Home / KINH - LUẬN / Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật / TẬP MỘT KINH MA HA BNBLM / KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ TÁM

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ TÁM

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ TÁM
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập – Việt dịch: Tỳ kheo Thích Trí TỊnh
PHẨM VÔ SINH THỨ HAI MƯƠI SÁU

Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Đại Bồ Tát thật hành Đát nhã ba la mật quán các pháp.
Những gì là Bồ Tát? Những gì là Bát nhã ba la mật? Những gì là quán?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Vì vô thượng Chính đẳng Chính giác phát đại tâm, người này gọi là Bồ Tát. Người này cũng biết tất cả pháp, tất cả tướng mà cũng chấp trước, biết tướng của sắc nhẫn đến biết tướng của bất cộng pháp cũng chẳng chấp trước”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Những gì là tất cả pháp tướng?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu dùng danh tự, nhân duyên hòa hợp v.v… để biết các pháp, đây là sắc, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp, là pháp hữu vi, là pháp vô vi. Dùng tướng danh tự ngữ ngôn để biết các pháp thời gọi là biết các pháp tướng.
Như lời Xá Lợi Phất hỏỉ, những gì là Bát nhã ba la mật? Vì viễn ly nên gọi là Bát nhã ba la mật.
Những pháp gì viễn ly? Viễn ly ấm giới nhập. Viễn ly ba la mật. Viễn ly không. Do đây nên viễn ly gọi là Bát nhã ba la mật.
Lại viễn ly tứ niệm xứ đến viễn ly mười tám pháp bất cộng, viễn ly nhất thiết trí. Do đây nên viễn ly gọi là Bát nhã ba la mật.
Những gì là quán? Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát quán sắc chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải ác, chẳng phải vô tác, chẳng phải tịch diệt, chẳng phải chẳng tịch diệt, chẳng phải ly, chẳng phải chẳng ly, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Đàn na ba la mật đến Bát nhã ba la mật, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bất cộng pháp, tất cả môn tam muội đến nhất thiết chủng trí cũng như vậy. Đây gọi là đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật quán các pháp”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhân duyên gì mà sắc chẳng sinh là chẳng phải sắc; nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng sinh là chẳng phải nhất thiết chủng trí?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc sắc tướng rỗng không. Trong sắc không ấy không có sắc cũng không có sinh, nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng như vậy. Do đây nên sắc chẳng sinh là chẳng phải sắc, nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng sinh là chẳng phải nhất thiết chủng trí”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhân duyên gì mà nói rằng sắc chẳng hai là chẳng phải sắc, nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng hai là chẳng phải nhất thiết chủng trí?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Có sắc là có chẳng hai, nhãn đến có nhất thiết chủng trí là có chẳng hai. Tất cả những pháp này đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối một tướng. Do đây nên sắc chẳng hai là chẳng phải sắc, nhẫn đến nhất thiết chủng trí chẳng hai là chẳng phải nhất thiết chủng trí”
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Do nhân duyên gì mà nói rằng sắc này vào trong pháp số vô nhị, nhẫn đến nhất thiết chủng trí vào trong pháp số vô nhị?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc chẳng khác vô sinh, vô sinh chẳng khác sắc, sắc tức là vô sinh, vô sinh tức là sắc. Do đây nên sắc vào trong pháp số vô nhị. Nhẫn đến nhất thiết chủng trí cũng như vậy”.
Bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật quán các pháp như vậy thời thấy sắc vô sinh; vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy thọ, tưởng, hành, thức vô sinh vì rốt ráo tịnh vậy. Nhẫn đến thấy Phật và Phật pháp vô sinh vì rốt ráo tịnh vậy”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Cứ theo nghĩa của Tu Bồ Đề nói mà tôi được nghe thời sắc là chẳng sinh, thọ, tưởng, hành, thức là chẳng sinh, nhẫn đến Phật và Phật pháp cũng chẳng sinh.
Nếu như vậy thời lẽ ra nay chẳng nên được Tu Đà Hoàn Tu Đà Hoàn quả, Tư Đà Hàm Tư Đà Hàm quả, A Na Hàm A Na Hàm quả, A La Hán A La Hán quả, Bích Chi Phật Bích Chi Phật đạo, chẳng nên được đại Bồ Tát nhất thiết chủng trí, cũng không có lục đạo chúng sinh sai khácr cũng chẳng nên được đại Bồ Tát năm thứ bồ đề.
Này Tu Bồ Đề! Nếu tất cả pháp là tướng chẳng sinh, cớ chi Tu Đà Hoàn tu đạo đế để dứt ba kiết sử? Tư Đà Hàm tu đạo đế để làm mỏng tham, sân, si? A Na Hàm tu đạo đế để dứt năm hạ phần kiết sử? A La Hán tu đạo đế để dứt năm thượng phần kiết sử? Bích Chi Phật vì pháp Bích Chi Phật mà tu đạo đế? Cớ chi đại Bồ Tát vì thọ khổ thay chúng sinh mà làm những việc khó làm? Cớ chi Phật chuyển pháp luân?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn cho pháp vô sinh có sở đắc. Tôi cũng chẳng muốn cho trong pháp vô sinh có được Tu Đà Hoàn và Tu Đà Hoàn quả, nhẫn đến có được Bích Chi Phật và Bích Chỉ Phật đạo. Tôi cũng chẳng muốn trong pháp vô sinh có Bồ Tát làm việc khó làm để thay khổ cho chúng sinh, Bồ Tát cũng chẳng dùng tâm khó làm để hành đạo. Tại sao vậy? Vì nếu sinh tâm khó, tâm khổ thời chẳng thể lợi ích cho vô lượng vô số chúng sinh.
Này Xá Lại Phất! Nay đây Bồ Tát thương xót chúng sinh. Với chúng sinh, Bồ Tát tưởng như cha mẹ, anh em, con cháu, cũng tưởng như thân mình. Thế nên Bồ Tát có thể lợi ích cho vô lượng vô số chúng sinh, vì pháp dụng vô sở đắc vậy.
Bồ Tát nên sinh tâm như thế này: Như ngã bất khả đắc, nơi tất cả thứ, tất cả chỗ, nội pháp, ngoại pháp cũng vậy, đều bất khả đắc. Nếu sinh tâm như trên đây thời Bồ Tát không có tâm khó, tâm khổ. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát này nơi tất cả thứ, tất cả chỗ, tất cả pháp đều chằng lãnh thọ.
Này Xá Lợi Phất! Tôi cũng chẳng muốn cho trong vô sinh có Phật chứng Vô thượng Bồ đề, trong vô sinh có chuyển pháp luân, tôi cũng chẳng muốn dùng pháp vô sinh để đắc đạo”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Nay Tu Bồ Đề muốn khiến dùng pháp sinh đắc đạo hay là dùng pháp vô sinh đắc đạo?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn khiến dùng pháp sinh đắc đạo”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Vậy thời Tu Bồ Đề muốn khiến dùng pháp vô sinh đắc đạo?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi cũng chẳng muốn khiến dùng pháp vô sinh đắc đạo”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Như lời Tu Bồ Đề nói thời là vô tri, vô đắc”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Có tri, có đắc không phải hai pháp. Nay theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc. Theo danh tự thế gian nên có Tu Đà Hoàn đến có chư Phật.
Trong đệ nhất nghĩa đế thời vô tri, vô đắc, cũng không Tu Đà Hoàn đến không chư Phật”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Nếu theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc, thời sáu loài sai khác cũng do danh tự thế gian mà có, chẳng phải là đệ nhất nghĩa đế”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Đúng như vậy. Theo danh tự thế gian nên có tri, có đắc. sáu loài sai khác cũng do danh tự thế gian mà có, chẳng phải là đệ nhất nghĩa đế.
Tại sao vậy? Vì trong đệ nhất nghĩa đế không có nghiệp, không có báo, không có sinh, không có diệt, không có tịnh, không có cấu”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp chẳng sinh sinh chảng? Pháp sinh sinh chăng?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng muốn khiến pháp chẳng sinh sinh, cũng chẳng muốn khiến pháp sinh sinh”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Pháp chẳng sinh nào không muốn khiến sinh?”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Sắc là pháp chẳng sinh, tự tính nó rỗng không chẳng muốn khiến sinh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề là pháp chẳng sinh, tự tính nó rỗng không chẳng muốn khiến sinh”.
Ngài Xá Lợi Phất hỏi: “Sinh sinh hay chẳng sinh? .
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chẳng phải sinh, cũng chẳng phải chẳng sinh sinh.
Tại sao vậy? Vì sinh và chẳng sinh là hai pháp chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc không hình, không đối, một tướng tức là không có tướng. Do đây nên chẳng phải sinh sinh cũng chẳng phải chẳng sinh sinh”.
Ngài Xá Lợi Phất nói: “Tu Bồ Đề khéo thích nói pháp vô sinh và tướng vô sinh”.
Ngài Tu Bồ Đề nói: “Tôi thích nói pháp vô sinh và tướng vô sinh.
Tại sao vậy? Vì những pháp vô sinh, tướng vô sinh và những lời thích nói đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không hình, không đối, một tướng, tức là không có tướng”.

About namcuulong

Check Also

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ SÁU

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ SÁU Hán dịch: Pháp ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *