QUYỂN 5
Quyển này có một chương Lục đạo.
4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO
4.1. CÕI TRỜI
4.1.1. Lòi dẫn
Luận về phúc báo cõi trời, thì nào là sự thấy biết đầy đủ cao xa, y phục trang sức rực rỡ, thân hình xinh đẹp nhẹ nhàng. Nhưng trên cõi Tự Tại thiên lại có ma vương, trong trời Vô Tưởng lại là ngoại đạo, cõi Phi Tưởng thì tà chấp sâu dày, trời Lục dục thì tâm mê quá nặng. Tất cả chẳng thể thụ trì Bát-nhã, trưởng dưỡng Niết-bàn, khiến cho lòng kiêu mạn càng tăng, tâm nhân ngã càng lừng lẫy. Do đó hoa trên mũ bỗng nhiên khô héo, mồ hôi từ nách chảy thấm y, cung điện báu tắt quang minh, áo mặc trên thân dính bẩn; nên phải nhờ tâm thanh tịnh sám hối tẩy trừ.
Hôm nay nguyện cầu cho chư thiên các cõi: Tứ Thiên Vương, Đao-lợi, Đâu-suất, Diêm-ma, Hóa Lạc, Tha Hóa, Phạm Vương, Phạm Phụ, Quang Am, Biến Tịnh, Quảng Quả, Ngũ Na-hàm, Bất Phiền, Bất Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Không xứ, Thức xứ
Bất Dụng xứ, Phi Phi Tưởng xứ, cho đến ngang thì khắp cùng các thế giới, dọc thỉ suốt đến đỉnh thiên, những ai đang ngồi ngay thẳng trên đài hoa trải qua số kiếp, hoặc đang lắng tâm nơi điện ngọc thoáng chốc đã nghìn năm, tất cả đều được: y phục tự nhiên luôn chẳng lìa thân, hằng dạo chơi trong lâu đài thiện pháp, đoạn căn bệnh sinh li, dứt khổ lao chiến trận, vĩnh viễn từ biệt ngũ suy, bảy báu luôn luôn đầy đủ, thân tướng đoan nghiêm, dung nghi sáng rỡ, đoạn tuyệt nhân khổ, chứng quả an lạc.
4.1.2. Giải thích danh từ Sáu thú
Hỏi: Vì sao gọi là Sáu thú?
Đáp: Luận Tì-đàm ghi: “Thú tức là đến, là con đường. Nghĩa con đường nghiệp nhân thiện ác của chúng sinh có thể dẫn họ sinh đến nơi tương ứng, cho nên gọi là thú; cũng có thể nói rằng: tùy theo nghiệp đã tạo ra mà hướng đến nơi sinh, nên gọi là thú. Có thuyết cho rằng thú là hướng về, nghĩa là người tạo nghiệp có thể hướng về cõi trời cho đến địa ngục.
Hỏi: Chỉ có sáu thú này hay còn đường nào khác nữa?
Đáp: Nếu theo đây thì chỉ có sáu, không thêm không bớt. Nếu căn cứ theo kinh Lâu thán thì cỏ chín nơi chúng sinh cùng cư trú: Bồ-tát đạo, Duyên giác đạo, Thanh văn đạo cộng với sáu thú kể trên. Những cõi phàm thánh ở chung là vì thánh muốn hòa độ phàm. Luận Tì-bà-sa giải thích, thiên (trời) nghĩa là ánh sáng chiếu rực rỡ, lại nữa thiên nghĩa là điên tức cao nhất; trong vũ trụ, chỉ có trời là cao nhất cho nên gọi là điên. Thiên cũng là hiển, cao hiển, là cao rộng phủ trùm; trong vũ trụ, chi có trời vời vợi trên không, che phủ muôn loài, nên gọi là hiển.
Hòi: Vì sao noi ấy gọi là thiên?
Đáp: Vì trong sáu thú, chi có thiên là thù thắng nhất, vui nhất, tốt nhất, kì diệu nhất, cao nhất, nên gọi là thiên thú. có thuyết cho rằng những người đời trước tạo tác diệu hạnh thân ngữ ý bậc thượng sẽ hưởng đến nơi ấy, sinh vào nơi ấy, khiến nơi ấy được tương tục, cho nên gọi là thiên thú. Lại có thuyết cho rằng ánh sáng tăng mạnh, nên gọi là thiên. tức ánh sáng tự nhiên của các vị này luôn chiếu soi ngày đêm. Các sư Thanh Luận cho rằng, vì có khả năng chiếu soi nên gọi là thiên, tức thắng quả hiện tại chiếu soi rõ nhân tu tập ngày trước, có người cho rằng, vì hỉ lạc nên gọi là thiên, tức chư thiên thường dạo chơi, hường thụ các niêm vui bậc nhất
Hỏi: Thân tướng chư thiên ra sao? Ngôn ngữ thế nào?
Đáp: Thân chư thiên đứng thẳng và nói theo ngôn ngừ Trung Ấn Độ. Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “Thiên, âm tiếng Phạn là Đề-bà, nghĩa là người gieo trồng các nhân thiện sẽ sinh vào cõi này, nên gọi là Đề-bà Nay lược nói về hình tướng báo thân của chư thiên. Thân chư thiên không có xương thịt, không có các sinh hoạt bất tịnh như đại tiểu tiện. Toàn thân ngày đêm luôn phát ánh sáng, được năm thần thông, thân hình không bị ngăn ngại”. Cho nên kinh Chính pháp niệm ghi: “Giống như trong một ngôi nhà thắp sáng năm trăm ngọn đèn, ánh sáng không bị ép chặt lẫn nhau; cũng vậy, năm trăm vị trời đặt trong bàn tay của một vị trời mà năm trăm vị ấy vẫn không thấy chật hẹp… Một trăm hoặc một nghìn vị trời Dạ-ma đồng ngồi trên đầu một tua hoa sen mà không chèn ép lẫn nhau, không ai cảm thấy chật hẹp, đó là do sức của nghiệp thiện, sức tự tại vậy”.
Luận Đại trí độ ghi: “Sáu mươi vị trời Biến Tịnh cùng ngồi trên đầu một cây kim mà không chèn ép nhau”. Kinh Chính pháp niệm ghi: “Vua trời Dạ-ma thuyết kệ cho chư thiên:
Người nhớ nghĩ đến Phật
Gọi là người thiện mệnh
Vì không quên niệm Phật
Nên được mệnh trong mệnh,
Người nhớ nghĩ đến Pháp
Gọi là người thiện mệnh
Vì không quên niệm Pháp
Nên được mệnh trong mệnh,
Người nhớ nghĩ đến Tăng
Gọi là người thiện mệnh
Vì không quên niệm Tăng
Nên được mệnh trong mệnh ”
Trên cõi trời Dạ-ma có vị đại sĩ luôn thuyết pháp chỉ dạy những vị trời buông lung. Đó là bồ-tát Mâu-tu-luân-đà Dạ-ma thiên vương, bồ-tát Thiện Thời Nga Vương, bồ-tát Chủng Chủng Trang Nghiêm Khổng Tước Vương. Ba vị này vì lợi ích chúng sinh mà thường thuyết pháp giúp cho các vị trời, hoặc là chứng Bồ-đề thanh văn, hoặc được Bồ-đề duyên giác.
4.13. Thụ khổ
Nay dẫn chứng kinh luận để nói về nhừng nỗi khổ ờ cõi trời.