Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 2 / PUCL QUYỂN 18 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP (tt)

PUCL QUYỂN 18 – CHƯƠNG KÍNH PHÁP (tt)

QUYỂN 18
Quyển này tiếp theo chương Kính pháp.
7. CHƯƠNG KÍNH PHÁP (tt)

7.7. CẢM ỨNG
7.7.1. Những chuyện trong Hán pháp bản nội truyện: Hán Minh đế sai mười tám người như Thái Âm, Tần Cảnh, Vương Âm… đến Thiên Trúc thỉnh được tượng Phật, kinh điển cùng hai ngài Ma-đằng, Trúc Pháp Lan trở về.
Vua hỏi:
– Đấng Pháp Vương xuất thế vì sao không giáo hóa đến nước này?
Ngài Ma-đằng đáp:
– Nước Ca-tì-la-vệ ở Thiên Trúc là trung tâm của tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức mặt trăng, mặt trời. Ba đời chư Phật xuất thế ở đó, cho đến trời, rồng, người, quỉ có hạnh nguyện đều sinh về nước ấy để nhận sự giáo hóa của Phật và họ đều được giác ngộ. Chúng sinh những nơi khác không có duyên cảm Phật, nên Ngài chằng đến. Tuy Phật không đến, nhưng ánh sáng của Ngài chiếu đến; hoặc trong năm trăm năm, hoặc một nghìn năm hoặc hơn một nghìnnăm sau đều có thánh nhân truyền giáo pháp của Phật đến.
Minh đế nghe xong rất vui mừng.
Lại đến đời Hán, ngày mồng một, tháng giêng, niên hiệu Vĩnh Bình mười bốn (72), khi vua lâm triều, sáu trăm chín mươi đạo sĩ của ngũ nhạc dâng biểu xin thách đấu với đạo Phật Tâỵ Vực để phân hơn kém. Vua lệnh cho Thượng thư Tống Tường đưa họ vào rồi bảo:
– Thiết lập ba đàn ở cửa nam Bạch Mã tự, ngày mười lăm tháng này hai bên tập hợp tại đó để thi đấu!
Các đạo sĩ ở ngũ nhạc bát sơn mang theo ba trăm sáu mươi chín quyển kinh đặt ở đàn phía tây. Hai mươi bảy nhà thuộc Bách gia chư tử mang hai trăm ba mươi lăm quyển kinh đặt ở đàn trung ương, thức ăn cúng tế trăm thần an trí ở đàn phía đông. Minh đế thiết cung điện tạm của mình tại phía tây cửa Bạch Mã tự, đồng thời an trí xá-lợi và kinh ở đây.
Chuẩn bị xong, các đạo sĩ dùng củi đốt đàn kinh của mình. Họ khóc lóc và nói:
– Bậc nhân chủ tin theo tà đạo, khiến huyền phong đoạn đứt. Nay chúng con xin đốt kinh điển trên đàn để nghiệm biết giả thật.
Nói xong họ châm lửa đốt, kinh đều cháy sạch. Các đạo sĩ nhìn nhau biến sắc, có người sử dụng các thứ chú thuật như bay lên trời, đi vào lòng đất, nhưng đều không hiệu nghiệm, nên vô cùng xấu hổ. Thái phó Trương Diễn nói:
– Nay chú thuật của các ông không hiệu nghiệm, nên xuống tóc theo Phật pháp của Tây Vực.
Các đạo sĩ im lặng, không đáp. Đạo sĩ ở Nam nhạc như Phí Thúc Tài… uất hận mà chết.
Lúc ấy, xá-lợi của Phật phóng ánh sáng năm màu chiếu lên hư không như chiếc lọng, che ánh sáng mặt trời. Pháp sư Ma-đằng vọt lên không trung, hiện các món thần biến tự tại. Bấy giờ trời mưa hoa báu, hiện điềm chưa từng có. Pháp sư Pháp Lan thuyết pháp cho đại chúng nghe những điều chưa từng nghe.
Bấy giờ, tư không Lưu Tuấn, quan dân ở kinh thành, các cung phi như Ấm phu nhân, các đạo sĩ ở ngũ nhạc như Lã Tuệ Thông… tất cả hơn một nghìn người cầu xuất gia, hoàng đế đều cho phép. Sau đó vua cho xây mười ngôi chùa; trong đó bảy chùa ở ngoài thành dành cho chư tăng, ba chùa ở trong thành dành cho chư ni. Phật pháp bắt đầu được truyền bá rộng rãi. Chùa viện được xây dựng ngày càng nhiều, mãi cho đến nay.
7.7.2. Đời Tấn, một người nữ nói tiếng Thiên Trúc: Cư sĩ Đức Thận tên là Đinh Thừa, người Tế Âm, khoảng niên hiệu Kiến An, làm huyện lệnh Ngưng Âm. Một hôm, có người phụ nữ ở phía bắc huyện ra giếng ngoài để múc nước thì gặp người Thiên Trúc mũi cao, mắt sâu từ phía đông đên bên giếng xin nước, uống xong bất chợt biến mất. Người phụ nữ ấy liền đau bụng, càng lức càng dữ dội, kêu gào khóc lóc. Lát sau, bất chợt bà đứng dậy chỉ trỏ và nói tiếng Thiên Trúc, trong ấp có mấy mươi nhà cùng chứng kiến. Bà ta gọi đem giấy bút đến để viết thư, lại viêt chữ Thiên Trúc, viết theo hàng ngang, có chữgiống như chữ ất hay chữ tị. Viết đầy nămtrang giấy, bà ta ném xuống đất bảo mọi người đọc, nhưng trong ấp không ai đọc được.
Bà bèn chỉ đứa bé khoảng hơn mười tuổi bảo là có thể đọc, đứa bé liền cầm giấy lên đọc, mọi người đều kinh ngạc chẳng biết như thế nào. Bà bảo đứa bé múa, đứa bé liền đưa chân, vẫy tay rất nhịp nhàng. Có người báo với Đức Thận, ông liền cho gọi người phụ nữ và đứa bé ấy đến hỏi. Lúc ấy, cả hai cũng mờ mịt chẳng biết. Ông muốn kiểm nghiệm việc này nên sai sứ mang những tờ giấy ấy đến chùa Hứa Hạ trao cho một vị tăng người Thiên Trúc. Vị tăng vô cùng kinh ngạc nói:
– Kinh Phật bị mất phần giữa, bần đạo thường ưu tư về điều này, nhưng chẳng biết làm sao có được, tuyđọc tụng nhưng không đầy đủ. Đây chính là phần bị mất ấy. Vị tăng bèn giữ lại để sao chép.
7.7.3. Đời Tấn, cư sĩ Chu Mần: ông người Nhữ Nam, làm Hộ quân tướng quân. Gia đình nhiều đời kính tin Phật pháp. Khi gặp loạn Tô Tuấn, nhân sĩ kinh đô li tán khắp nơi. Nhà ông có bộ kinh Đại Bát-nhã được viết trên nửa bức vải lụa trắng dài tám trượng và đặt lẫn lộn với những túi kinh khác. Khi chạy nạn không thể đem kinh đi hết, nên ông rất tiếc, không biết bộ Bát-nhã đặt ở túi nào. Phải đi vội vàng không thể mở túi xem, nên ông bồi hồi than thở. Bỗng nhiên bộ kinh Đại Bát-nhã chợt hiện ra ngoài, ông kinh ngạc vui mừng cầm lấy. Họ Chu cho đây là gia bảo nên giữ gìn đến nay vẫn còn.
Có người nói vợ Chu Tung họ Hồ Mẫu có trọn bộ kinh Đại Bát-nhã viết trên lụa trắng, bề rộng khoảng năm tấc và còn có xá-lợi để trong bình bạc được đặt trong một tráp nhỏ. Gặp loạn Vĩnh Gia, bà ấy chạy giặc về phương nam. Kinh và xá-lợi tự ra khỏi hộp, nhân đó bà ôm trong lòng mà qua Giang Đông.
Có lần nhà bị lửa cháy, bà vội chạy thoát không kịp lấy kinh, đến khi nhà cháy sạch, bà tìm thấy kinh vẫn y như cũ trong đống tro tàn.
Vương Đạo Tử ở cối Kê đến nhà Chu Tung xin cúng dường kinh và xá-lợỉ. về sau, kinh và xá-lợi từng được gửi ở chùa Tân Chử. Lưu Kính Thúc nóiđích thân ông thấy kinh này, chữ như hạt mè lớn, nét rất tinh tế, rõ ràng. Chùa Tân Chử nay là Thiên An. Bản kinh ấy được vị tăng đắc đạo là Thích Tuệ Tắc chép lại.
Có thuyết nói bộ kinh ấy được an trí ở chùa Giản Tĩnh, vị ni trụ trì ở đây thường đọc tụng.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 22 – CHƯƠNG NHẬP ĐẠO

QUYỂN 22 Quyển này có một chương Nhập đạo. 13. CHƯƠNG NHẬP ĐẠO 13.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *