QUYỂN 54
Nội dung quyển này gồm hai chương: Trá ngụy, Lười biếng và kiêu mạn.
60. CHƯƠNG TRÁ NGỤY
60.1. LỜI DẪN
Chí đạo không phân biệt, chỉ cốt ở lời ngay. Cho nên, nói lời thiện thì dù xa nghìn dặm vẫn có người hưởng ứng, buông lời bất thiện thì gần trong gang tấc cũng chẳng ai nghe. Đời mạt pháp, người thì gian dối, pháp thì suy vi, có kẻ dựa vào điều phải mà làm thành quấy, hoặc tô điều giả để biến thành thật. Do lòng người có chính tà, nên pháp có chân tục, vướng vào danh lợi thì nhân ngã càng lớn. Người thân trước mắt còn không nương tựa được, huống là kẻ xưa nay xa lạ. Vì thế mà khó kết bạn. Cho nên trong kinh có dạy: “Trực tâm là đạo tràng”, thật không sai vậy!
60.2. GIẢ TRÁ GÀN GŨI
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Tất cả những kẻ gian trá, giả dối, mê hoặc, nhìn bề ngoài giống như ngay thảng, nhưng trong lòng ẩn chứa những điều bất chính. Thế nên, người trí phải phân rõ thật giả.
Thuở xưa, có một bà-la-môn tuổi đã già, nhưng lại cưới được vợ trẻ. Vì chê chồng già, nên người vợ luôn khởi ý tà dâm, xúi dục chồng mở tiệc mời các Bà-la-môn trẻ tuổi cường tráng đến dự. Nghi vợ có gì gian dối, nên người chồng không bằng lòng.
Ngày kia, đứạ con trai riêng của người vợ trước chẳng may sẩy chân té vào đống lửa, người vợ trẻ nhìn thấy, nhưng không kéo ra, người chồng tức giận quát:
– Tại sao thấy con té mà không chịu kéo ra?
Người vợ liền đáp:
– Từ nhỏ đến gỉờ, tôi chỉ gần gũi chồng, chưa bao giờ gần người đàn ông nào khác, sao bảo tôi phải kéo đứa con trai này?
Nghe vậy, người chồng già tin là thật, bèn mở tiệc lớn, mời các bà-la-môn trẻ tuồi đến dự. Thế là người vợ trẻ được dịp tư thông với họ. Chứng kiến cảnh vợ mình tư tình với họ ông rất giận dữ, liền lấy hết báu vật, bỏ vợ ra đi. Trên đường, ông gặp một bà-la-môn và kết bạn. Đến tối, hai người ngủ chung, sáng lại lên đường. Bà-la-môn kia nói:
– Chỗ ngủ hôm qua có một cọng cỏ dính vào áo tôi. Từ nhỏ tới giờ, tôi chưa hề lấy một vật gì của ai, tôi muốn trả lặi cho chủ nhân của nó. Ông hãy đợi ở đây, tôi trả xong sẽ trở lại.
Nghe lời này, bà-la-môn già càng tin tưởng và thương kính người ấy bội phần, nên bằng lòng đứng đợi. Bà-la-môn kia vứt cọng cỏ vào khe rồi nằm nghỉ, một lát sau trở lại nói là đã trả xong. Khi đó, Bà-la-môn già muốn đi tiểu, nên gửi báu vật cho bà-la-môn kia. Thời cơ đã đến, người kia ôm lấy của báu trốn đi.
Biết người trộm lấy vật báu của mình, bà-la-môn già rất tức giận và tiếc nuối.
Sau đó lại lên đường, ông ta dừng nghỉ dưới một gôc cây. Nhìn thấy con chim sếu ngậm cọng cỏ, nói với các chim khác:
– Chúng ta thương yêu lẫn nhau, nên cùng ở một nơi!
Bấy giờ, các loài chim khác đều tin thật, nên tụ tập đến. Đợi đến khi các loài chim rới khỏi tổ, sếu liền bay đến ăn hết trứng. Khi thấy các chim kia về, thì nó lại ngậm cỏ. Biết được sếu gian, nên tất cả đều bỏ đi. Rồi cũng tại gốc cây ấy, một lát sau, ông lại thấy một người xuất gia ngoại đạo, thân mặc áo vá, bước đi chậm rãi, miệng nói:
– Chúng sinh tránh ra!
Thấy thế, bà-la-môn già hỏi:
– Tại sao ông vừa đi vừa nói: ‘Tránh ra’?
Ngoại đạo đáp:
– Tôi là người xuất gia, nên thương xót tất cả. Sở dĩ nói vậy, là vì tôi sợ làm tổn thương trùng kiến.
Nghe thế, bà-la-môn già tin là thật, nên tìm tới nhà ông ta xin ngủ qua đêm. Đêm đến, ông nghe có tiếng ca múa, liền ra xem thì thấy một phụ nữ bước ra từ đường hầm trong phòng đến giao hoan với ngoại đạo xuất gia, trong tiếng đàn hát, đùa giỡn. Thấy vậy, bà-la-môn già suy nghĩ: ‘Muôn vật trong thiên hạ đều không đáng tin’ và nói kệ:
Chẳng chạm đàn ông khác
Đem cỏ trà lại chủ
Chim sếu giả ngậm cỏ
Ngoại đạo sợ hại trùng
Miệng luôn nói tránh ra
Dối trá như thế đấy
Đều không đáng tin cậy
Đời sau khổ khôn lường”.
Cho nên, kinh Niết-bàn ghi: “Đức Phật dạy:
Tất cả các dòng sông,
Đều có những khúc quanh,
Tất cả mọi núi rừng,
Đều có cây gỗ quí.
Tất cả những người nữ
Đều có lòng gian dối
Tất cả không vướng mắc
Thì tâm được an vui ”.
60.3. GIẢ TRÁ DÙNG ĐỘC HẠI NGƯỜI
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Đề-bà-đạt-đa dùng đủ mọi cách để sát hại Phật, nhưng không được. Gặp lúc có một bà-la-môn người Nam Thiên Trúc rất giỏi chú thuật, pha chế thuốc độc đến, Đề-bà-đạt-đa liền nhờ ông ta pha chế, rồi tự tay mình rải lên Đức Phật, nhưng bị gió thổi ngược rơi trở lại trên đầu, nên bất tỉnh, ngã lăn ra đất sắp chết, không phương cứu chữa.
A-nan bạch Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Đề-bà-đạt-đa trúng độc sắp chết!
Vì thương xót, Đức Phật phát thệ:
– Từ lúc hành đạo Bồ-tát cho đến khi thành Phật, ta luôn thương xót Đề-bà-đạt-đa, không hề oán ghét. Nếu đúng như vậy, thuốc độc sẽ tự tiêu.
Vừa dứt lời, thuốc độc liền được giải. Thấy vậy, các thầy tì-kheo thưa:
Thật hiếm thay! Bạch Đức Thế Tôn! Đề-bà-đạt-đa luôn khởi lòng ác đối với Như Lai, vậy mà tại sao Như Lai còn cứu sống?
Đức Phật nói:
– Không chỉ ngày nay Đề-bà-đạt-đa có ác tâm với Ta, mà quá khứ cũng vậy.
Các thầy tì-kheo lại hỏi:
– Bạch Đức Thế tôn! Ngày xưa, Đề-bà-đạt-đa có ác tâm với Ngài như thế nào?
Đức Phật kể: ‘Vào đời quá khứ, trong thành Ba-la-nại, nước Ca-thi có hai vị tể tướng: một vị tên là Tư-na, vị kia tên là Ác Ý. Tư-na thường làm theo luật pháp, còn Ác Ý luôn làm việc ác, thích gièm pha. Một hôm, Ác Ý tâu với nhà vua:
– Tư-na muốn tạo phản!
Nhà vua liền cho người bắt Tư-na. Lúc ấy, các vị trời và thiện thần ở giữa hư không nói:
– Người hiền này quả thật không có tội, cớ sao lại bắt ông ta?
Lần thứ hai, Ác Ý cướp kho nhà vua, rồi đổ oan cho Tư-na, vì không còn tin tưởng, nhà vua bèn ra lệnh bắt Ác Ý giao cho Tư-na định tội. Tư-na liền khuyên Ác Ý đến sám hối nhà vua. Biết mình có tội, Ác Ý liền trốn sang nước của vua Tì-đề-hê, làm một chiếc hộp báu đựng hai con rắn cực độc, đến nỗi ai thấy rắn này thì sẽ bị khí độc làm hại. Ác Ý nhờ vua Tì-đề-hê sai sứ giả đem hộp báu này dâng cho vua nước Ca-thi và Tư-na, đồng thời dặn: ‘Chỉ cho hai người này xem, không cho