Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

– Các thầy đến đây lúc nào?
Hai vị tăng đáp:
– Chúng tôi vốn trụ tại núi này, không nhớ ngày xưa có quen biêt thí chủ chăng?
Ông liền thuật lại lần gặp gỡ ở núi cao, hai vị tăng vội nói:
– Thí chủ nhận lầm rồi! Đâu có việc này!
Đến sáng hôm sau, hai vị tăng tự nhiên bỏ đi mất. Ồng báo với đại chúng, thuật lại những điều thấy biết ở Tung sorn ngày trước. Đại chúng đều kinh ngạc, liền truy tìm hai vị tăng, nhưng không biết đã đi đâu, lúc này mới biết là thần nhân.
4.4.93. Đời Tống, Lí Đán: ông tự là Thế Tắc, người ở Quảng Lăng. Ông nổi tiếng trong làng với bản tính thật thà chất phác, cung kính hiếu thuận. Ngày mười bốn tháng giêng niên hiệu Nguyên gia thứ ba (426), ông qua đời. Vì nơi ngực còn ấm, mọi người không nhập quan, bảy ngày sau ông sống lại. Lúc đầu chỉ ăn cháo, hôm sau thì bình phục như cũ. Bấy giờ ông kể:
– Hôm ấy có một người cầm tín phan đến đứng bên đầu giường tôi và bảo Phủ quân gọi. Tôi liền theo người này đi thẳng về hướng bắc, đường sá rất bằng phảng. Đến một tòa thành, trong đó lầu gác cao rộng, nguy nga tráng lệ, giống như hoàng cung. Từ trong đó có vị quan ra thăm hỏi và bảo tôi đi về phía trước. Khi đến một đại sảnh, tôi thấy có ba mươi người mặc áo đơn, đầu vấn khăn xanh, đang ngồi theo thứ tự rất nghiêm chỉnh. Một người phía đông, khoác trường bào, ngồi sau bàn, chung quanh cỏ khoảng hơn trăm thị vệ. Vừa thấy tôi, vị ấy nói với những người đang ngồi:
– Nên chỉ các ngục cho Thế Tắc biết!
Vừa nghe như vậy, tôi ngẩng nhìn chung quanh thì không còn thấy cảnh trước mắt nữa, ma đang ở trong địa ngục. Lúc ấy tôi thấy rất nhiều người tội thụ khổ, đang rên rỉ, kêu gào, thật không nỡ nhìn. Bồng có vị quan đến truyền lịnh:
– Phù quân bảo ngài có thể trở về, nên lại đến đây đón! Nhân đó tôi được sống lại.
Đến tháng sáu, niên hiệu Nguyên Gia thứ sáu (429), ông lại qua đời, bảy ngày sau sống lại, cũng kể những điều thấy biết ở địa ngục đại khái giống như lần trước. Nhưng có người tội gởi lời nhờ ông nói với gia đình của họ tạo phúc chuộc tội lúc họ còn sống đã tạo. Những người ấy cũng nói danh tính, thân thuộc, quê hương làng xóm. Ông y theo lời dặn, tìm đến thì đều đúng cả. Ông còn nói: Năm Giáp Thân sẽ có dịch bệnh, giết chết vô số kẻ ác. Đệ tử Phật nên thụ Bát quan trai, giữ giới tu thiện thì thoát nạn.
Ông vốn là một đạo sĩ của Đạo gia, qua việc này, ông liền bỏ hành pháp của Đạo giáo, nhưng các tín đồ khuyên ngăn, nên ông tin thờ cả hai đạo. Tuy vậy ông thường khuyên mọi người tu Bát quan trai.
4.4.9.4. Đời Tống, Thượng thư tả bộc xạ Trịnh Tiên Chi: Niên hiệu Nguyên Gia thứ tư (427), ông theo vua tuần thú vùng kinh đô. Buổi tối khi vừa đến kinh, ông bị bạo bệnh qua đời. Sau đó ông nhập vào một nguời và nói:
– Thọ mạng của tôi đã hết từ lâu, nhưng do mấy năm gần đây, một lòng kính tin Phật pháp, thường phóng sinh bố thí, nhờ công đức này mà tuổi thọ kéo dài được mấy năm. Việc âm dương báo ứng như bóng tùy hình, như vang theo tiếng. Các vị nên buông bỏ bớt việc đời, chuyên tâm nơi Đại giáo! Bấy giờ có rất nhiều quan gia, quí tộc nghe thấy.
4.4.9.5. Đời Đường, Tuy Nhân Thiến: Ông quê ở Cam Đan, lúc nhỏ theo Nho học, không tin quỉ thần. Vì muốn thử xem thật có quỉ thần hay không, nên ông đến một người có năng lực thấy quỉ để học theo. Trải qua hơn hơn mười năm, ông vẫn không thấy. Sau ông dời nhà đến huyện Hướng, trên đường đi, ông thấy một người như quan cõi trời, áo mão rực rỡ, cưỡi ngựa quí, có năm mươi kị mã theo hầu. Người này thấy ông nhưng không nói hỏi gì. Từ đó về sau, trong khoảng thời gian mười năm, hai bên gặp nhau mấy mươi lần, nhưng cũng như vậy. Bỗng một hôm, người ấy dừng ngựa gọi ông đến nói:
– Lâu nay đã gặp bạn nhiều lần, nên trong lòng ta rất mến mộ, mong được kết giao!
Ông vái chào và hỏi:
– Ngài là ai?
– Ta là thần, họ Thành, tên Cảnh, vốn người Hoằng Nông, làm Biệt giá thời Tây Tấn. Nay làm quan Trưởng sử nước Hồ.
Ông lại hỏi quốc gia ấy nằm ở đâu, vua nước ấy tên họ là gì.
– Vùng đất từ Hoàng hà trở về phương bắc đều thuộc nước Hồ, kinh đô đóng tại Sa châu, tây bắc Lâu Phiền. Vua nước này chính là Vũ Linh vương nhà Triệu thời xưa, thuộc quyền cai quản của Thái sơn Phủ quân. Mỗi tháng các sứ giả đều lên hội kiến tại Thái sơn. Vì thế mấy năm nay, ta thường đi ngang qua đây và đã gặp ngươi. Ta có thể giúp ích cho ngươi, khiến ngươi biết trước được tai họa mà tránh, khỏi bị chết oan. Chỉ có vận mệnh sinh tử, quả báo họa phúc thì không thể dời đổi.
Nhân Thiến liền vâng theo. Nhân đó Thành Cảnh bảo một kị mã tùy tùng là Thường chưởng sự luôn đi theo Nhân Thiến và dặn dò: “Nêu có việc gì thì báo trước cho Nhân Thiến, còn việc gỉ không biết thì đến hỏi ta”. Việc xong hai bên từ biệt, từ đó Chưởng sự đi theo Nhân Thiến như một thị giả, có gì muốn hỏi thì đều biết trước.
Niên hiệu Đại Nghiệp thứ nhất (605), sầm Chi Tượng người Giang Lăng có con trai tên Văn Bản tuổi chưa được hai mươi. Một hôm Chi Tượng mời Nhân Thiến đến nhà dạy Văn Bản viết chữ. Thiến bèn nói việc này cho Văn Bản biết và bảo:
– Thành trưởng sử nói với ta: ‘Có một việc thật hổ thẹn, bạn không được nói cho ai biết, nhưngđã kết giao rồi thì không thể không nói. Đó là quỉ thần cũng phải ăn uống, nhưng không lúc nào được no đủ, thường bị khổ đói khát. Nếu được thức ăn của loài người thì no trong một năm. Chúng quỉ thường hay trộm thức ăn của con người, nhưng ta thuộc hàng tôn quí, nên không thể trộm được. Nên nay xin bạn một bữa cơm!’.
Nghe Nhân Thiến nói vậy, Văn Bản liền chuẩn bị thức ăn, với những món ngon nhất. Nhân Thiến lại nói:
– Quỉ không thể vào nhà của người, nên đến bờ sông giăng màn, đặt bàn rồi bày biện thức ăn rượu thịt trên đó.
Văn Bản làm đúng như vậy. Đến giờ, Nhân Thiến thấy Thành Cảnh cùng với hai yị khách và hơn trăm tùy tùng đến ngồi vào tiệc. Văn Bản hướng về đó lễ lạy, tạ lỗi vì thức ăn không được ngon. Nhân Thiến cũng truyền lại lời cảm tạ của Thành Cảnh.

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.6. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *