Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 25 – CHƯƠNG KIẾN GIẢI

PUCL QUYỂN 25 – CHƯƠNG KIẾN GIẢI

– Con nói tất cả pháp đều không. Thật đáng sợ! Sao dám bỏ cỏ mà chuộng không? Giống như thuở xưa có kẻ cuồng bảo người thợ dệt cho anh ta những sợi tơ vô cùng nhỏ. Anh thợ gia công dệt những sợi tơ nhỏ như vi trần. Kẻ cuồng túc giận cho là sợi tơ cònthô lớn. Anh thợ phẫn nộ mới chỉ lên hư không và nói:
– Đây là sợi tơ mỏng.
– Sao tôi không thấy?
– Sợi tơ này rất nhỏ, những thợ giỏi của tôi còn không thấy, huống gì người khác!
Kẻ cuồng rất vui mừng, trả tiền công cho anh thợ; anh thợ cũng giả bộ trao sợi tơ cho kẻ cuồng. Cả hai đều được trọng thưởng mà thật thì không có vật nào cả. Pháp không mà con nói cũng như thế?
Sư liền dùng những dẫn chứng liên quan để trình bày, thiết tha giảng nói nhiều lần; hơn một tháng, Đạt-đa mới tin phục rồi than thở:
– Làm thầy mà không thông đạt, trái lại phải nhờ đệ tử khai tâm ý; bằng chứng là đây!
Thế là Bàn-đầu-đạt-đa đỉnh lễ sư tôn làm thầy và nói:
– Hòa thượng là thầy Đại thừa của ta. Ta là thầy Tiểu thừa của hòa thượng.
Các nước Tây Vực đều kính phục trí tuệ siêu phàm của ngài La-thập. Mỗi lần giảng kinh, các vua đều quỳ bên tòa để ngài bước lên người họ mà thăng tòa. Ngài đã truyền bá giáo nghĩa Đại thừa khắp Tây Vực, danh truyền đến Đông Xuyên.
Lúc đó, Phù Kiên tiếm xưng đế hiệu ở Quan Trung. Một hôm, Tiền Bộ vương ở nước ngoài và em vua nước Qui-tư cùng đến triều, tâu với Phù Kiên rằng:
– Vùng Tây Vực có nhiều của báu lạ, xin đem binh đến an định để thu phục về nước ta!
Tháng giêng năm Đinh Sửu, niên hiệu Kiến Nguyên thứ 13 (377) đời Phù Kiên, quan Thái sử tâu vua:
– Có ngôi sao xuất hiện ở địa phận nước ta, sẽ cỏ bậc đại đức trí tuệ đến giúp nước.
– Trẫm nghe Tây Vực có Cưu-ma-la-thập, Tương Dương có sa-môn Đạo An, phải chăng là những vị này? Vua Phù Kiên nói và liền sai sứ đi tìm.
Đến tháng hai niên hiệu Kiến Nguyên mười bảy
(381) , Thiện Bộ vương và Tiền Bộ vương, v.v… lại thuyết phục Phù Kiên đem quân chinh phạt phương tây.
Tháng chín niên hiệu Kiến Nguyên mười tám
(382) , Phù Kiên sai Phiêu kị tướng quân Lã Quang và Lăng Giang tướng quân Khương Phi cùng Tiền Bộ vương, Xa Sư vương v.v… dẫn bảy vạn quân tiến về phía tây đánh nước Qui-tư và Ô-kỳ.
Khi sắp xuất quân, trong bữa tiệc tiễn chân tại cung Kiến Chương, Phù Kiên nói với Lã Quang:
– Đế vương thuận theo trời mà trị nước, lấy việc thương yêu bá tính như con làm gốc, chỉ vì mong cầu người đạt đạo, đâu phải tham đất đai của người mà đi chinh phạt! Trẫm nghe Tây Vực có Cưu-ma-la-thập hiểu sâu pháp tướng, rất giỏi qui luật âm dương, là tông tượng cho người học đời sau. Trẫm rất muốn có được người này. Bởi bậc hiền triêt là của báu của đất nước. Nếu chiếm được nước Qui-tư, khanh hãy nhanh chóng rước La-thập về đây!
Khi quân Lã Quang chưa đến, sư nói với vua nước Qui-tư là Bạch Thuần:
– Vận nước đang suy, sẽ có nước giàu mạnh xâm chiếm. Chiều tối nay, có người từ phương đông đến, đại vương nên kính thuận theo, chớ kháng cự với đội quân của họ!
Vua Bạch Thuần không nghe theo mà giao chiến với Lã Quang. Lã Quang đánh bại Qui-tư, giết Thuần, lập em Thuần lên ngôi.
Lã Quang bắt được ngài La-thập, nhưng chưa biết trí lượng của ngài, thấy còn trẻ, cho là người tầm thường nên đùa với ngài. Trên đường trở về, Lã Quang đóng quân ở chân núi. Khi tướng sĩ đã nghỉ ngơi, sư can gián:
– Không thể đóng quân nơi này! Nếu đóng, ắt bị khốn đốn, nên dời quán đến vùng cao kia!
Lã Quang không nghe. Đến đêm, quả thật trời mưa rất lớn, nước lũ dâng lên mấy trượng, làm chết vài nghìn người. Lã Quang mới thầm xem trọng sư.
Sau đó, Sư nói với Quang:
– Đây là vùng đất chết, không nên ở lâu. Tính theo vận số của ngài, nên mau chóng trở về; giữa đường nhất định gặp vùng đất tốt thì có thể dừng chân. Lã Quang nghe theo.
Khi đến Lương châu thì được tin Phù Kiên bị Diêu Trường giết hại. Tất cà binh tướng của Lã Quang đều cử hành lễ tang tại phía nam thành Đại Lâm. Sau đó, Lã Quang tự xưnậ vương, lập quốc, lên ngôi lấy niên hiệu Đại An, chiếm cứ một vùng Quan Ngoại rộng lớn.
Vào tháng giêng niên hiệu Đại An thứ hai (387), Cô Tang có gió lớn. Sư đoán: “Cơn gió này bất tường, sẽ có kẻ gian phản nghịch; nhưng chẳng nhọc, đánh dẹp sẽ tự yên ổn!”, về sau, mọi người mới thấy lời tiên đoán của sư là đúng. Sư dừng chân ở Lương châu nhiều năm, nhưng cha con Lã Quang không có tâm hoàng đạo, nên sư không có cơ hội thuyết giảng những nghĩa lý thâm diệu, còn Phù Kiên thì đã băng, không thể gặp mặt. Đến lúc Diêu Trường tiếm vị ở Quan Trung, vì đã nghe danh tiếng của sư, chí thành mời thỉnh. Cha con Lã Quang biết sư đa mưu túc trí, sợ bày kế cho Diêu Trường nên không cho sư vào Quan Trung. Đến khi Diêu Trường băng, con là Diêu Hưng lên ngôi, mới sai người khẩn thỉnh ngài.
Tháng ba, niên hiệu Hoàng Thi thứ ba (401), trước sân miếu29 mọc lên cây Liên lý, cây hành trong vườn Tiêu Dao biến thành cỏ thơm. Mọi người cho là điềm lành sẽ có bậc hiền trí vào nước. Tháng năm, Diêu Hưng sai Lũng Tây công Thạc Đức đem quân sang phía tây đánh Lã Long. Quân Lã Long đại bại. Đến tháng chín, Lã Long dâng biểu qui hàng, Diêu Hưng mới đón được ngài La-thập vào Quan Trung.
Đến ngày hai mươi tháng mười hai năm đó, ngài La-thập đến Trường An. Diêu Hưng tiếp đãi ngài như Quốc sư và rất tôn kính. Khi luận đàm đối đáp thì vua giữ sư lại suốt ngày; khi nghiên cứu nghĩa lí sâu xa thì cả năm mà không mỏi mệt. Từ khi Phật pháp truyền qua phương đông, bắt đầu từ Hán Minh đế, trải qua đời Ngụy, đời Tấn, kinh luận dần dần thêm nhiều, nhưng những bản kinh đó Chi Trúc dịch

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 21 – CHƯƠNG PHÚC ĐIỀN

QUYỂN 21 Quyến này gồm ba chương: Phú đức, Qui tín, Nam nữ thế gian. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *