Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 3 / PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

PUCL QUYỂN 39 – CHƯƠNG GIÀ LAM

mười mấy mẫu, trồng toàn cây lật. Không ai biết có chư tăng ở đó hay không, nhưng nhiều người thường nghe tiếng chuông, nên họ chẳng lấy làm lạ.
Một hồm, vợ của người chủ trạm vào rừng lượm củi, khi lội xuống suối, bỗng thấy một vị tăng ngồi trên tảng đá vá y, bên cạnh không có vật gì khác. Người nữ vốn có lòng tin, nên liền đến thưa:
– Con không biết ngài ở đây, sắp đến giờ Ngọ, xin ngài đến trạm thụ thực.
Vị tăng đáp:
– Bần đạo ở trong núi, không thể dùng thức ăn của nhà quan.
Người nữ thưa:
– Con có thức ãn riêng đủ để cúng dường ngài.
Vị tăng nói:
– Cũng không được dùng thức ăn của người tín tâm.
Người nữ sợ trễ giờ, nên chạy vội về lấy thức ăn Nhưng khi quay lại tìm thì chẳng thấy vị tăng ấy đâu cả. Vì thế, bà thường sai những người thân cận đi tìm vị tăng, nhưng không gặp, mà vẫn nghe tiếng chuông. Chùa ấy cách trạm năm dặm.
36.4.16. Chùa Tông Lư ở Tích Cốc, Chung Nam: Gần đây có người gặp một vị tăng, vị ấy nói:
– Nhờ ông may giúp cái chăn mang đến chua.
Ông hỏi:
– Chùa sư ở đâu?
Vị tăng đáp:
– Chùa ở đỉnh phía đông của núi Cự Minh, Tích Cốc.
Ông may cái chăn thành hình hoa sen, rồi đem đến chùa thì gặp một vị tăng cao khoảng năm mươi thước, từ vách núi phía nam đi lại. Vị tăng gọi, nhưng ông ta từ chối.
Vị tăng nói:
– Hàng ngày ông vào núi đốn củi, có thể lấy bánh dư dưới đống củi để dùng, chớ nói cho ai biết vì sao mà có.
Ông làm theo, ngày nào cũng được bánh. Người vợ thấy lạ cứ theo hỏi mãi, vì không thể từ chối được nên ông nói cho vợ biết. Nhưng khi ông vừa nói ra thì liền bị câm. Một năm sau, ông lại thấy hai vị tăng đi vào trong hang. Ông vẫy tay và chỉ vào miệng ba lần
như vậy, bỗng nhiên nói lại được. Không lâu sau ông qua đời.
Ngày nay người vào trong núi, đến bên đỉnh Cự Minh thường nghe tiếng chuông và cũng thường thấy có những dị tăng. Gần đây có vị tăng nghe việc này liền đến xem, cũng thấy một vị tăng đi vào trong hang, nghi đó là chùa Tông Lư nên hỏi:
– Có phải đại đức ở chùa Tông Lư không?
Vị đại đức đáp:
– Phải!
Vị tăng kia hỏi:
– Tôi muốn đi theo đại đức được không?
Vị đại đức đáp:
– Được! Có thể đi theo tôi.
Nói dứt lời, vị tăng kia chỉ nghe tiếng gió vù vù bên tai và lao đi rất nhanh, vị tăng kia suy nghĩ: “Chưa chắc vị này là thánh, biết đâu vào trong núi sâu rồi ném chết ta”.
Vừa trộm nghĩ như vậy thì vị đại đức đi phía trước liền biến mất. Vị tăng kia vô cùng buồn bã, đành quay trở về, đi ba ngày mới ra đến miệng hang. Sau đó lập một tinh xá ở trong rừng cách xa người đời để chờ đợi vị đại đức kia. Tinh xá ấy đến nay vẫn còn, nhưng vị tăng ấy không biết tịch ở đâu.
36.4.17. Hang Khố ở Chung Nam: Hang Khố ở phía tây nam núi Chung Nam, còn gọi là hang Hồ Lô.
Ngày xưa, có người vào núi đốn củi, tình cờ thấy một ngôi chùa với các thất đá, cổng đá. Trong cổng có rất nhiều đồ vật báu lớn nặng, không thể di dời được, là những vật dụng mà chúng tăng sử dụng, nhưng không thấy vị tăng nào. Người kia bồi hồi nhìn quanh, rồi ghi chép vị trí chùa và lấy bình hồ lô treo lên cậy trụ trong nhà. Sau đó người ấy xuống núi gọi những người trong thôn vào hang tìm kiếm. Nhưng khi vào thì thấy trên khắp các cây đều có bình hồ lô, nhưng không thấy dấu vết ngôi chùa. Nay những người vào núi tìm kiếm và nói: “Cánh cổng đá nằm bên cạnh sườn núi, một nửa đã lún vào chân núi, nửa kia tuy vẫn còn nằm ở trên, nhưng không ai đủ sức mở ra”. Nay hang kia gọi là Khố; khu đất đó gọi là Thiên Tạng, cho nên phủ, phường ở Cốc Khẩu đều đặt tên là Thiên Tạng. Tính thời gian thì đến khi Đức Phật Di-lặc hạ sinh, ngôi nhà trong núi ấy mới xuất hiện ở đời.
36.4.18. Các việc cảm ứng ghi trong Tây Vực chí.
Tây Vực chỉ ghi: “Cách nước Ô-trành về phía tây nam có núi Đàn-đặc, trong núi có một ngôi chùa rất đông chúng tăng cư trú, mỗi ngày có lừa chở thức ăn đến, nhưng không có người dắt, Lừa chở thức ăn đến rồi quay về, không ai biết lừa ở đâu”,
Tây Vực chí ghi: “Ngày hai mươi bảy tháng chín, niên hiệu Hiển Khánh thứ năm (660) đời Đường, Vương Huyền Sách đang đi sứ ở Tây Vực, được ngài Giới Long, tự chủ chùa Bồ-đề mở hội lớn tiếp đãi.
Sau khi sứ giả dự tiệc xong, từ Vương Huyền Sách trở xuống, mỗi người đều được tặng mười khúc lụa hoa và bát đựng thức ăn. Tiếp theo là trình báo những vật mà sứ giả hiến dâng như long châu v.v… nhưng theo ghi chép đầy đủ thì có tám hòm đại chân châu, một tháp Phật bằng ngà voi, một bảo tháp thờ xá-lợi, bốn cái ấn của Phật.
Đến ngày mùng một tháng mười, niên hiệu Hiển Khánh thứ năm (660) đời Đường, tự chủ và chúng tăng tiễn sứ giả trở về nước. Đi về phía tây khoảng năm dặm, tự chủ rơi lệ nói với sứ giả: “Hội ngộ khó, chia li dễ, đó là lẽ thường tình ở đời, huống gì Giới Long tôi tuổi đã cao, ngôi chùa này là nơi các Đức Phật thành đạo. Xin về tâu với vua ngài, nếu chuyên tâm nơi Phật pháp, tự tu tập lời Phật đương lai. Nếu muốn có phúc báo đời sau, phải nỗ lực siêng năng không ngừng nghỉ”.
Nếu xét kĩ, Phật pháp truyền vào Trung Quốc đã hơn sáu trăm năm, những truyện kí về Tam bảo cũng rất nhiều. Trong đó, toàn là những bậc danh tăng, đức trọng đáng noi gương; những vị có thần thông, biến hóa, hiện điềm lành cảm ứng hơn nghìn người. Từ xưa đến nay, các vua quan, những người sống ẩn dật, những kẻ cậy tài khinh đời đều sùng kính các vị ấy như hiền thánh. Những điều này đã được ghi đầy đủ trong các bộ Truyện kỉ, ở đây không thể thuật hết được”.’
Luận Nhập Đại thừa ghi: “Có mười sáu vị đại a-la-hán trụ ở đời truyền bá chính pháp như tôn giả Tân-đầu-lô, La-hầu-la v.v… Lại có chín ức bậc thánh nhân Vô học ở châu này chưa nhập niết-bàn. Căn cứ theo đây mà biết, ngày nay chúng tăng trụ trong vùng núi non biển cả đều nghe có tiếng khánh, nếu tìm theo thì thấy có chùa tháp. Đó há chẳng phải chỗ ở thánh nhân sao? Nay lại căn cứ theo các môn mà chia làm ba thời: Trụ kiếp, Hiền kiếp, quán xét thời gian Thích-ca xuất thế.
– Thứ nhất, căn cứ vào trụ kiếp để nói về thông và tắc: ở Tây Vực nêu ra những hành nghiệp quá khứ của Phật nhự Tát-đỏa xả thân chảy máu vẫn còn; thái tử Đạt-noa bỏ con, gậy đánh vẫn còn dấu máu; chỗ trải tóc lót bùn; nơi bồ-tát xả thân cầu một bài kệ Nguyệt Quang đồng tử tự cắt đầu; Thi-tì xả thân cho chim ưng ăn; những di tích ấy chỉ có trong kiếp xưa, nếu tính số tai biến vì sao vẫn còn? Những vị danh tăng Thiên Trúc cũng nghi điều này. Như những điều vừa hỏi thì các linh tích này không thể riêng biệt tồn tại đến nay. Nhưng về những sự tích quá khứ, có vị tăng giải thích: “Chính là do thần lực cùa Như Lai, do chí hạnh của bồ-tát, tuy có tam tai, nhưng không thể diệt mất. về sau, khi hình thành thế giới chúng sinh, tất cả đều nương vào đây để nhóm họp”.
Có người nói:
– Sự biến động của tam tai, tất cả đều diệt tận cho đến không mảy bụi nhỏ nào tồn tại. Nay nói tháp vẫn còn há không trái ngược sao?
Các vị cổ đức giải thích:
– Nếu đó chẳng phải là thánh tích thì cũng sẽ như một mảy bụi không thể tồn tại. Nay nói có sự tồn tại lâu dài là nhờ thánh lực gia bị, với mục đích khiến cho người đời sau học theo, khởi lòng cung kính ngưỡng mộ thánh tích và cũng nương vào đó mà đắc đạo. Lúc thế giới mới thành, những di tích xưa cũng hiện như thế. Đó đều do thần lực của Đức Phật biến hóa ra. Cho nên biết, thần lực của Đức Phật

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 36 – TREO TRÀNG PHAN, HƯƠNG HOA, TÁN TỤNG

QUYỂN 36 Quyển này gồm hai chương: Treo tràng phan, Hoa hương, Tán tụng. 32. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *