Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

Thân súc sinh là do nghiệp nhân ngu si mà chiêu cảm, trong đó chủng loại đã nhiều, chi phái cũng chẳng phải một. Đã nhận thân dơ uế, sinh vào đường ác thì đã sớm mất tuệ minh, chỉ còn sân hận. Vì thế loài ong, bò cạp thân mang nọc độc; rắn rết tính thường sân hận; bồ câu, chim sẻ thì đa dâm; lang sói lại quá độc ác; hoặc mang lông đội sừng, ngậm ngọc nuốt châu; hoặc mỏ lớn sắc nhọn, móng vuốt bén dài; hoặc chở vật lại qua, bị người sai khiến; hoặc làm chó ban đêm siêng sủa, làm gà sáng sớm gáy vang; hoặc là trâu khốn khổ cày ruộng, làm ngựa lao nhọc kéo xe, khiến cho thân thịt phải tiêu hao, da lông rơi rụng; hoặc có loài ẩn náu trong đầm hoang cỏ rậm, lại bị lưới vây; hoặc loài nương trong ao hồ cũng bị người giăng bủa. Tất cả các loài như thế, chúng ta đều thay cho mà sám hối. Cho đến loàiđại bàng thân lớn, loài trùng kiến bé hình, hoặc loài chuột đồng uống nước sông, hồng tước làm tổ trên cành, hoặc các loài sống dưới nước hay trên đất liền; hoặc là chim là thú; hoặc loài cá thân gấm vảy tía, mang đỏ đuôi xanh. Tất cả các loài như thế, chúng ta đều thay cho mà sám hối, khiến cho chúng tín căn thanh tịnh, lìa bỏ thân xấu ác này, được tuệ mạng trang nghiêm, khôi phục phúc báo cõi ười, không còn nỗi khổ bức ép ruổi rong, vĩnh viễn lìa xa lòng bi hận bị chém chặt, mặc tình tiêu dao, tùy tâm vui thú, uống ăn tự tại, đàm luận an nhiên, ra khỏi lồng chật hẹp, thoát được nạn lớn trói cùm.
4.5.2. Giải thích danh từ Súc sinh
Luận Bà-sa ghi: “Súc sinh, sinh là chúng sinh, súc tức là nuôi dưỡng; nghĩa là loài hoành hành kia bẩm tính ngu si, không thể tự lập, phải nhờ người nuôi dưỡng mới tồn tại, nên gọi là súc sinh”.
Hỏi: Nếu cho rằng do nuôi dưỡng mà gọi là súc sinh, vậy loài rồng và các loài sống trong nước, trên đất liền, hay trên không trung đâu có được người nuôi dưỡng, mà vẫn gọi là súc sinh?
Đáp: Phạm vi được nuôi dưỡng rất rộng, bao trùm cả nhân gian và sáu tầng trời cõi Dục; còn phạm vi không được nuôi dưỡng hẹp hơn, giới hạn trong các vùng đầm lầy, núi rừng hoang dã ở nhângian. Ngày xưa loài rồng cũng được con người nuôi dưỡng, như trong các bộ sử đã ghi. Nay chiếu theo số nhiều được nuôi dưỡng, nên gọi là súc sinh. Hơn nữa luận Lập thế A-tì-đàm cũng ghi: “Súc sinh, tiếng Phạn là Để-túc-xa; do tạo nhân siểm khúc nên chiêu cảm sinh vào đường này… Loài chúng sinh này, khi đi thân úp xuống đất, nên gọi Để-túc-xa”.
Luận Tân Bà-sa ghi: “Gọi loài chúng sinh này là bàng sinh.
Hỏi: Vì sao gọi là bàng sinh?
Đáp: Thân của loài này nằm ngang (bàng) song song với mặt đất, khi đi thân cũng nằm ngang, nên gọi là bàng sinh.
Có thuyết cho rằng do các hữu tình tạo tác và làm tăng trưởng ác hạnh thân ngữ ý ngu si, nên sinh vào loài này; hoặc cho rằng do ngu si vô trí, nên gọi là bàng sinh. Loài này có khắp trong năm đường. Trong đó địa ngục có loài súc sinh không chân Nương-củ-tra, loài hai chân như chim mỏ sắt, loài bốn chân như ngựa ô non, loài nhiều chân như trùng bách túc.. .Trong cõi quỉ có súc sinh không chân như độc xà….; loài hai chân như quạ và diều hâu; loài bốn chân hồ li, voi, ngựa…; loài nhiều chân như thú sáu chân, trăm chân…Trong ba châu cùa loài người có súc sinh không chân như tất cả loại đi bằng bụng; loài hai chân như chim hồng, chim nhạn…; loài bốn chân như voi, ngựa…; nhưng không có loài không – chân và nhiều chân, vì đây là nơi chỉ có chúng sinh thụ nghiệp quả không não hại an trú mà thôi. Trong cõi Tứ Thiên Vương và Tam Thập Tam thiên chỉ có loài súc-sinh hai chân là chim Diệu sắc và loài bốn chân như voi, ngựa… mà không có các loài khác, như trước đã giải thích. Bốn cõi trời trên chỉ có loài súc sinh hai chân là chim Diệu sắc, không có tất cả các loài khác, vì Không cư thiên rất thù thắng.
Hỏi: Nếu các cõi trời ấy không có voi ngựa… thì chư thiên cưỡi gì? Hơn nữa cũng có nghe nói chư thiên cưỡi voi ngựa, sao lại nói không?
Đáp: Do phúc lực của mình, chư thiên cõi ấy tạo ra các hình tượng ngựa voi vô tình làm vật cưỡi để tự vui mà thôi!”.
Kinh Lâu thán ghi: “Súc sinh có rất nhiều, nhưng có thể tổng gom thành ba loại chính là cá, chim và thú. Trong đó cá gồm sáu nghìn bốn trăm chủng loại, chim gồm bốn nghìn năm trăm chủng loại, thú gồm hai nghìn bốn trăm chủng loại”. Trong kinh chỉ nêu tổng số chứ không nêu tên từng loại. Trong kinh Chính pháp niệm cũng chỉ nói có bốn mươi ức loại súc sinh khác nhau, chứ không kể riêng từng loại.
4.5.3. Trụ xứ của súc sinh
Luận Bà-sa ghi:
Hỏi: Loài bàng sinh vốn trụ nơi đâu?
Đáp: Súc sinh vốn ở trong biển lớn, nhưng về sau lưu chuyển khắp các đường.
Hỏi: Thân hình thế nào?
Đáp: Phần lớn thân nằm ngang hoặc nghiêng, nhưng cũng có vài loại thân đứng, như Khẩn-nại-lạc, Tất-xá-già, Hê-lô-sách-ca…
Hỏi: Súc sinh dùng ngôn ngữ gì?
Đáp: Lúc thế giới mới hình thành, súc sinh đều nói ngôn ngữ Trung Ấn Độ. về sau, vì mỗi loại hữu tình dùng thức ăn thức uống khác nhau, thế gian ngày càng xấu ác, tâm dối trá, dua nịnh tăng trưởng, nên mới có nhiều ngôn ngữ, cho đến có loài không thể nói năng. Luận Cựu Bà-sa ghi: “Súc sinh có hai trụ xứ là chính và biên. Chính thì ở trong chỗ tối tăm giữa hai lớp núi Thiết Vi, hoặc trong biển lớn, trên các cồn bãi. Biên thì trụ trong năm đường, như trong phần giải thích danh từ súc sinh đã nói. Ngoài ra súc sinh hai chân, bốn chân, thì trong loài quỉ uy đức có đủ voi, ngựa, lừa…, quỉ không uy đức thì chỉ có chó mà thôi. Súc sinh trong cõi A-tu-la cũng như trong loài quỉ. Nhưng trong đó cũng có súc sinh do nghiệp báo, cũng có do hóa sinh, không nhất định.
4.5.4. Thân lưọng
Kinh Bồ-tát xử thai ghi: ‘Thứ nhất, không loài chim nào lớn bằng chim đại bàng cánh vàng. Từ đầu đến đuôi cách nhau tám nghìn do-tuần, cao cũng như thế. Chim này bay một mạch từ núi Tu-di này đên núi Tu-di kia mà không cần dừng nghỉ”. Thứ hai, không loài thú nào lớn bằng rồng. Theo kinh A-hàm, long vương Nan-đà và Bạt-nan-đà có thân hình rất lớn, có thể quấn quanh núi Tu-di bảy vòng, đầu vươn lên đến đỉnh, đuôi cắm sâu xuống biển. Thứ ba, không loài cá nào lớn bằng cá Ma-kiệt, thân dài ba trăm hoặc bốn trăm do-tuần, cho đến con lớn nhất có thể bảy trăm do-tuần; cho nên kinh A-hàm ghi: “Mắt cá Ma-kiệt như mặt trời mặt trăng, mũi cao to như núi lớn, miệng như hang rộng sâu màu đỏ”. Thiên Tiêu dao du trong Nam hoa kinh của Trang Tử ghi: “Có loài đại bàng thân hình cực lớn, lưng của nó không biết rộng dài bao nhiêu dặm; khi sắp bay thì vỗ dậy sóng ba

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *