QUYỂN 8
Quyển này cỏ một chương Thiên Phật.
5. CHƯƠNG THIÊN PHẬT
5.1. THẤT PHẬT
5.1.1. Lời dẫn
Từng nghe: Chín cõi chẳng đồng, bốn loài sai khác, việc ác dễ nhiễm, nghiệp tuệ khó thành. Chúng sinh từ lâu trôi nổi nơi sông ái, bao kiếp ngụp lặn trong biển khổ, chưa dựng cây ý cũng chẳng chịu thắp sáng đèn tâm. Đấng Đại thánh tam minh, bậc Chí nhân bát giải đều gom pháp giới làm trí, lấy trọn hư không làm thân. Thân của các Ngài ứng hiện khắp nơi, lượng vô biên vượt ngoài khuôn thước. Trí của các Ngài thấu biết hết thảy, dụng siêu tuvệt không thể nghĩ bàn; đã chẳng thể dùng trí của con người mà suy lường, há có thể dùng nơi chốn để biện luận? Vì muốn mở thông tai mắt cho hàng ngu phu, nên phải hiện ảnh tích của chi thánh. Việc này giống như hổ gầm thì gió trong hang động thổi, rồngbay thì mây lành theo đó mà hiện; cảm và ứng theo nhau, đó cũng là lẽ thường.
Từ khi Thích Tôn chuyển pháp luân ở vườn Nai, nhập niết-bàn cạnh dỏng Kim hà, đều là những minh chứng đê chúng sinh thời Tượng pháp qui hướng. Tuy dấu tích của nghìn Đức Phật khác nhau, nhưng cùng đồng nhất trí, bình đẳng đại bi; luôn tùy theo tính dục của chúng sinh mà làm lợi ích, dùng nguyện rộng lớn để trang nghiêm, vận thuyền từ cứu người chìm đắm. Chúng sinh có cảm thì cơ duyên nhất định khế hợp.
5.1.2. Thời gian Phật xuất thế
* Lời bàn
Nay chia kiếp Hiền thành bốn thời: thành, trụ, hoại, không. Trong bốn thời này, kiếp thành đã qua, kiêp hoại, kiếp không chưa đến. Nay đang ở kiếp trụ, nên có nghìn Phật xuất hiện.
Nói khái quát thì có ba Đức Phật đã qua, nay là thời giáo pháp của vị Phật thứ tư là Đức Thích Tôn. Trong bốn thời này, mỗi thời phân thành hai mươi tiểu kiếp, tổng cộng là tám mươi tiểu kiếp. Khời đầu là một đại kiếp thủy hỏa, là kiếp Hiền, chính là hai mươi tiểu kiếp trong kiếp trụ.
Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “Mười một tiểu kiếp ở vị lai, tám kiếp ở quá khứ, nay Đức Thích-ca Mâu-ni thành Phật trong tiểu kiếp thứ chín”.
Hỏi: Trong kiếp Hiền, tại sao ba kiếp thành, hoại, không chẳng có Phật xuất thế mà chỉ ở kiếp trụ Phật mới xuất thế? Chỉ trong mười một tiểu kiếp vị lai thuộc kiếp trụ này, vì sao có đến chín trăm chín mươi sáu Phật đồng thời ra đời?
Đáp: Đúng như lời ông hỏi, xưa nay nói về việc chư Phật xuất thế cũng có chút trở ngại này và cũng hơi khó khi dung hợp ý nghĩa. Nay căn cứ vào các kinh Dược Vương Dược Thượng, kinh Phật danh… mà biết khái quát thứ tự xuất thế của các Đức Phật. Trước sẽ dẫn chứng văn kinh Dược Vương Dược Thượng, sau dẫn kinh Phật danh và cuối cùng là dung hội các ý.
Kiếp có dài, ngắn khác nhau, do đó kinh Dược Vương Dược Thượng ghi: “Bấy giờ, Phật Thích-ca Mâu-ni bảo đại chúng:
– Vô số kiếp trước, Ta từng xuất gia học đạo trong thời mạt pháp của Phật Diệu Quang. Sau khi được nghe năm mươi ba danh hiệu Đửc Phật, Ta sinh tâm vui mừng, chắp tay cung kính, lại nói cho người khác nghe và thụ trì. Người ấy nghe rồi lại tiếp tục dạy người khác, dần dần được ba nghìn người. Tất cả đồng xướng ‘nhất tâm kính lễ”. Nhờ công đức này, những người ấy đều tiêu trừ tôi chướng trong vô số ức kiếp sinh tử.
Một nghìn vị Phật thứ nhất, đầu tiên là Phật Hoa Quang cho đên cuối cùng là Phật Tì-xá-phù thành tựu Phật quả ở kiếp Trang Nghiêm, cũng chính là nghìn vị Phật trong quá khứ. Một nghìn vị Phật tiếp theo, đầu tiên là Phật Câu-lưu-tôn và cuối cùng là Lâu-chí Như Lai thành Phật trong kiếp Hiền ở hiện tại. Một nghìn vị Phật sau cùng, đầu tiên là Nhật Quang Như Lai và cuối cùng là Phật Tu-di Tướng thành Phật quả trong kiếp Tinh Tú ở vị lai”.
Theo kinh Phật danh, chín mươi mốt kiếp quá khứ có Phật Tì-bà-thi Như Lai xuất thế, ba mươi kiếp quá khứ có Phật Thi-khí Như Lai xuất thế. ở kiếp Hiền này lại có Phật Tì-xá-phù Như Lai xuất thế.
– Chín mươi mốt kiếp này là đại hay là tiểu kiếp?
Đáp: Là đại kiếp.
Hỏi: Vì sao biết?
Đáp: Luận Cựu Bà-sa ghi: “Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni khi còn ở giai vị tu nhân thời Phật Tì-bà-thi, Ngài đã tu nhân tướng hảo, đến kiếp thứ chín của kiếp trụ này là trải qua chín mươi mốt đại kiếp”. Luận Cựu Câu-xághi: “Bồ-tát Thích-ca nhờ tinh tiến lễ Phật Đề-sa mà viên mãn quả Phật trước chínđại kiếp”. Vậy chín mươi mốt kiếp lẽ nào chẳng phải là đại kiếp?
Lại kinh Dược Vương Dược Thượng ghi: “Kiếp Trang Nghiêm, kiếp Hiền, kiếp Tinh Tú mỗi kiếp đều có một nghìn vị Phật xuất thế”. Như vậy biết được kiếp này cũng là đại a-tăng-kì kiếp.
Kinh còn ghi: “Nếu thiện nam, thiện nữ cùng hết thảy chúng sinh nghe được danh hiệu của năm mươi ba vị Phật, thì trong trăm vạn ức a-tăng-kì kiếp không đọa vào ác đạo”. Theo đây mà xét thì kiếp Trang Nghiêm, kiếp Hiền, kiếp Tinh Tú đều có một nghìn vị Phật xuất thế; cho nên biết ở đây đã vượt qua a-tăng-kì đại kiếp. Đến nay kiếp Hiền có bốn Đức Phật đã xuất thế cũng là a-tăng-kì kiếp, chứ chẳng phải là tiểu kiếp thuộc kiếp trụ. Đã là Đại kiếp nên nghìn Đức Phật xuất thế trong kiếp Hiền là điều chẳng còn nghi gì nữa.
Kinh Trường A-hàm ghi: “Chín mươi mốt kiếp quá khứ, Phật Tì-bà-thi xuất thế. Ba mươi mốt kiếp quá khứ lại có Phật Thi-khí xuất thế. Ba mươi mốt kiếp quá khứ lại có Phật Tì-xá-phù xuất thế”. Phật Thi-khí và Phật Tì-xá-phù đối chiếu với kinh Phật danh cũng không khác, tức là ở trong kiếp Hiền có hai vị Phật xuất thế. Hoặc cho rằng khi phiên dịch kinh A-hàm đã dịch thiếu câu ba mươi mốt kiếp này.
Lại có thuyết giải thích: Căn cứ vào luận Lập thế A-tì-đàm thì tám kiếp quá khứ trong hai mươi kiếp trụ đã có ba Đức Phật xuất thế, Đức Phật Thích-ca xuất thế ngay trong kiếp thứ chín hiện tại. Như thế, chín kiếp đã qua có bốn Đức Phật xuất thế; vậy còn mười một kiếp ở vị lai sẽ không có nhiều Phật xuất thế sao? Nên kinh nói hoặc ở trong một kiếp có vô lượng Phật xuất thế, hoặc trong vô số kiếp mà chẳng có một vị Phật xuất thế. Từ đó suy ra, dù là tiểu kiếp, nhưng có nhiều Phật xuất thế thì cũng không trở ngại gì. Bởi căn cơ chúng sinh có thượng hạ, nên cảm được gặp Phật chẳng đồng.
* Lời bàn