Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 30 – CHƯƠNG TAM BẢO TRỤ TRÌ

PUCL QUYỂN 30 – CHƯƠNG TAM BẢO TRỤ TRÌ

QUYỂN 30
Quyển này có một chương Tam bảo
22. CHƯƠNG TAM BẢO TRỤ TRÌ

22.1. LỜI DẪN
Tự thân giáo pháp không thể hoàng truyền, phải nhờ con người mới lưu thông. Vì người có tà chính, nên pháp tùy người mà bị sai lệch. Người muốn làm cho Tam bảo trụ thế dài lâu, thì bên trong phải đầy đủ đức hạnh, am hiểu luật tạng, không sợ gian lao, không thích tiếng khen. Như thế mới khiến cho tăng tục xa gần vui mừng có nơi nương tựa, những người tu hành trong thiên hạ kính mộ chính pháp, tiến tu đạo nghiệp. Tăng tục nương cậy lẫn nhau, khiến cho giáo pháp tồn tại lâu dài. Cho nên luật Tứ phần ghi: “Điều không cần chế thì không chế, điều gì đã chế mà được thi hành, dần dần khiến giáo pháp được tồn tại lâu dài”. Nếu pháp vượt trên thường tình mà lời nói không qui củ thì đồng với thế tục. Như vậy đâu thể làm khuôn mẫu cho mọi người? Nên cần xét lại bản thân. Cho nên luật ghi: “Điều không cần chế mà chế, đã chế mà không thi hành, thì dần dần khiến cho giáo pháp mau chóng hoại diệt”.
Thường thấy tại nhà những vương công quyền quý có nhiều tăng ni chữa bệnh, hoặc có người châm cứu, bốc thuốc, ham cầu danh lợi; hoặc có người đánh bạc, ca hát, vui đùa không giữ oai nghi; hoặc có người tổ chức cưới gả, mai mối nữ nam; hoặc có người ngang nhiên tụ tập ăn thịt uống rượu; hoặc có người y phục trang sức xa hoa, ngựa xe lộng lẫy; hoặc có người bắt tay, vỗ tay giống như người thế tục; hoặc có người kết thân với bạn dữ, cậy nhờ người ác, dẫn đến tiếng xấu khắp nơi, ô nhiễm lòng người, hàng quyền quí đều nghe, vua quan đều biết. Thế là mọi người cho cả tăng đoàn đều như vậy, đều chê bai hết. Thật oan cho người tu hành thanh tịnh!
Không phải tất cả tăng ni không nương vào thánh giáo, mà cũng do người tục không biết các bậc hiền lương. Thật ra chỉ vì một vài phàm tăng mà chê bai cả số đông tăng ni đức hạnh. Hoặc có người siêng năng học hỏi, thông suốt ba tạng; có người giảng đạo, làm lợi ích chúng sinh suốt năm không nghỉ; có người chuyên tâm thiền quán, thường ngồi không nằm; có người siêng năng đọc tụng kinh luận, không hề giải đãi; có người sáu thời lễ sám, ngày đêm hành đạo; có người đắp y, khất thực, đạm bạc vô vi; có người ở nơi rừng sâu hoang vắng tu hạnh Đầu-đà; cỏ người chuyên làm phúc lợi cúng dường Tam bảo; có người kiến lập đạo tràng, giáo hóa kẻ tục vào đạo; có người in kinh, đúc tượng, xây dựng chùa chiền.
Trên đây chỉ lược trình bày, những bậc như thế rất nhiều, làm sao ghi hết! Những bậc danh đức này thường trụ nơi đạo tràng, chuyên tu phúc trí, không lãng phí một khoảnh khắc nào, không rảnh để nhiễm tục duyên. Vì thế, hàng công khanh, quyền quí chẳng biết chẳng hay, nên họ chỉ biết kết thâm tình với bọn xấu, do nhiễm thói quen lâu ngày, nên họ cho sai là phải; dẫu gặp thánh tăng cũng cho là phàm phu, khởi tâm sân hận, ngã mạn, đâu biết cung kính! Lắng tâm suy gẫm việc này, há chẳng oan uổng lắm ư!
22.2. TRỊ PHẠT
Từ khi Phật vào niết-bàn, chính giáo truyền về phía đông. Phật pháp được phó chúc cho quốc vương hộ trì. Nhưng vương pháp lấn ép, khiến Phật pháp ngày càng suy yếu, phép tắc trì phạm cũng dần diệt mất, nếu nghe người nói thì lại bị lăng nhục. Vì tăng tục xấu ác, tâm quấy lâu ngày, giả sử muốn trị phạt, sửa ác thành thiện, thì cậy thế lực quan lại ép uổng người thanh tịnh. Tăng chúng đã không có quyền lực, trái lại còn bị ô nhiễm tịnh tâm, lòng gian tà càng tăng, thật là khó hàng phục, từ đó dẫn đến đại pháp đình trệ, giáo pháp bị suy tàn.
Vì thế kinh Đại tập ghi:
– Đời vị lai, nếu các quốc vương, người thuộc bốn chủng tính vì hộ pháp thì có thể xả bỏ thân mạng. Thà hộ trì một tì-kheo tu tập đúng pháp, chứ không hộ trì vô lượng ác tì-kheo. Khi mạng chung, vị quốc vương đó được sinh về Tịnh độ. Nếu quốc vương ủng hộ các ác tì-kheo thì trong vô lượng kiếp không được làm người. Nếu quốc vương không trị phạt các ác tì-kheo, làm cho Tam bảo bị đoạn diệt, là cướp mất con mắt của chúng sinh, dù công đức vô lượng đời tu tập bố thí, trì giới, trí tuệ thì cũng bị mất hết. Vả lại, tì-kheo phạm tội, cần phải trị tội một tháng, hai tháng làm việc khổ nhọc, hoặc không nói chuyện, không ngồi chung, hoặc trục xuất ra khỏi một nước cho đến bốn nước có Phật pháp lưu hành. Trị tội các ác tì-kheo như thế, các thiện tì-kheo sẽ an lạc thụ pháp, do vậy Phật pháp tồn tại lâu dài, không bị đoạn diệt.
Luận Tát-bà-đa ghi: “Trái phép vua thì phạm tội Đột-cát-la”.
Kinh Thang Man ghi:
– Thưa Đức Thế Tôn! Người cần chiết phục thì nên chiết phục, người cần nhiếp thụ thì nên nhiếp thụ. Vì sao? Vì chiết phục và nhiếp thụ sẽ khiến cho chính pháp được tồn tại lâu dài, trời người tăng nhiều, ác đạo giảm bớt, giáo pháp của Như Lai cũng được luân chuyển.
Kinh Niết-bàn ghi:
– Đức Phật dạy: “Thiện nam! Hãy lắng nghe, lắng nghe! Ta sẽ giảng nói nghiệp nhân được thọ mạng dài lâu của Đức Như Lai. Bồ-tát tạo những nghiệp nhân này mà được thọ mạng lâu dài. Đó là: Thương nhớ tât cà chúng sinh giống như con ruột; khởi tâm dại tù, đại bi, đại hỷ, đại xả; thụ giới không sát sinh, dạy chúng sinh tu pháp lành, khuyên họ thụ thận giữ gìn ngũ giới, thập thiện; lại nguyện vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la v.v… để cứu vớt chúng sinh khổ não; giải thoát người chưa được giải thoát, độ người chưa được độ, người chưa vào niết-bàn khiến được vào niết-bàn, an ủi những người còn khổ đau, sợ hãi. Nhờ các nghiệp nhân trên mà bồ-tát có thọ mạng lâu dài, tự tại với tất cả trí tuệ, tùy theo thọ mạng, khi lâm chung được sinh về cõi trời”.
Bồ-tát Ca-diếp thưa Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Trong Phật Pháp, làm sao có thể xem những kẻ phá giới, tạo tội ngũ nghịch, hủy hoại chính pháp như con ruột của mình được?
Phật đáp:
– Này Thiện nam! Ví như đại thần, v.v… phạm phép nước thì vua tùy tội mà giết, không bỏ qua. Như Lai Thế Tôn thì không như thế, đối với người hủy hoại chính pháp, thì Ngài làm những phép yết-ma đuổi đi, yết-ma quở trách, yết-ma gạt bỏ, yết-ma không được gặp, yết-ma cử tội, yết-ma diệt tẫn, yết-ma chưa xả bỏ ác kiến.
Này thiện nam! Như Lai Thế Tôn làm những yết-ma hàng phục người hủy báng chính pháp như thế, là vì muốn chỉ rõ nhừng người tạo ác đều chịu quả báo. Sau khi Ta vào niết-bàn, tùy theo trường hợp mà xử lí. Nếu tì-kheo giữ giới, đầy đủ uy nghi, hộ trì chính pháp, thấy người hủy hoại chính pháp thì đuổi đi, hoặc quở trách, hoặc trừng trị. Ti-kheo đó được vô lượng phúc báu, không thể tính kể. Nếu thiện tì-

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *