Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

Ngũ mộc hương thơm ngát
Ngải nạp và Đô lương.
* Hoắc hương
Bộ Quảng chỉ ghi: “Hoắc hương có xuất xứ từ các nước ở phương nam”.
Bộ Ngoại quốc truyện, đời Ngô ghi: “Nước Đô-côn thuộc Phù-nam sản xuất Hoắc hương”.
Bộ Nam châu dị vật chỉ ghi: “Hoắc hương có xuất xứ từ các nước vùng bờ biển Điển-tốn thuộc Phù-nam. Hoắc hương có hình dáng giống như hương Đô lương, có thể dùng để tẩm xông ướp y phục”*
Bộ Du ích kì tiên ghi: “Các loại hương đều từ một cây. Trong đó hương từ lá của cây ấy là Hoắc hương”.
* Phong hương
Bộ Nam phương kí ghi: “Hạt của câỵ Phong hương giống như trứng vịt, phơi khô có thể đốt cháy”. Ngụy vũ lịnh ghi: “Phòng ốc không sạch cho phép đốt nhựa cây Phong và Tuệ thảo”.
* Sạn hương
Bộ Quảng chí ghi: “Sạn hương có nguồn gốc từ các nước ở phương nam”.
* Hương Mộc mật
Dị vật chí ghi: “Hương Mộc mật còn gọi là Hương thọ. Loại cây này sống một nghìn năm, gốc rất lớn. Trước tiên người ta chặt cây ngã xuống, để khoảng bốn, năm năm sau, đến xem thì thấy rễ cấy đều mục rã hết, chỉ phần đốt cây là vẫn còn cứng chắc và hương thơm chỉ có ở chỗ đó”.
Bộ Quảng chí ghi: “Hương Mộc mật cọ xuất xứ từ Giao châu và phương tây”.
Kinh Mộc thảo ghi: “Mộc hương còn có một tên gọi khác là Mật hương, có vị cay và mát”.
* Đinh hương
Sách Nam phương thảo vật trạng ghi: “Cây Đinh hương mọc ở ven bờ sông”.
* Hương Đô lương
Bộ Quảng chí ghi: “Hương Đô lương xuất xứ từ vùng Hoài Nam”.
* Trầm hương
Dị uyển ghi: “Lúc sống ở Quảng châu, sa-môn Chi Pháp Tôn có cái nệm bằng lông thú tám thước và bộ phản gỗ Trầm hương tám thước. Khoảng niên hiệu Thái Nguyên (251-252), Vương Hán làm thứ sử châu này cố gắng cầu xin hai vật đó, nhưng không được, nên ra lệnh giết sư và chiếm đoạt”.
Bộ Nam châu dị vật chỉ ghi:, “Mộc hương có nguồn gốc từ Nhật Nam. Muôn lấy được nó, trước phải chặt cây bỏ trên đất một thời gian lâu, phần giác màu trắng bên ngoài tự nhiên mục rã, còn lại phần lõi cứng chắc, nếu bỏ phần này vào nước chìm thì đó là Trầm hương. Tiếp theo đem phần khoảng giữa lõi và giác không quá cứng thả vào nước, phần này không chìm, không nổi gọi là Sạn hương. Loại hơi có màu trắng gọi là Tiệm hương”.
Bộ Cố Vi Quảng châu kí ghi: “Huyện Tân Hưng là xứ sở của Trầm hương. Trầm hương ở đây có hình dạng giống như cây Tâm thảo. Người dân chặt nó để nhiều năm, đến khi phần bên ngoài bị mục rã hết, chỉ còn phần lõi, đó chính là Trầm hương”.
Bộ Du ích kí tiên ghi: “Các loại hương đều từ một cây. Trong đó lõi của cây là Trầm hương”.
* Giáp hương
Bộ Quảng chí ghi: “Giáp hương xuất xứ từ phương nam”.
Bộ Phạm Diệp hương phương gọi là Hương Giáp tiễn tức là Sạn hương”.
* Hương Mê diệt
Bộ Ngụy lược ghi: “Hương Mê diệt có xuất xứ từ nước Đại Tần”.
Bộ Quảng chí ghi: “Hương Mê diệt có xuất xứ ở vùng Tây Hải”.
* Hương Linh lăng
Nam Việt chí ghi: ‘”‘Hương Linh lăng, dân địa phương thường gọi là Yến thảo vân hương”. Phần Hạ tiểu, thiên Đại tái lễ ghi: Tháng giêng hái Yến thảo vân hương để cúng miếu”.
Thiên Nguyệt lệnh Lễ kí ghi: “Vào tháng mười một mùa đông, Yến vân thảo hương mới mọc”.
Bộ Thuyết văn ghi: “Vân thảo giống như rau Mục túc”.
Hoài nam ghi: “Vân thảo chết có thể sống lại”.
* Lan hương
Dịch thông quán nghiệm ghi: “Vào tiết lập đông, có gió bắc là lúc hoa lan mới nở”.
Bộ Thuyết văn ghi: “Lan hương là một loại cỏ”.
Bộ Bản thảo kinh ghi: “Lan thảo còn có tên gọi khác là Thủy hương, uống lâu có tác dụng bổ khí, thân thể nhẹ nhàng, không già”.
* Hòe hương
Hòe hương xuất xứ ở vùng Mông Sở, cho nên mới khảo xét đến lời tựa của bài Thuật Hỏe hương phú.
* Hương Đâu-mạt
Hán vũ cố sự ghi: “Tây Vương Mau sắp giáng trần, vua đốt hương Đâu-mạt. Hương Đâu-mạt do nước Đâu-cừ hiến dâng, lớn như hạt đậu. Nếu xoa vào cửa thành, hương thơm lan xa trăm dặm. Vùng Quan Trung từng bị đại dịch, người chết liên tục, đốt hương này thì dịch bệnh chấm dứt”.
* Phản sinh hương
Chân nhân quan doãn truyện ghi: “Lão Tử nói:
– Khi bậc chân nhân du hành đều ngồi trên hoa sen. Hoa có đường kính mười trượng và có hương Phản sinh, ngược gió ba mươi dặm vẫn nghe thơm”.
* Thân hương
Sách Thập châu kỉ ghi: “Niên hiệu Thiên Hán thứ ba (98BC), đời Hán, sứ giả một nước phương Tây hiến dâng Linh giao, Cát quang cừu và thần hương. Sứ giả nói: ‘Loại hương này có thể làm cho người yếu được khỏe mạnh, người tàn tật được hết, người bệnh được lành, người chết sống lại’
Đến niên hiệu Thái Thỉ thứ nhất (96BC), trong thành Trường An có dịch bệnh lớn, mỗi ngày hàng trăm người chết. Vua thử lấy Thần hương của nước Nhục-chi đốt ở trong thành thì những người chết chưa được ba ngày đều sống lại và hương thơm trải qua ba ngày vẫn không hết. Vua ra lệnh cho ghi vào sách quí, nhưng về sau bị thất lạc”,
* Hương Kinh tinh
Sách Thập châu kí ghi: “Ở vùng Tây Hải có nhiều linh quán của các bậc chân tiên. Tại cửa bắc của các linh quán này có một cây lớn giống như cây Phong, hương thơm của nó lan xa mấy trăm dặm. Cây ấy có tên Phản hồn hay Khấu và có thể phát ra âm thanh như tiếng bò rống; người nghe đều kinh hãi. Chặt lấy lõi cây ấy rồi cho vào ngọc phủ nấu, sau đó lấy nước sắc lại cho đặc rồi vò thành viên, gọi là hương Kinh tinh, hoặc gọi hương Chấn linh, Phản sinh, hoặc gọi Nhân điểu, hoặc Khước tử. Hương thơm của chúng lan xa mấy trăm dặm. Người chết nằm dưới đất mà nghe được hương thơm này liền sống dậy”.
34. CHƯƠNG TÁN TỤNG
34.1. LỜI DẪN
Ý khen ngợi thường gửi vào lời thơ, lời thơ lại nương vào âm hưởng. Do đó, lời thơ hay đẹp thĩ ý khen ngợi rõ ràng; âm hưởng hay thì lời thơ lưu loát; ngôn từ nương âm hưởng là lẽ trợ giúp nhau. Xét ra, Ấn Độ có bái, còn Trung Quốc có tán. Tán là văn dùng kết luận một chương. Bái là bài kệ ngắn dùng để truyền tụng. So sánh nội dung ý nghĩa thì bái và tán tuy tên khác nhưng thật là đồng. Do đó, kinh ghi: “Dùng âm hưởng vi diệu để ca tụng công đức của Phật”
Ngày xưa, khi Đức Phật nhập định thì tiếng đàn ca chấn động hang đá. Khi Bà-đề cất tiếng tụng thì âm thanh vang thấu đến trời Tịnh Cư. Âm thanh cực vi diệu giác ngộ thế gian, tất nhiên không thể dùng lời tán dương cho cùng tận. Đến đời mạt pháp, việc tu tập rất có linh nghiệm; vì thế, Trần Tư chú tâm suy tưởng đã nghe được tiếng Phạn bái ở Ngư Sơn. Bạch Kiều thành tâm thệ nguyện, nên hiểu được

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *