Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 31 – CHƯƠNG ẨN TÍCH, YÊU QUÁI

PUCL QUYỂN 31 – CHƯƠNG ẨN TÍCH, YÊU QUÁI

liền thỉnh sư Đàm Thỉ lên điện, đỉnh lễ dưới chân sư, sám hối những lỗi lầm của mình. Nhân đó, sư nói pháp nhân quả cho Bạt Đảo nghe. Bạt Đảo rất hổ thẹn và vô cùng sợ hãi. Về sau vua mắc bệnh hủi. Thôi Hạo, Khấu Khiêm Chi cũng phát bệnh dữ. Bạt Đảo cho rằng, lỗi lầm của ông là do hai người này xúi giục, nên ra lệnh giết hết dòng họ của hai người kia. Đồng thời, Bạt Đảo ban lệnh trong nước phục hưng lại Phật giáo. Không bao lâu sau thì Bạt Đảo thăng hà. Sau khi Bạt Đảo thăng hà, cháu là Tuân lên nối ngôi, hết lòng hoàng dương Phật pháp, làm cho hưng thịnh. Sau này, không ai biết sư tịch ở đâu.
23.3.6. Đời Tống, sa-môn Thích Pháp Lãng: Sư người Cao Xương, lúc tuổi còn nhỏ đã chuyên tâm trì giới, siêng tu khổ hạnh và thường hiện những điều kì dị. Sư ẩn giấu thần đức của mình, nên không ai biết sư chứng đến quả vị nào. Sa-môn Thích Pháp Tiến, thầy của sư cũng là bậc đạo cao đức trọng. Có lần ngài Pháp Tiến nhập thất tọa thiền, bỗng thấy Pháp Lãng ở trước mặt. Sư hỏi Pháp Lãng:
– Ông vào đây bằng cách nào?
Pháp Lãng đáp:
– Con theo lỗ khóa mà vào.
Một hôm có tăng phương xa đến chùa, đúng Ngọ xin thụ thực. Pháp Tiến liền cho người chuẩn bị cơm, nhưng chỉ nghe tiếng bát, muỗng mà không thấy người.
Thuở xưa, tại Lô sơn sư Tuệ Viễn từng trao cho Pháp Tiến một chiếc ca-sa. Pháp Tiến lấy đó cúng dường chúng tăng. Pháp Lãng nói: “Chúng tăng đã đi, hôm sau sẽ lấy”. Sau đó, có người nấu bếp đến chỗ sư Pháp Tiên lấy y, Pháp Tiến liền trao cho người đó. Sau hỏi lại những người nấu bếp thì tất cả đều nói không lấy. Từ đó, mới biết là bậc thánh nhân hiện thân đến lấy.
Đến đời Ngụy hủy diệt Phật giáo. Pháp Lãng lần đến nước Quy Tư. Khi ấy vua Quy Tư và Đại thiền sư nước kia có nguyện ước: “Nếu có người nào đắc đạo nên nói cho ta biết, trẫm sẽ cúng dường người ấy”. Khi sư đến, có người vào tâu vua . Vua tiếp đãi sư như tiếp đãi một vị thánh.
về sau, sư Pháp Lãng tịch tại nước Quy Tư. Ngày thiêu nhục thân của sư, có hai dòng nước từ hai vai vọt thằng lên trời, mọi người đều cho là việc hiếm có, rồi họ thâu lấy tro cốt xây tháp phụng thờ. về sau có người từ Tây Vực đến Trung Quốc kể lại việc này.
23.3.7. Đời Tống, sa-môn Thích Thiệu Thạc: Sư người nước Khang Cư, trụ tại chùa Thông Linh, núi Dân, hình dáng giống như người cuồng, nhưng rất sùng kính Phật pháp. Vào đời Tống, sư xuất gia học đạo, tự xưng là Thạc Công. Sư đến đi không kể ngày đêm. Sư đến ngủ nhà người nào, ngủ trên đất thì nhà đó sẽ có người chết. Sư đến nhà nào xin một tấm chiếu thì nhà đó sẽ có trẻ nhỏ chết. Người bấy giờ đều cho đó là điềm dự báo.
Mỗi năm, đến ngày mùng tám tháng tư, kinh thành tổ chức lễ rước tượng, sư ở trong đám đông làm dáng giống sư tử. Ngày ấy, người trong quận, huyện đều thấy thế, nên họ mới biết do sư hóa thân. Thứ sử Tiêu Tuệ Khai và Lưu Mạnh Minh v.v… đều tôn thờ sư.
Vào một buổi sáng, sư bỗng bịt khăn vải đến nhà Mạnh Minh, chẳng bao lâu Mạnh Minh qua đời. Quan trưởng sử của Mạnh Minh là Thẩm Trọng Ngọc muốn sửa đổi cách trị phạt thành những hình phạt nhẹ hơn. Sư nói với Ngọc: “Trời đất oán thán bi thưomg cũng do những hình phạt đó mà có, nếu bỏ các cực hình sẽ được chức thứ sử!”. Ngọc tin và làm theo. Đến khi Mạnh Minh qua đời, Trọng Ngọc được làm thứ sử.
Đến ngày mùng một tháng chín, niên hiệu Nguyên Huy thứ nhât (473), sư tịch ở chùa Thông Linh núi Ngâ Mi. Trước khi thị tịch, sư nói VớI đạo nhân Pháp Tiến:
– Sau khi tôi chết hãy mang giày cho tôi, rồi đem để ngoài đất trống.
Pháp Tiến không làm theo, đem nhục thân sư an trí trong chùa. Nhưng hai ngày sau thì không thấy nhục thân của sư nữa. Sau đó không lâu, có người từ huyện Bì đến nói với sư Pháp Tiến:
– Hôm qua tôi gặp sư Thạc Công ở trong chợ, chân mang một chiếc giày và nói đùa rằng: ‘Tiểu tử không cẩn thận nên làm mất chiêc giày của tôi’”.
Pháp Tiến kinh hãi gọi sa-di đến hỏi, sa-di nói:
– Lúc sắp đưa nhục thân đi, vì sợ nên con buộc chiêc giày bên chân phải không chặt, có lẽ vì thế mà bị rơi mất.
Hành tung của sư rất kì dị, không sao lường được.
23.3.8. Đời Tống, sa-môn Thích Tuệ An: Sư ở chùa Tì Bà, Giang Lăng, không biết người xứ nào. Sư xuất gia năm mười tám tuổi, phong thái và diện mạo của sư rất tầm thường, nên mội người đều khinh rẻ. Lúc làm sa-di, một hôm, sau khi chúng tăng ngồi thứ tự, liền sai sư rỏt nước. Sư cầm cái bình rỗng rót nước từ bậc thượng đến bậc hạ mà nước vẫn không hết. Chúng tăng thấy vậy đều cho là kì dị. Đến khi sư thụ giới Cụ túc lại hiện nhiều việc linh dị.
Vào đêm ba mươi mỗi tháng, sư cùng bạn đồng học là Huệ Tế lên điện làm lễ bố-tát. Cửa điện chưa mở, sư liền kéo tay Huệ Tế chỉ vào cái lỗ hổng trên vách điện và nói:
– Tôi vào, ra từ lỗ hổng ấy. Huệ Tế vô cùng sợ hãi, không dám nói lời nào.
Sau này, có lần sư cùng Huệ Tế đến bên ngôi tháp và nói:
– Tôi sắp đi xa, nay từ biệt ông_ Sư nói dứt lời, bỗng chốc thấy chư thiên trỗi nhạc, rải hương thơm khắp không trung. Lúc ấy, Huệ Tế sợ hãi, không nói được lời nào. Tuệ An lại dặn:
– Những việc làm kì dị của tôi từ trước đến nay, ông chớ nói cho người khác biết, nếu nói sẽ chuốc họa. Nhưng ở Tây Nam có một vị cư sĩ mới phát tâm bồ-tát, ông có thể kể hết cho người ấy biết!
Nói rồi, sư từ giã Huệ Tế theo khách buôn xuôi dòng sông Tương mà đi. Trên đường đi, sư bị bệnh kiết lị rất nặng, sư nói với chủ thuyền:
– Mạng bần đạo sắp hết, hãy khiêng tôi đặt bên bờ sông, không cần quan tài. Tôi chết rồi để cho côn trùng, chim, thú ăn.
Khách buôn làm theo lời sư dặn, khiêng đặt nằm bên bờ sông. Đêm đến họ thấy thân sư phát ra lửa lớn. Khách buôn thấy lạ và sợ hãi, họ đến xem thì thấy sư đã qua đời.
Khách buôn tiếp tục lên đường đến Tương Đông và thây sư đã đến đó trước rồi, nhưng trong chốc lát họ không thấy sư nữa.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *