Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 1 / PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

PUCL QUYỂN 7 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 7
Quyển này tiếp theo chương Lục đạo.
4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

4.6. ĐỊA NGỤC
4.6.1. Lời dẫn
Địa ngục tối tăm đau khổ, vô cùng bi thương; nào là rừng đao cao vút, núi kiếm thấu trời, vạc sôi sùng sục, lò lửa hừng hực. Ban ngày, tội nhân bị nhốt trong thành sắt, ban đêm ôm cột đồng cháy đỏ. Người tội bị nhốt đầy kín trong đó. Họ sợ hãi, khốn khổ, kêu gào thảm thương. Lại thêm ngục tốt đầu trâu trừng mắt, nhe răng, chỉa ba đâm hông, tim gan bị giã nát, hoặc lửa dữ đốt thân, da thịt cháy hết; hoặc giã đầu, đập chân, nấu phách, đun hồn, cắt mật, rút ruột, mổ thân, bằm thịt. Những thống khổ như thế, sao nói hết được!
Có những người tội chìm nổi trong vạc sôi, vẫy vùng trong lò lửa, da thịt tiêu hết dưới lưỡi đao, xương cốt nát vụn bên thi thê, đâu thê ngủ yên trên giường sắt, dựa lâu giữa hai cột đồng; lại trong mắt bốc lửa, nên khóc mà lệ chẳng rơi; miệng phải ngậm khói, nên thốt mà chẳng ra lời. Những nơi như thế còn cho là nhẹ
Đến như trong băng lạnh bỗng gặp gió ấm trong lửa nóng lại có hơi lạnh thì cảm thây khoái lạc an vui. Hoặc thụ thân tại A-tì mới là kinh khiếp, đó là phải chịu thống khổ trong tường sắt, chu vi tám vạn do-tuần, tiếng lửa dữ réo kinh hồn, khói hôi thối bốc lên ngùn ngụt. Tội nhân như cá trong lò, mỡ máu cháy khô, toàn là cảnh khổ, không có một giây phút an vui, lại còn bị trói chặt, không thể cử động. Cứ như thế xoay chuyển khắp đông tây, trên dưới. Đến khi kiếp hoại thì dời qua thế giới khác, cứ như thế mãi. Khi thế giới ấy kiếp tận thì sinh về thế giới này, trải qua vô lượng kiếp.
Nay xin tu phúc, sám hối tội lỗi, nguyện vạc sôi sùng sục biến thành ao sen, lò lửa hừng hực hóa thành lọng thơm, rừng kiếm cao vút thành rừng Quỳnh, núi đao rậm rạp biến thành núi Thứu chân như, trụ đồng đổi sắc hóa thành cờ, lưới sắt biến hình mở ra cõi Tịnh. Đồng thời quỉ sứ đầu trâu ném dao mà qui y Tam bảo, ngục tốt mặt ngựa bỏ roi mà thụ nhận năm giới. Oan gia hóa giải, há mãi mang săc diện hận thù; trái chủ vui vẻ, nào còn nét sân khuể! Tội nhân mất đầu do đây mà được lại, thit nát xương tan nhờ thê mà bình phục.
4.6.2. Giải thích danh từ Địa ngục
Hỏi: Địa ngục là gì?
Đáp: Luận Lập thế A-tì-đàm ghi: “Địa ngục, tiếng Phạn là Nê-lê-da, nghĩa là không an vui, không sung sướng, không thoát khỏi, không có phúc đức. Do không dứt trừ nghiệp ác nên rơi vào đó”.
Lại nói: “Địa ngục là nơi thấp hèn nhất trong cõi Dục, nên gọi là phi đạo. Vì vậy, nên gọi địa ngục là Nê-lê-da”.
Luận Bà-sa gọi địa ngục là không tự tại, nghĩa là người tội bị ngục tốt quản thúc, không được tự do, cũng gọi là nơi không đáng ưa thích.
Lại nữa, địa (đắt) là đáy, nơi thấp nhất trong muôn vật; ngục là bó buộc, nơi không được tự tại, nên gọi là địa ngục.
Lại nữa, Nê-lê là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Vô hữu, nghĩa là trong địa ngục không có mảy may lợi ích.
Hỏi: Địa ngục có nhiều loại, hoặc ở dưới lòng đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc giữa hư không, vì sao đều gọi là địa ngục?
Đáp: Cựu dịch địa ngục là những nơi chật hẹp, không thuộc trên mặt đất hay trong hư không. Nay căn cứ vào các kinh luận tân dịch, chính âm bản Phạn là Na-lạc-ca, hoặc Nại-lạc-ca, nghĩa là tất cả nhừng nơi mà con người chiêu cảm quả khổ.
Lại nữa, luận Tân Bà-sa ghi:
– Hỏi: Vì sao nơi ấy gọi là Nại-lạc-ca?
Đáp: Những chúng sinh trong đó không vui, không biết yêu thương, sống vô nghĩa, không lợi ích, không vui sướng, nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có thuyết nói những chúng sinh kia vào thời quá khứ, thân khẩu ý đã gây tạo nghiệp ác sâu dày đến địa ngục lại tiếp tục tạo ác, nên gọi là Nại-lạc ca.
Lại có thuyết nói vì chúng sinh nơi ấy bị treo ngược nên gọi là Nại-lạc-ca.
Có bài tụng:
Trong ngục bị treo ngược,
Chân trên, đầu trút xuống,
Do hủy báng chư Phật,
Bậc tịnh tu khổ hạnh.
Có thuyết cho Nại-lạc là người, ca là ác. Người ác sinh vào nơi này nên gọi Nại-lạc-ca.
Hỏi: Vì sao gọi nơi rộng lớn và thấp nhất là địa ngục Vô gián?
Đáp: Nơi ấy thường chịu khổ báo, không có giây phút nào vui sướng, nên gọi là Vô gián.
Hỏi: Trong các địa ngục khác, phải chăng có ca múa, ăn uống, hưởng quả báo vui sướng dị thục, nên không gọi là Vô gián?
Đáp: Trong các địa ngục khác, tuy không có quả vui dị thục, nhưng có niềm vui đẳng lưu.
Luận Thi thiết ghi: “Trong địa ngục Đẳng hoạt, có khi gió mát thổi đến làm máu thịt của tội nhân sinh trở lại, có lúc phát ra âm thanh ‘Đẳng hoạt’ {sống lại), thì những chúng sinh trong đó bỗng nhiên sống lại. Chỉ trong thời gian máu thịt sinh ra và sống lại như thế, tội nhân tạm được vui sướng, gián đoạn đau khổ, nên không gọi là Vô gián”.
4.6.3. Thụ quả báo
Luận Tân Bà-sa ghi:
2 Hỏi: Địa ngục ở đâu?
Đáp: Phần lớn ở dưới lòng đất châu Nam Thiệm-bộ

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 6 – CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt)

QUYỂN 6 Quyển này tiếp theo chương Lục đạo. 4. CHƯƠNG LỤC ĐẠO (tt) 4.4. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *