Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 17 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT – KÍNH PHÁP

PUCL QUYỂN 17 – CHƯƠNG KÍNH PHẬT – KÍNH PHÁP

Được an vui vô lượng.
Ta thụ trì bài kệ xong, liền đến nhà người bệnh. Tuy hằng ngày bị cắt ba lạng thịt, nhưng vì niệm kệ nên ta không thấy đau. Ta cắt thịt đều đặn như vậy trong vòng một tháng thì bệnh của người ấy cũnglành. Lúc ấy, Ta thấy thân mình tự nhiên bình phục như cũ, liền phát tâm bồ-đề, nguyện đời sau, khi thành Phật cũng có hiệu Thích-ca Mâu-ni. Do nhân duyên như thế, nên nay Ta thành Phật cũng có hiệu như vậy”.
Kinh Tập nhất thiết phúc đức tam-muội ghi: “Vào đời rất xa xưa, tiên Tối Thắng sống trong rừng núi, chứng được năm thần thông, thường thực hành tâm từ. Một hôm, vị tiên nghĩ: ‘Không phải chỉ có tâm từ mới cứu giúp chúng sinh, học rộng cũng có khả năng giúp chúng sinh trừ sạch tà kiến, phiền não, phát sinh chính kiến’. Nghĩ xong, vị tiên liền đi khắp các xóm làng, thành thị, tìm cầu thầy giảng pháp.
Bấy giờ, thiên ma đến bảo:
– Ta có một bài kệ do Phật giảng. Nay nếu ông có thê lột da làm giấy, trích máu làm mực, chẻ xương làm bút để chép bài kệ ấy thì ta sẽ nói cho ông nghe.
Nghe xong, vị tiên suy nghĩ: ‘Trong vô số kiếp ta đã thường hoang phí cắt xẻ thân mình cho người khác, chịu khổ vô cùng mà chẳng được lợi ích gì. Nay ta sẻ xả bỏ thân không bền chắc này để đổi lấy pháp bền chắc’. Thế rồi, vị tiên vui vẻ dùng dao lột da làm giấy, chích máu làm mực, chẻ xương làm bút, rồi chắp tay hướng lên trời xin nói cho nghe bài kệ của Phật. Trông thấy thế, thiên ma buồn rầu ủ rũ, ẩn mất. Thấy vậy, vị tiên nói:
– Tôi nay vì pháp không tiếc mạng sống, đã lột da làm giấy, chích máu làm mực, chẻ xương làm bút. Vì chúng sinh, tôi chí thành không giả dối. Có bậc đại từ bi nào trong các thế giới khác có khả năng thuyết pháp, xin hãy hiện trước mặt tôi!
Khi vị tiên nói những lời ấy xong, bỗng trước mặt hiện ra Đức Phật Tịnh Danh Vương ở cõi Phổ Vô Cấu cách cõi Ta-bà ba mươi hai cõi nước về phương đông. Đức Phật phóng hào quang rực rỡ chiếu sáng thân tiên Tối Thắng.
Vị tiên liền hết đau đón, thân thể lành lặn như trước. Đức Phật liền giảng cho tiên Tối Thắng nghe Tập nhất thiết tam-muội. Nghe xong, tiên Tối Thắng liền được Vô ngại biện tài và Đức Phật ấy cũng biến mất. Sau khi được Vô ngại biện tài, tiên Tối Thắng giảng nói diệu pháp khắp nơi cho chúng sinh nghe, khiến vô lượng chúng sinh trụ nơi ba thừa. Một nghìn năm sau, tiên Tối Thắng qua đời và được sinh vào cõi nước Phổ Vô cấu của Đức Phật Tịnh Danh Vương. Nhờ tôn kính pháp nên nay tiên Tối Thắng đã được thành Phật.
Đức Phật bảo ngài Tịnh Uy:
– Tiên Tối Tháng xưa kia chính là Ta.
Vì thế, nên biết, nếu có người thường cung kính cầu pháp, Phật sẽ vì người ấy mà không vào niết-bàn, pháp cũng không hoại diệt. Tuy Đức Phật ở cõi nướckhác, nhưng người ấy vẫn thường được diện kiến Ngài và được nghe chính pháp”.
7.4. ĐƯỢC PHÚC
Kinh Phổ diệu ghi: “Nếu có người nghe kinh điển này mà chắp tay tự qui y thì lìa bỏ được gốc của tám tâm biếng nhác, thành tựu tám công đức:
1. Dung mạo xinh đẹp.
2. Sức lực mạnh mẽ.
3. Quyến thuộc đông đảo.
4. Mau được vô lượng biện tài.
5. Học tập nhanh, được xuất gia.
6. Việc làm thanh tịnh.
7. Đạt được tam-muội.
8. Trí tuệ sáng suốt, hiểu biết tất cả,
Nếu có pháp sư trải tòa đọc tụng kinh này thì được tám điều phúc về tòa ngồi. Đó là:
1. Được tòa trưởng giả.
2. Được tòa chuyển luân vương.
3. Được tòa của thiên đế.
4. Được tòa của trời Tự Tại.
5. Được tòa của a-la-hán.
6. Được tòa của bồ-tát.
7. Được tòa của Như Lai.
8. Được tòa chuyển pháp luân độ thoát tất cả chúng sinh.
Khi pháp sư giảng thuyết pháp này, người nào ca ngợi: “Quí thay!” sẽ được tám hạnh thanh tịnh:
1. Nói và làm hợp nhau, không trái nghịch.
2. Nói lời chân thật, không hư vọng.
3. Tâm thành, không giả dối ở trong chúng hội.
4. Nói điều gì cũng được người tin, không vứt bỏ.
5. Chỉ nói những lời êm dịu, không thô tháo.
6. Giọng nói từ hòa, cảm động người.
7. Thân tâm thuận thời, giọng nói như Phạm âm, mọi người nghe đều lãnh thụ được.
8. Giọng nói giống như giọng Phật, làm cho tâm chúng sinh được an vui.
Nếu người biên chép kinh điển này, sẽ được tám tạng:
1. Được Ý tạng, chưa từng quên sót.
2. Được Tâm tạng, hiểu biết rõ mọi kinh pháp.
3. Được Vãng lai tạng, thông hiểu tất cả kinh pháp của Phật.
4. Được Tổng tri tạng, ghi nhớ tất cả những điều nghe được.
5. Được Biện tài tạng, giảng giải kinh điển cho chúng sinh nghe.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *