Home / KINH - LUẬN / Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật / TẬP HAI KINH MA HA BNBLM / KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT QUYỂN THỨ MƯỜI MỘT

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT QUYỂN THỨ MƯỜI MỘT

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI MỘT
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ kheo Thích Trí Tịnh
PHẨM XÁ LỢI THỨ BA MƯƠI BẢY

Đức Phật nói với Thiên Đế Thích: “Này Kiều Thi Ca! Nếu đem Xá lợi của Phật đầy cả Diêm Phù Đề làm một phần, lại có người chép quyển kinh Bát nhã ba la mật làm một phần. Trong hai phần này Ngài lấy phần nào?”.
Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tôi dành lấy quyển kinh Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy?
Đối vói Xá lợi của đức Phật, chẳng phải tôi chằng cung kính tôn trọng, nhưng vì Xá lợi này xuất sinh từ Bát nhã ba la mật, do Bát nhã ba la mật huân tu, nên Xá lợi này mới được cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi Thiên Đế: “Bát nhã ba la mật này chẳng thể lấy được, nó không sắc, không hình, không đối, một tướng duy nhất, tức là vô tướng, sao Ngài lại muốn lấy?
Tại sao vậy?
Bát nhã ba la mật này chẳng do lấy mà có, chẳng do bỏ mà có, chẳng do tăng giảm tụ tán tổn ích cấu tịnh mà có.
Bát nhã ba la mật này. chẳng cho Phật pháp, chẳng bỏ phàm phu pháp, cũng chẳng cho Bích Chi Phật pháp, A La Hán pháp, hữu học pháp, chẳng bỏ phàm phu pháp, chẳng cho tính vô vi, chẳng bỏ tính hữu vi, chẳng cho nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng cho tứ niệm xứ đến nhất thiết chủng trí, cũng chẳng bỏ phàm phu pháp”.
Thiên Đế nói: “Đúng như vậy, thưa Ngài xá Lợi Phất! Nếu có người biết Bát nhã ba la mật này chẳng cho Phật pháp cũng chẳng bỏ phàm phu pháp, nhẫn đến chẳng cho nhất thiết chủng trí pháp cũng chẳng bỏ phàm phu pháp. Đại Bồ Tát này có thể thật hành Bát nhã ba la mật, có thể tu Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật chẳng hiện hành hai pháp vậy. Pháp chẳng hai là Bát nhã ba la mật. Pháp chẳng hai là Thiền na đến Đàn na ba la mật”.
Đức Phật khen: “Lành thay, lành thay! Này Kiều Thi Ca! Đúng như lời Ngài đã nói. Vì Bát nhã ba la mật chẳng hiện hành hai pháp. Pháp chẳng hai là Bát nhã ba la mật, nhẫn đến là Đàn na ba la mật.
Này Kiều Thi Ca! Nếu có người muốn được pháp tính hai tướng, thời là muốn được Bát nhã ba la mật hai tướng.
Tại sao vậy? Vì pháp tính và Bát nhã ba la mật không hai không khác, nhẫn đến Đàn na ba la mật cũng vậy.
Nếu có người muốn được thật tế bất tư nghì tính hai tướng, thời là muốn được Bát nhã ba la mật hai tướng.
Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật và thật tế bất tư nghì tính không hai không khác vậy. Nhẫn đến Đàn na ba la mật cũng như vậy”.
Thiên Đế thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả thế gian, loài người cùng chư thiên, A tu la đều phải kính lạy, cúng dưòmg Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy? Vì từ trong Bát nhã ba la mật mà đại Bồ Tát học được Vô thượng Bồ đề.
Bạch đức Thế Tôn! Tôi thường ngồi tại Thiện Pháp Đường.
Những lúc tối không ngồi tại Thiện Pháp Đường, các Thiên Tử đến cúng dường tôi, hướng về phía tòa tôi ngồi kính lễ đi nhiễu rồi trở về. Các Thiên Tử này nghĩ rằng vì Thiên Đế thường ngồi tại tòa này thuyết pháp cho chư Thiên cõi Trời Đao Lợi vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Cũng vậy, chỗ nào biên chép quyển kinh Bát nhã ba la mật này, chỗ nào thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Bát nhã ba la mật này, hàng Trời, Rồng, Bát bộ đều đến kính lễ Bát nhã ba la mật, cúng dường xong rồi đi.
Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật này xuất sinh chư Phật, và xuất sinh tất cả những đồ cần thiết thích ý của tất cả chúng sinh.
Xá lợi của Phật cũng là chỗ làm nhân duyên cho nhất thiết chủng trí.
Do cờ trên đây nên, bạch đức Thế Tôn! Trong hai phần, tôi lấy phần Bát nhã ba la mật.
Lại kính bạch đức Thế Tôn! Lúc thọ trì, đọc tụng Bát nhã ba la mật, nếu tâm tôi nhập vào trong pháp, thời lúc ấy tôi chẳng thấy tướng bố úy.
Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật này không tướng mạo, không ngôn thuyết.
Bạch đức Thế Tôn! Không tướng mạo, không ngôn thuyết là Bát nhã ba la mật, nhẫn đến là nhất thiết chủng trí.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bát nhã ba la mật sẽ là có tướng mà chẳng phải là vô tướng, thời chư Phật lẽ ra chẳng nên biết tất cả pháp không tướng mạo, không ngôn thuyết mà chứng được Vô thượng Bồ đề, rồi lại vì hàng đệ tử giảng nói các pháp cũng không tướng mạo, không ngôn thuyết.
Bạch đức Thế Tôn! Bởi Bát nhã ba la mật đích thật là không tướng mạo, không ngôn thuyết mà chứng được Vô thượng Bồ đề, rồi vì hàng đệ từ giảng nói các pháp cũng không tướng mạo, không ngôn thuyết.
Bạch đức Thế Tôn! vì thế nên tất cả thế gian, loài người, chư Thiên, A Tu La đều phải tôn trọng, tán thán, cung kính, cứng dường Bát nhã ba la mật này với những hương hoa, anh lạc, nhẫn đến các thứ phan lọng.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu có người nào thọ trì, thân cận, đọc tụng, chính ức niệm Bát nhã ba la mật, và biên chép, cúng dường với những hoa hương, anh lạc, phan lọng, thời chẳng bị sa vào các loài Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, cũng như sa vào bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật, nhẫn đến khi thành Vô thượng Bồ đề thường thấy chư Phật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường chư Phật.
Bạch đức Thế Tôn! Xá lợi của Phật đầy cả cõi Đại thiên đem làm một phần, chép quyển kinh Bát nhã ba la mật làm một phần. Trong hai phần này, tôi vẫn chọn lấy Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật này sinh Xá lợi của chư Phật. Thế nên xá lợi được cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán.
Thiện nam, thiện nữ do cung kính, cúng dường Xá lợi nên được hưởng phước lạc trên cõi Trời, trong loài người, thường chẳng sa vào ba ác đạo, theo sở nguyện lần lần do pháp Tam thừa mà nhập Niết Bàn.
Vì thế nên, bạch đức Thế Tôn! Nếu người được thấy hiện tại Phật, nếu được thấy quyển kinh Bát nhã ba la mật, cũng đồng không khác. Vì Bát nhã ba la mật với Phật với Phật không hai không khác vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Như đức Phật trụ thế có ba sự thị hiện, nói mười hai bộ kinh từ Tu Đa La đến Ưu Bà Đề Xá.
Có thiện nam, thiện nữ thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Bát nhã ba la mật này cũng đồng như đức Phật trụ thế không khác.
Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật này xuất sinh ba sự thị hiện và mười hại bộ kinh vậy.
Lại có người thọ trì Bát nhã ba la mật rồi giảng nói cho người khác, cũng đồng như trên không khác.
Tại sao vậy? vì trong Bát nhã ba la mật xuất sinh chư Phật, cũng xuất sinh mười hai bộ kinh từ Tu Đa La đến Ưu Bà Đề Xá vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu có người cúng dường chư Phật trong hằng sa thế giới ở mười phương, cũng cung kính, tôn trọng, tán thán. Lại có người chép quyển kinh Bát nhã ba la mật, cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường với những hoa hương, phan lọng. Hai người này được phước đồng nhau.
Tại sao vậy? Vì mười phương chư Phật đều xuất sinh từ trong Bát nhã ba la mật vậy.
Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật này rồi thọ trì, đọc tụng, chính ức niệm, cũng giảng nói cho người khác, thời chẳng còn sa vào ba ác đạo, cũng chẳng sa vào bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật.
Tại sao vậy? Vì phải biết người này đã an trụ trong bậc bất thối chuyển vậy.

About namcuulong

Check Also

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY Hán dịch: ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *