QUYỂN 32
Quyển này có hai chương: Biến hóa và ngủ mộng.
25. CHƯƠNG BIẾN HÓA
25.1. LỜI DẪN
Sự vận dụng của thánh nhân dung thông vô ngại, cảm ứng khắp cùng, cho nên không thể dùng một pháp để tìm cầu, không thể dùng một lí mà suy diễn. Vì thế, gặp thô thì ứng hiện thô, gặp tế thì ứng hiện tế. Tế thô là tùy theo căn cơ, lý ấy xưa nay vốn như vậy. Sở dĩ Đức Phật phóng ánh sáng lớn, hiện các thân biến là để ứng hợp với các vị đại bồ-tát ở mười phương sắp chứng quả vị Phật. Nếu ở trong cảnh trần tục tiếp độ chúng sinh xấu ác, khiến họ bỏ tà về chính, thì các Ngài tùy duyên biến hiện tất cả thân hình để phù hợp với tâm chúng sinh. Do đó, không thể dùng nghĩa lý nhiệm mầu để chỉ chung tất cả, mà phải biến hiện ra tất cả thân hình không thể nghĩ bàn, để ngăn chặn những kiến chấp ngu muội không thể nghĩ bàn.
Thí như thánh nhân gá sinh vào nai, ngựa để độ thoát chúng. Ngay lúc các Ngài làm nai, ngựa, há đồng với chúng sao? Nếu các Ngài đồng với nai. ngựa thì cũng lưu chuyển theo chúng, chứ đâu cần đợi hiện thần biến này.
25.2. THÔNG BIẾN
Kinh Hoa nghiêm ghi: “Này các Phật tử! Như hóa thân của một đức Như Lai biến chuyển không thể giảng nói và thí dụ, ví như vầng mây pháp luân. Trong tất cả các thế giới như pháp giới, hư không giới v.v… đều dùng đầu sợi lông để đo lường khắp cả. Trên đầu mỗi sợi lông, trong mỗi niệm hóa hiện thân hình nhiều như vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật, cho đến tận số kiếp vị lai. Mỗi mỗi hóa thân Phật có nhiều đầu như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi mỗi đầu có số lưỡi nhiều như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi mỗi lưỡi phát ra âm thanh nhiều như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi mỗi âm thanh diễn nói Tu-đa-la nhiều như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Mỗi mỗi Tu-đa-la diễn nói diệu pháp nhiều như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Trong mỗi mỗi diệu pháp diễn nói cú thân, vị thân nhiều như số vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Lại nói dị cú thân, vị thân trải qua số kiếp nhiều như vi trần bất khả thuyết, bất khả thuyết cõi Phật. Âm thanh ấy trùm khắp pháp giới, tất cả chúng sinh đều nghe. Cho đến tận vị lai thường chuyển pháp luân và âm thanh của Như Lai không đổi khác, không gián đoạn, không cùng tận. Đó là pháp an trú của tất cả chư Phật, của đại lực Na-la-diên Tràng Phật”.
Kinh Hoa nghiêm lại ghi: “Tất cả các Đức Phật đều có tám loại âm thanh vi diệu. Mỗi mỗi âm thanh đều có năm trăm âm thanh vi diệu phụ thuộc và không thể tính đếm trăm nghìn âm thanh khác dùng để trang nghiêm. Vô lượng, vô biên âm thanh vi diệu, kĩ nhạc thảy đều thanh tịnh, diễn nói ý nghĩa chính pháp của tất cả chư Phật, khiến người xa lìa sợ hãi, an trú trong tiếng sư tử hống đại vô úy của Như Lai. Tất cả chúng sinh trong khắp pháp giới nghe được âm thanh này, tùy theo thiện căn mỗi loài đã gieo trồng mà được khai ngộ. Đó là sự ttrang nghiêm khẩu nghiệp tối thắng vô thượng của tất cả chư Phật”.
Kinh Xứ xứ ghi: “Sở dĩ khi Phật mỉm cười, từ miệng phát ra ánh sáng năm sắc, là có năm nguyên nhân. Một là muốn cho người nào có điều muốn hỏi, nhân đó mà được lợi ích. Hai vì sợ người nói Phật không biết cười. Ba là hiện ánh sáng trong miệng. Bốn là cười những người không có lòng chí thành. Năm là cười hàng a-la-hán chấp ‘không’ mà không đác đạo bồ-tát. Anh sáng vào thân Ngài từ đỉnh đầu là muốn thị hiện cho người sau thấy rõ”.
Kinh Phật thuyết tâm minh ghi: “Bấy giờ. Đúc Phật vì Phạm chí mà cười. Khi ấy từ trong miệng Phật phát ra ánh sáng năm sác. chiếu soi khắp chúng sinh trong năm đường ở mười phương. Vì muốn khiến cho mọi người sinh tâm hoan hỉ, làm cho ngạ quỷ được no đủ, địa ngục dứt hết khổ đau, súc sinh tỉnh ngộ tiêu trừ tội chướng, lần theo ánh sáng tìm đến chỗ Phật. Mỗi khi Đức Phật cười thường có điềm lành.
Khỉ Phật thụ kí cho hàng bồ-tát thì ánh sáng chiếu soi khắp mười phương và từ đỉnh đầu đi vào. thụ kí cho hàng duyên giác thì ánh sáng từ miệng đi vào, thụ kí cho hàng thanh văn thì ánh sáng từ vai đi
vào. Nói về việc sinh lên trời thì ánh sáng từ rốn vào, nói về việc sinh vào loài người thì ánh sáng từ đầu gối đi vào, nói về nỗi khổ trong ba đường thì ánh sáng từ giừa lòng bàn chân đi vào.
Khi Đức Phật hoan hỉ thì không phải cười vì dục. không phải cười vì sân, không phải cười vi si không phải cười vi phóng dật, không phải cười vi lợi dưỡng, không phải cười vì vinh hiển, không phải cười vi giàu sang. Nay Đức Phật vì thương xót tất cả chúng sinh nên cười với lòng đại từ, hoàn toàn không có bảy tâm niệm kia”.
Luận Đại trí độ ghi: “Khi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên, bồ-tát ứng Trì ở phương khác. vì muốn đo lường thân Phật, vượt lên hư không, hay qua vô lượng cõi Phật đến thế giới của Phật Hoa Thượng, mà vẫn còn thấy thân Phật y như vậy, bèn nói kệ ràng:
Hư không không cùng tận,
Công đức Phật cũng vậy,
Dẫu muốn lường thân Phật,
Chỉ nhọc sức mà thôi.
Vượt lên cõi hư không,
Qua vô lượng cõi Phật,
Thấy thân Thích sư tử,
Vẫn như cũ không khác.
Thân Phật như núi vàng,
Phóng ra ánh sáng lớn
Tướng hảo tự trang nghiêm,
Như hoa nở mùa xuân ”.
Kinh Xứ xứ ghi: “Khi Đức Phật còn tại thế, trời rồng, quỷ, thần, người đều đến chỗ Phật nghe kinh, số lượng người vây quanh đến mấy trăm nghìn lớp mà người trước, người sau đều thấy Phật. Vì sao? Vì đời trước, khi luận bàn, Phật không phân biệt trước sau. nên ngày nay ai cũng thấy mặt Phật. Người nằm, đầu luôn hướng về phía Phật là để tôn kính Ngài vậy”.
25.3. NHÀM CHÁN THAM DỤC
Kinh Đại trang nghiêm pháp môn6 ghi: “Bấy giờ, trong thành Vương Xá có kĩ nữ Kim Sắc thông minh, có oai đức. Người nữ kia nhờ căn lành đời trước mà có thân