Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

– Này hiền giả! Lúc ấy chúng tôi không thể tự chủ được, như cơn lốc xoáy, quật ngã cây cối, không có năng lực kiềm giữ, chớ chẳng phải muốn như thế!
Lúc ấy, bồ-tát Thiên Quang nói với ngài Ca-diếp:
– Hôm nay ngài đã tận mắt nhìn thấy oai đức thế lực của bồ-tát Bất thoái, bất cứ ai được nhìn thấy như thế, cũng đều phát tâm Vô thượng chính chân bồ-đề! Bởi vì oai lực tiếng đàn này đều phát ra âm thanh giáo pháp, giúp cho tám nghìn bồ-tát đều chứng Vô sinh nhẫn.
Tụng rằng:
Trời trong tỏa khí thanh,
Tiếng thần thấu tai điếc,
Lên đài vịnh tiếng xuân,
Cao hứng xa dấu vết,
Nương không cảm linh giác,
Núi Ngư chấn Tư vương,
Mô phỏng tiếng Phạm thiên,
Mong pháp âm rộng khắp,
Du dương không đoạn dứt,
Dìu dặt giữa không gian,
Tì-kheo tụng âm Phạn,
Người, vật động cõi lòng,
Cũng do xướng pháp mầu,
Cảm bầy nhạn trên không,
Sáng ra lòng tỉnh ngộ Hoát nhiên tự linh thông”.
34.5. CẢM ỨNG
34.5.1. Đời Tấn, sa-môn Bạch Pháp Kiều: Sư người Trung Sơn, khi còn nhỏ đã thích đọc tụng kinh điển, nhưng hơi ngắn và yếu, nên trong lòng cảm thương cho chính mình. Nhân đó sư phát nguyện nhịn ăn, đối trước tượng Quán Âm đỉnh lễ sám hối suốt bảy ngày bảy đêm để cầu phúc báo hiện tại. Mặc dù, những người đồng học hết lòng can ngăn, nhưng sư nguyện không thay đổi. Đến ngày thứ bảy, sư cảm thấy cổ họng mình khai thông, liền xin nước súc miệng và nói: “Tôi đã được ứng nghiệm” Từ đó, sư tụng kinh tiếng vang xa khoảng ba dặm, kẻ xa người gần đều ngạc nhiên và ngợi khen, người và vật đều đến xem nghe.
Từ đó về sau, sư tụng được năm mươi vạn lời, ngâm vịnh suốt ngày đêm, giọng đọc buồn thương và uyển chuyển, cảm đến thần linh. Năm sư chín mươi tuổi mà giọng vẫn không thay đổi.
Sư thị tịch ở Hà Bắc, khoảng niên hiệu Vĩnh Hòa (345-357), Mục đế đời Tấn, tức cuối đời Thạch Hổ.
34.5.2. Đời Tấn, sa-môn Chi Đàm Dược: Sư người nước Nhục-chi, nhưng cư ngụ ở Kiến Nghiệp. Sư xuất gia từ nhỏ, siêng năng tu tập, ăn uống đạm bạc, ẩn tu tại núi Hổ Khâu, đất Ngô. Vua Hiếu Vũ đời Tấn thỉnh sư đến trụ trì chùa Kiến Sơ thuộc kinh đô và cầu thụ năm giới.
Sư có chất giọng trời cho, nên tụng đọc rất hay. Sư từng mộng được thiên thần truyền cho cách luyện thanh. Nhân đó sư sáng tác ra những thanh điệu mới, làm cho âm thanh trong trẻo, thánh thoát và vang vọng khăp bốn phương. Mặc dù trước đã có Đông A cải biến và sau đó Khương Tăng Hội có sáng chế ra cách tán tụng, nhưng vẫn chưa có cách tán tụng nào hay như của sư. Người đời sau đều tuân theo phương pháp này. Sáu âm điệu tán tụng kinh văn do sư chế tác được lưu truyền đến ngày nay.
Sư tịch ở chùa Kiến Sơ, thọ tám mươi mốt tuổi.
34.5.3, Sa-môn Thích Tăng Biện: Sư họ Ngô, người Kiến Khang, xuất gia ở chùa An Lạc. Lúc còn nhỏ sư đã thích tụng kinh, giọng buồn thương uyển chuyển. Vào khoảng đầu đời Tề, không ai hơn được sư.
Có lần sư thụ trai tại nhà Lưu Thiệu ở Tân Đình vào đầu hôm, sư tụng kinh, nhưng vừa mới tụng được một đoạn, bỗng có bầy hạc bay đến đậu trước thềm nhà, Đến khi sư tụng hết một quyển thì bầy hạc đồng loạt bay đi. Do đó, tiếng tăm của sư vang khắp thiên hạ, xa gần đều biết. Những người đến cầu học đều hết lòng tôn kính và phụng sự.
Đến ngày 19 tháng 2, niên hiệu Vĩnh Minh thứ bảy (489), Tư đồ Cánh Lăng Văn Tuyên vương nằm mộng thấy mình ở trước Phật, vịnh một đoạn kinh Duy-ma. Nhờ âm thanh phát ra mà ông tỉnh giấc, liền ngồi dậy đến điện Phật, theo cách thức đã mộng thấy, vịnh lại đoạn cổ Duy-ma, nhân đó phát hiện âm giọng thông suốt, hay hơn ngày thường.
Sáng hôm sau, ông cho mời các vị sa-môn ở kinh đô giỏi về thanh điệu như Thích Tăng Biện v.v… lần lượt soạn nhạc. Sư soạn thanh điệu cho một đoạn cổ Duy-ma và bài kệ bảy chữ của kinh Thụy ứng, sư là người xuất sắc nhất.
Người đời sau có lưu truyền cách tụng đọc của sư, nhưng phần nhiều đều bị sai lạc, đánh mất phần chính yếu. Sư tịch vào niên hiệu Vĩnh Minh mười một (493).
34.5.4. Đời Tề, sa-môn Thích Đàm Bằng: Sư tên là Dương Kiền, người Nam An, trụ ở chùa Bạch Mã. Lúc còn trẻ có lần sư đến kinh đô học cách tán tụng kinh điển ở chùa Bạch Mã. Tuy sư có giọng rất hay, nhưng hay phạm lỗi về âm điệu và tùy tiện, nên không được người thời ấy khen ngợi. Từ đó sư càng để tâm nghiên cứu các quy tắc, âm luật nhiều hơn.
về già, tài năng tán tụng của sư càng xuất sắc, nhưng bỗng nhiên thay đổi quan niệm, chuyên tụng kinh Bản khởi, rất giỏi thanh luật. Sau đó, sư trở về trụ tại chùa Long Uyên ở đất Thục. Những người nghiên cứu về thinh âm ở vùng Ba Hán đều khâm phục luật phối âm của sư.
Từ đó, mỗi khi sư tụng kinh làm cho voi ngựa kêu gào thảm thiết, hoặc đang đi thì liền đứng lại. Nhân đó, sư chế tạo ra chuông đồng, nguyện đới vị lai luôn được bát âm, tứ biện. Ở Dung Thục có chuông đồng bắt nguồn từ đây. Không lâu sau, sư tịch tại chùa Long Uyên.
34.5.5. Đời Bắc Tề, có một quan nhân họ Lương rất giàu có, lúc sắp qua đời, ông dặn vợ: “Thường ngày tôi yêu thương đứa đầy tớ và con ngựa; sai khiến, cưỡi chúng lâu ngày rất hợp ý. Tôi chết rồi nên chôn chúng theo tôi, nếu không làm như vậy thì chẳng có gì để cưỡi và sai khiến”.

Đến khi ông chết, người nhà dùng bao đựng đày đất đè chết người đầy tớ, nhưng con ngựa vẫn chưa giết. Người đầy tớ chết được bốn ngày thì sống lại, kể rằng: “Trong lúc bất giác, tôi bỗng thấy mình đến trước cửa quan phủ, người canh cửa chặn lại và ngủ ở ngoài một đêm. Sáng hôm sau, tôi thấy chủ cũ của mình bị xiềng xích, có lính áp giải, dẫn vào quan. Ông chủ thấy tôi liền nói:
– Ta cho là người chết vẫn có thể sai khiến nô bộc, cho nên mới bảo gọi ngươi. Nay mỗi người tự chịu khổ, hoàn toàn không liên quan ngươi. Nay ta sẽ thưa với quan tha cho ngươi!
Nói xong, ông chủ đi vào trong.
Tôi nấp ở bên ngoài lén nhìn, nghe vị quan hỏi người áp giải:
– Hôm qua ngươi ép mỡ được nhiều ít?
Tên quản ngục thưa:
– Được tám đấu.
Vị quan bảo:
– Phải ép tiếp, lấy đủ một hộc sáu đấu!
Ông chủ bị lôi ra ngoài mà không nói được một lời.
Sáng hôm sau, ông chủ bị lính gác lại dẫn đến, nhưng sắc mặt tươi tỉnh hơn và nói với tôi: “Nay ta sẽ xin quan thả ngươi”. Nói xong, ông chủ bị dẫn vào trong.
Vị quan hỏi tên lính:
– Có ép được mỡ không?
Tên lính đáp:
– Không được.
Quan hỏi:
– Vì sao không được?
Tên lính thưa:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 37 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP

QUYỂN 37 Quyển này có một chương Kính tháp. 35. CHƯƠNG KÍNH THÁP 35.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *