Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 20 – CHƯƠNG KÍNH LỄ

PUCL QUYỂN 20 – CHƯƠNG KÍNH LỄ

Đáp: Lễ thông cả ba nghiệp: Năm vóc sát đất là để trừ nghiệp bất thiện của thân; xưng dương danh hiệu, tán thán công đức Phật là để trừ nghiệp bất thiệncủa miệng; tâm thường nhớ nghĩ đến Phật như gương soi trước mắt, là để trừ nghiệp bất thiện của ý.
Đối với Phật nhãn nên cần phải thân lễ, với thiên nhĩ cần phải miệng xướng, với tha tâm cần phải ý niệm. Nhờ khẩu nghiệp xướng tụng nên thành tựu văn tuệ, nhờ ý nghiệp nhớ nghĩ nên thành tựu tư tuệ, nhờ thân nghiệp lễ lạy nên thành tựu tu tuệ. Nhờ thân nghiệp lễ nên thành tựu giới học, nhờ ý nghiệp nhớ nghĩ nên thành tựu định học, nhờ khẩu nghiệp xướng tụng nên thành tựu tuệ học. Những điều nói ở trên là theo từng môn đắp đổi nhau để làm rõ nghĩa. Nếu nói chung thì tam học gồm thâu cả ba nghiệp.
9.7.5. Cách lễ đúng và sai: Pháp lễ này bắt nguồn từ đầu đời Tề. Tam tạng Lặc-na người Tây Trúc thấy tính tình phàm dân sống tại biên địa thô lỗ, không biết lễ nghi. Trong lòng trào dâng nỗi xót thương, ngài mới dịch bảy cách lễ. Văn nghĩa tuy rộng, nhưng cũng nêu ra những điều trọng yếu từ thô đến tế. Thô là sai, tế là đúng, nên có bảy bậc, nhưng cốt yếu là ba bậc sau.
9.7.5.I. Tâm ngã mạn lễ: Ỷ vào ngôi thứ mà tâm không cung kính, tự cho là đức hạnh cao quý, không ai có thể làm thầy mình, hỏi người dưới thì xấu hổ, nên không có nơi để thinh giảo. Không biết phép tắc nên dù có đỉnh lễ, nhưng tâm chạy theo ngoại cảnh, lên xuống như giã gạo, không lợi ích gì. Chỉ thân hình lễ bái, nhưng tâm không an trú thì đường đạo mongmanh, luống uổng một kiếp người, nhọc công vô ích. Bề ngoài trông như cung kính, nhưng bên trong lại tăng ngã mạn, giống như người gỗ không chút dụng tâm, năm chi chẳng đủ, ba nghiệp tán loạn.
9.7.5.2. Xướng hòa cầu danh lễ: Tuy chẳng cống cao ngã mạn, nhưng tâm không thanh tịnh, tạm có được oai nghi bên ngoài, nhưng thân tâm giả cung kính. Thấy người thì thân vội vàng hành lễ, người đi rồi thì thân lười tâm chán. Cách lễ này tợ như có chút kính thuận, nhưng phúc đó rất ít, bởi miệng xưng tụng mà tâm tán loạn, chẳng phải chân thật cúng dường.
9.7.5.3. Thân tâm cung kính lễ: Nghe xướng danh hiệu Phật, liền quán tưởng thân Phật như ở trước mắt, đầy đủ tướng hảo, trang nghiêm rực rỡ. Tâm quán thành tựu thì cảm được Phật đưa tay xoa đầu trừ tội nghiệp cho mình. Thế rồi, thân tâm cung kính không có niệm khác, cung kính cúng dường, lòng không bao giờ nhàm hán. Tâm tưởng thấy Phật hiện tiền rõ ràng. Người này sẽ dẫn dắt làm lợi ích hết thảy trời người, tối thượng, tối tôn. Tuy công đức rất lớn, nhưng chưa phải là bậc trí, về sau sẽ lui sụt.
9.7.5.4. Phát trí thanh tịnh lễ: Do đạt cảnh giới Phật, cảnh giới mà trí tuệ sáng tỏ, thấu rõ pháp giới vốn không ngăn ngại. Bởi ta từ vô thỉ thuận theo thế tục nên không có mà tưởng thành có, chẳng ngại mà cho là ngại. Nay đạt tự tâm rỗng rang vô ngại, nên lễ Phật theo hiện lượng của tâm, lễ một Đức Phật chínhlà lễ hết thảy chư Phật, lễ hết thảy chư Phật cũng là lễ một Đức Phật.
Vì Pháp thân Phật thể dụng dung thông, nên lễ một lạy thì cùng khắp pháp giới, cho đến cúng dường hoa hương… cũng giống như thế. Kính lễ pháp và tăng cũng như vậy, tuy ba tướng khác nhau, nhưng lí tính không khác. Cho nên ba thừa tuy khác tên gọi mà thể giải thoát chỉ một. Nên biết lễ một Phật là lễ cả chư Phật, lễ tất cả Phật là lễ một Phật. Đã có thể thông đạt Tam bảo như thế thì hết thảy bốn loài chúng sinh trong sáu đường, ba cõi đều khởi tưởng là Phật mà cúng dường lễ bái. Bấy giờ, thân tâm tự thanh tịnh, mênh mông không chướng ngại, nhớ tưởng cảnh giới chư Phật thì tâm dần sáng tỏ, mỗi lạy đều tối thắng, thì tịnh nghiệp vô cùng, phúc báo vô hạn.
9.7.5.5. Biến nhập pháp giới lễ: Hành giả quán tưởng các pháp thân tâm từ xưa đến nay không lìa pháp giới, không ngoài thân chư Phật, cũng không ở trong thân chư Phật, không ờ ngoài ta, cũng không ở trong ta, tự tính bình đẳng, vốn không tăng giảm. Nay lễ một Phật là lễ khắp chư Phật và tất cả thánh giả ở giai vị vô lậu ba thừa. Thần ta đã cùng khắp thì Phật cũng cùng khăp. Cho đến cảnh giới hữu vô trong pháp giới, vật cúng dường trang nghiêm cho y báo, chính báo đều đầy đủ, không cầu tài thí mà tùy duyên đầy khắp; không lìa pháp giới mà tùy tâm vô ngại, tất cả đều dâng cúng, tùy hỷ đỉnh lễ. Như trong một phòng treo trăm nghìn chiếc gương, nếu có người đến thì tấtcả các gương đều ảnh hiện. Thân Phật thanh tịnh sáng hơn gương ấy. Nếu có vật đưa vào phòng thì không gương nào không chiếu, không ảnh nào không hiện. Đó chính là gom thân khác về làm tổng, nhập vào thân khác để làm biệt. Một thân đã như vậy, thân của hết thảy phàm thánh trong pháp giới và các vật cúng dường, đều giúp tùy hỷ cúng dường khắp cả. Người có trí tuệ thì thấy, người không có trí tuệ thì chẳng thấy. Như thế thực hành theo pháp Biến nhập pháp giới lễ này thì được lợi ích rất lớn.
Luận Địa trì ghi: “Cúng dường có hai pháp: hiện tiền cúng dường và không hiện tiền cúng dường. Không hiện tiền cúng dường thù thắng hơn hiện tiền cúng dường, bởi khó thành tựu hơn. Khi quán được thân ta trong thân Phật, thì làm sao có thể điên đảo tạo nghiệp xấu ác mà chẳng hổ thẹn? Đức dụng và danh hiệu chư Phật đều tương đồng, nên tùỵ ý xưng niệm một danh hiệu Phật nào, thì bao hàm tất cả danh hiệu khác. Như chuyên tâm xưng danh hiệu đức Thích-ca, tức là xưng niệm đầy đủ hết thảy danh hiệu chư Phật. Thích-ca là âm Tây Trúc, Trung Quốc dịch là Năng Nhân. Như vậy, lẽ nào có một Phật không phải là Năng Nhân? Tây Trúc gọi A-di-đà, Trung Quốc dịch Vô Lượng Thọ, vậy có một Phật không trường thọ ư? Ẩn Độ gọi Di-lặc, Trung Quốc dịch Từ Thị, chẳng lẽ có một Phật không có tâm từ sao?”.
Luận Trì Độ ghi: “Năng lực thù thắng của một vị Phật, giống như tất cả Đức Phật, năng lực thù thắngcủa tất cả Đức Phật giống như một Đức Phật. Già sử hết thảy Đức Phật không hóa độ chúng sinh, chỉ một vị Phật hóa độ chúng sinh, thì công ấy qui vê pháp giới, đức dụng cùng khắp mọi nơi.
9.7.5.6. Chính quán tu thành lễ: Đây là nói tự thể và tự thân Phật, không chạy theo cảnh khác, thân Phật khác. Vì sao? Vì hết thảy chúng sinh tự có bản giác Phật tính bình đẳng, tùy thuận Pháp giới duyên khởi mà rực sáng. Chỉ vì mê muội nên chỉ kính thân Phật bên ngoài, còn Phật tính nơi tự thân, mê lầm cho là ác. Mê muội như thế thì dù tu hạnh này cũng bị sai lạc. Nếu thấy thân mình cực ác không có Phật tính, thì dù có tôn kính thân Phật bên ngoài cũng là vô ích.
Chúng sinh mê mờ, tuy có khởi chút thiện tâm, nhưng cũng chỉ biết đem những vật cúng dường khắp pháp giới để cúng dường thân Phật bên ngoài, mà từ xưa đến nay chưa từng dâng một ngọn đèn, một nén hương, một lạy, một bữa ăn cúng dường tự tính Phật nơi thân. Nếu có thể xoay lại soi chiếu bản giác thì nhất định có ngày giải thoát.
Kinh Duy-ma ghi: “Như quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy”. Lại nói: “Không quán Phật, không quán pháp, không quán tăng, vì thấy thân mình, thân khác đồng một pháp tính bình đẳng. Tâm mình thanh tịnh, chính là tự tính trụ nơi Phật tính, tùy theo khả năng tu tập mà làm cho sáng tỏ . Đó là nêura nghĩa Phật tính viên mãn trong ba a-tăng-kỳ, là thành tựu quả Phật.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *