cho thân, pháp thí lợi ích cho tâm. Tài thí làm cho lòng tham tăng trưởng, pháp thí dứt trừ ba độc”,
Kinh Đại tập ghi: “Tuy bố thí thật nhiều của báu cũng không bằng chí tâm đọc tụng, thụ trì một bài kệ. Pháp thí thù thắng nhất, hơn cả thức ăn uống”.
Kinh Vị tằng hữu ghi: “Trời Đế Thích hỏi dã can:
– Bố thí thức ăn và bố thí giáo pháp có công đức thế nào? Xin nói cho tôi biết.
Dã can đáp:
– Bố thí thức ăn uống chỉ nuôi sống thân mạng trong một ngày. Bố thí tài vật quí báu giúp thoát cảnh nghèo khổ trong một đời, nhưng tăng thêm sự trói buộc. Thuyết pháp giáo hóa là pháp thí, có thể khiến chúng sinh vượt khỏi con đường thế gian”.
Luận Đại trượng phu ghi: “Tài thí, tất cả mọi người đều có thể thực hiện; pháp thí, chỉ người có lòng đại bi mới làm được. Tài thí trừ được nỗi khổ về thân cho chúng sinh, pháp thí trừ được bệnh khổ về tâm cho chúng sinh. Đối với người nhiều tham ái thì ban cho tài vật; người nhiều ngu si thì ban cho giáo pháp. Người bố thí tài vật được tiền tài vô tận, người bố thí giáo pháp được trí tuệ vô biên. Người bố thí tài vật, thân được an vui; người bố thí giáo pháp, tâm được an lạc. Người bố thí tài vật được chúng sinh yêu mến, người bố thí giáo pháp được chúng sinh kính trọng. Người bố thí tài vật được người ngu ưa thích, người bố thí giáo pháp được người trí mến mộ. Người bố thí tài vật đem lại niềm vui cho chúng sinh trong đời hiện tại, người bố thí giáo pháp đem lại niềm vui ở cõi trời và niết-bàn. Như bài kệ nói:
Trí Phật giữa hư không
Mây đại bi giăng kín
Pháp thí như mưa lành
Tràn đầy ao ấm, giới.
Bốn nhiếp là phương tiện
Nhân an lạc giải thoát
Hành trì bát chính đạo
Sẽ đắc quả Niết-bàn.
Kinh Nguyệt đăng tam-muội ghi” “Đức Phật dạy:
– Nếu thực hành pháp thí, bồ-tát sẽ được mười điều lợi ích:
1. Dứt trừ các việc ác.
2. Thường làm các điều lành.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 82 – CHƯƠNG LỤC Độ (tt)

QUYỂN 82 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC Độ (tt) 85.2. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *