PHẨM THỨ HAI MƯƠI ÁI THÂN
1 – MA HA LÔ ĐƯỢC PHẬT ĐỘ
Cách thành nước Đa-ma-la bảy dặm có Tinh xá, trong ấy thường có năm trăm vị Sa-môn ở tụng Kinh, hành đạo, lại có một vị Tỳ-kheo Trưởng lão tên Ma-ha-lô, vì người rất chậm lụt, đã được năm trăm đạo nhơn luân phiên chỉ dạy mấy năm mà một bài kệ cũng không thuộc, rốt cuộc ai cũng khinh thường, không ai thèm chơi với ông cả, thường bị sai quét dọn Tinh xá.
Một hôm, nhà vua thiết tiệc mời các đạo nhơn vào cung để cúng dường. Ma-ha-lô tự nghĩ : Mình sanh ra trong đời ngu độn như thế này chẳng biết một bài kệ, bị người khinh khi, sống chi vô dụng. Nghĩ xong ông xách dây đến phía sau vườn, dưới cội cây lớn định tự thắt cổ chết.
Phật dùng mắt huệ xa thấy như thế, liền hóa làm thọ thần, nửa thân hình người quở rằng : Ôi chao ! Tỳ-kheo muôn làm gì đấy ?
Ma-ha-lô liền nói nỗi khổ tâm của mình ra bạch đầy đủ.
Thần cây nói !
– Chớ làm thế ! Hãy nghe Ta nói : Xa xưa vào thời Phật Ca Diếp, ông làm Sa-môn thông cả Tam tạng, có năm trăm người đệ tử, tự cho mình trí huệ nhiều nên khi chúng, keo kiệt, nghĩa Kinh chẳng chịu giảng dạy. Vì lỗi ấy nên từ đó đến nay đời đời sanh ra đều bí ám độn, nên phải tự trách sao lại tự hại !
Lúc ấy, Thế Tôn liền hiện nguyên hình, hào quang sáng chói và nói kệ :
Tự áí thân giả
Thận hộ sở thủ
Hy vọng dục giải
Học chánh bất mị
Thân vi đệ nhứt
Đương tự miễn học
Lợi nãi hối nhơn
Bất quyển tắc trí
Học tiên tự chánh
Nhiên hậu chánh nhơn
Điều thân nhập huệ
Tất thiên vi thượng
Thân bất năng Iợi
An năng lợi nhơn
Tâm điều thể chánh
Hà nguyện bất chi ?
Bổn ngã sở tạo
Hậu ngã tự thọ
Vi ác tự cảnh
Như cương toản châu.
Tự yêu thân mình
Cẩn thận gìn giữ
Hy vọng muốn rõ
Chính học hết mê
Thân là thứ hhứt
Thường tự gắng học
Sáng hay khinh ngừơi
Tối lại cùng trí
Học trước tự biết
Sau rồi dạy người
Điều thân đạt huệ
Sửa đổi trên hết
Mình chẳng được lợi
Nào nay lợi người
Tâm điều thân chánh
Muốn mà chẳng được
Trước tự ta tạo
Sau ta tự thọ
Làm ác phải trả
Như kim cang phá thạch
Tỳ-kheo Ma-ha-lô thấy Phật hiện thân tướng sáng rỡ vui mừng lật đật lễ dưới chân Phật, tư duy ý nghĩa bài kệ, liền nhập định ngay tại chỗ chứng đạo quả A-la-hán. Tự biết túc mạng và những việc vô số kiếp về trước, ba tạng Kinh tâm đều suốt hết.
Phật bảo Ma-ha-lô mặc y cầm bát đến cung vua thọ trai ngồi trên năm trăm vị đạo nhơn, vì các đạo nhơn ấy là năm trăm đệ tử của ông kiếp trước. Nhân vì đó thuyết pháp khiến cho họ được đạo, và quốc vương kia rõ tội phước nhận lãnh lời Phật dạy.
Ma-ha-lô vâng lời Ngài dạy, đi ngay vào cung ngồi tòa trên chúng, mọi người trong tâm giận tức và tất cả người trong cung đều lấy làm lạ song chẳng dám trách tội, nghĩ ông này ngu tối chẳng thấu rõ, tâm tánh chậm lụt Khi thọ trai xong vua tự tay châm nước.
Ma-ha-lô liền đem chỗ sở đạt (ngộ) của mình nói, tiếng như sấm vang, lời tuôn như mưa, tất cả đạo nhơn trong bữa tiệc đều sợ hãi tự hối và đều chứng được đạo quả A-la-hán. Ma-ha-lô cũng vì vua thuyết pháp, không thể tả hết được, vua và quần thần bá quan đều chứng quả Tu-đà-hoàn.
2- NĂM TRĂM PHẠM CHÍ KIẾM CỚ NẠN PHẬT BỊ PHẬT ĐIỀU PHỤC
Thuở xưa, Phật ở nước Xá-vệ, có năm trăm Bà-la-môn, thường dùng phương tiện phỉ báng Đức Phật. Phật có trí tam đạt thấy biết khắp tâm người, thương xót muốn độ các người kia: quả kia chưa chín muồi, nhân duyên chưa đến, tất cả tội phước lúc nó đến tự làm nhân duyên mà nhận tội hoặc phước, các Phạm Chí này xưa có chút phước nên đáng được độ.
Phước đức tự làm đều có phương hướng, năm trăm Phạm Chí tự cùng nhau bàn, bèn khiến gã đồ tể sát sanh thỉnh Phật cùng chúng Tăng, nếu Phật nhận lời thỉnh, khen gã đồ tể, chúng ta ở trước mặt mà chê việc đồ tể thỉnh Phật.
Anh đồ tể đến thỉnh Phật, Đức Phật liền nhận lời thỉnh và bảo gã đồ tể: Quả chín tự rụng (trừ quả vú sữa), phước muồi tự độ. Gã đồ tể trở về lo sắp đặt cơm nước. Phật cùng các đệ tử vào trong thôn đồ tể, đến nhà đàn việt, các Phạm Chí lớn nhỏ đều hân hoan vui vẻ.
Ngày nay chúng ta được dịp thuận tiện, nếu là Phật tán thán đàn việt được phước đức, phải lấy tội sát sanh dùng việc đó mà chê, còn nếu Phật nói do việc này mà có tội,.nên lấy phước ngày nay mà nạn, trong hai việc ngày hôm nay, đều được dịp thuận tiện vậy.
Phật đến rửa chân xong, thọ thực .Khi ấy Đức Thế Tôn quán sát tâm của chúng nên đáng được độ. Ngài liền le lưỡi, liếm trùm cả mặt và phóng ánh sáng lớn chiếu khắp trong một thành và dùng tiếng Phạm nói kệ chú nguyện :
Như Chơn nhơn giáo
Dĩ đạo hoạt thân
Ngu giả tật chi
Kiến nhi vi ác
Hành ác đắc ác
Như chủng khổ chủng
Ác tự thọ tội
Thiện tự thọ phước
Diệc các tự thục
Bỉ bất tương đại
Tập thiện đắc thiện
Diệc như chủng điềm.
Như lời chư Phật dạy
Lấy đạo làm lẽ sống
Kẻ ngu hay ghen ghét
Thấy ác mà vẫn làm
Làm ác bị quả ác
Gieo giống nào được giống nấy
Ác tự mình thọ tội
Thiện tự mình thọ phước
Đều gọi là gần chín
Kia chẳng cùng thay nhau
Huân tập lành được lành
Cũng như gieo giống ngọt.
Phật nói kệ xong, năm trăm Phạm Chí ý tự mở tỏ, liền đến trước Phật năm vóc gieo xuống đất, chắp tay bạch :
– Bạch Thế Tôn ! Chúng con tham ngu, chưa được nghe lời Thánh dạy, nguyện Ngài xót thương như con dại, xin được làm Sa-môn, Phật liền hứa nhận đều cho làm Sa-môn.
Người lớn kẻ nhỏ trong thôn thấy Phật biến hóa, rất là vuỉ mừng đều được dấu đạo, khen là Hiền Thánh, trong đó có cả tên đồ tể. Phật thọ thực xong, trở vê Tinh xá.