KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
PHẨM “QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN” THỨ HAI MƯƠI LĂM
1 – Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo, bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quan Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gi mà tên là Quan Thế Âm?”
Phật bảo Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát: “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quan Thế Âm Bồ-tát này, một lòng xưng danh. Quan Thế Âm Bồ-tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giảỉ thoát”.
Nếu có người trì danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng, vì do sức oai thần của Bồ-tát này vậy.
Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ-tát này liền đặng chỗ cạn.
Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu, các thứ báu, nên vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tấp nơi nước Quỷ La-sát, trong đó nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, thời các người đó đều đặng thoát khỏi nạn quỷ la-sát. Do nhơn duyên đó mà tên là Quan Thế Âm.
2 – Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc mà đặng thoát khỏi.
Nếu quỷ dạ-xoa cùng la-sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, thời các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại đặng.
Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm, xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, thảy đều đứt rã, liền đặng thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, vị Bồ-tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu, thời sẽ đặng thoát khỏi oán tặc này”.
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam-mô Quan Thế Âm Bồ-tát”. Vì xưng danh hiệu Bồ-tát nên liền đặng thoát- khỏi.
Vô Tận Ý Quan Thế Âm Đại Bồ-tát sức Oai thần cao lớn như thế.
3 – Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quan Thế Âm Bồ-tát, liền đặng ly dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quan Thế Âm Bồ-tát, liền đặng lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quan Thế Âm Bồ-tát, liền đặng lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quan Thế Âm Bồ-tát có những sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quan Thế Âm Bồ-tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; gỉả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.
Vô Tận Ý! Quan Thế Âm Bồ-tát có sức thần như thế.
4 – Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quan Thế Âm Bồ-tát, thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ-tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó có nhiều chăng?
Vô Tận Ý thưa: “Bạch Thế Tôn! Rất nhiều”. Phật nói: “Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.
Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quan Thế Âm Bồ-tát đặng vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế”.
5 – Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quan Thế Âm Bồ-tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó thế nào?”.
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ-tát: Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quan Thế Âm Bồ-tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp. ‘ .
Người đáng dùng thân Thanh văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm vương mà vì độ nói pháp.
Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà-vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại Tướng quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ-sa-môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ-sa-môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân tiểu vương đặng độ thoát, liền hiện thân tiểu vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân trưởng giả đặng độ thoát, liền hiện thân trưởng giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân cư sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân cư sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân tể quan đặng độ thoát, liền hiện thân tể quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân bà-la-môn đặng độ thoát, liền hiện thân bà-la-môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di mà vi đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của trưởng giả, cư sĩ, tể quan, bà-la-môn đặng độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp. Vô Tận Ý! Quan Thế Âm Bồ-tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quan Thế Âm Bồ-tát.
Quan Thế Âm Đại Bồ-tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị “Thí Vô Úy”.
6 – Vô Tận Ý Bồ-tát bạch Phật: “Thế Tôn! Con nay phải cúng dường Quan Thế Âm Bồ-tát”. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ, giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho Ngài Quan Thế Âm mà nói rằng: “Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”.
Khi ấy Quan Thế Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quan Thế Âm Bồ-tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.