Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 7 / PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

PUCL QUYỂN 89 – CHƯƠNG THỤ GIỚI (tt)

– Này thiện nam, thiện nữ tên… hãy lắng nghe! Pháp tỉ, pháp muội của các vị là bồ-tát phải không?
– Thưa vâng!
Khi hỏi, giới sư ngồi hoặc đứng đều được. Sở dĩ ngồi vì giới sư già không có sức khỏe, còn đứng là vì giới sư còn trẻ có sức khỏe. Nên đọc tên của cha mẹ hoặc thầy tổ đã đặt cho mình, chẳng phải xưng tên do vua hay những hào tộc ban cho. Dù có xưng, thân cũng không đắc giới, vì trái với pháp, chạy theo thường tình, chẳng kính phép tắc của đạo.
2. Giới sư hỏi về phát tâm:
– Ông đã phát hạnh nguyện bồ-tát chưa?
– Đã phát nguyện.
Nguyện bồ-tát là tên gọi khác của Đạo tâm.
3. Giới sư hỏi về đốn, tiệm: kinh Bồ-tát thiện giới ghi: “Ngài Ưu-ba-li hỏi về giới pháp bồ-tát. Bồ-tát ma-ha-tát muốn thành tựu giới pháp làm lợi ích chúng sinh thì trước phải học giới ưu-bà-tắc, giới sa-di, giới tì-kheo. Nếu không học giới ưu-bà-tắc thì không thề được giới sa-di, không học đủ giới sa-di thì không thế được giới tì-kheo. Nếu không học ba giới này thì không thể được giới bồ-tát. Thí như tòa lầu bốn tầng, nếu không bắt đầu đi từ tầng thứ nhất thì không thể lên được đến tầng hai, không nhờ tầng thứ hai thì không thể lên tầng ba, không nương tầng ba thì không thể lên được tầng bốn”.
Luận Tát-bà-đa ghi: “Nếu muốn thụ giới sa-di, trước tiên phải thụ năm giới ưu-bà-tắc; muôn thụ giới Tì-kheo, trước tiên phải thụ mười giới Sa-di. Cũng như người ra biển, phải từ chỗ cạn dần đến chỗ sâu; vào biển lớn Phật pháp cũng như thế. Nếu có nạn không được tiệm thụ, thì được đốn thụ, tì-kheo này cũng phải đủ có ba loại giới trên, nhưng giới sư phải chịu phạm một lỗi nhỏ. (y cứ theo pháp thụ giới bồ-tát ở trước cũng được. Theo luận Địa trì, đốn phát tâm Đại thừa, ngay lúc đó thụ giới bồ-tát cũng được). 4. Chính thức truyền giới
Giới sư hỏi:
– Này thiện nam, thiện nữ! Nay các vị muốn theo ta thụ tất cả giới bồ-tát, là Luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp chúng sinh giới. Tất cả bồ-tát trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều an trụ trong giới này. Tất cả bồ-tát trong quá khứ đã học, tất cả bồ-tát đời vị lai sẽ học, tất cả bồ-tát hiện tại đang học. Các vị lãnh thụ được không?
Đáp: Mô Phật! Con giữ được! (Giới sư nói ba lần, giới tử cũng đáp ba lần).
Nói thiện nam, thiện nữ là chỉ cho một người, nhiều người thì đọc ‘các thiện nam, thiện nữ’.
Kế đến là trình bày pháp Tâm niệm thụ giới. Nếu không có bậc đức hạnh truyền giới, thì hành giả phải chỉnh đốn oai nghi đối trước tượng Phật, đỉnh lễ, rồi quì xuống thưa:
– Đệ tử tên là… Ngưỡng bạch chư Phật trong mười phương và các vị bồ-tát Đại địa. Nay con đối trước chư Phật và bồ-tát thụ trì tất cả giới Bồ-tát, đó là thụ Luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiếp chúng sinh giới. Tất cả bồ-tát trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều an trụ trong giới này. Tất cả bồ-tát trong quá khứ đã học, tất cả bồ-tát đời vị lai sẽ học, tất cả bồ-tát hiện tại đang học (nói ba lần).
Kinh Phạm võng ghi: “Nếu nương giới sư thụ thì không cần phải thấy tướng lành, vì giới sư tiếp nối truyền thụ nên có lực. Còn tự mình đối trước tượng Phật lập thệ thụ giới, thì cần phải xin thấy được tướng hảo mới đắc giới. Do không nương giới sư thụ, tự mình không có lực, nên phải thỉnh cầu các bậc thảnh gia hộ. Hoặc trong lúc định, hoặc trong giấc mộng, trong khi thức, cảm ứng được tướng tốt đúng với thánh giáo, mới đắc giới. Đồng thời giới tử phải tự mình lập thệ nguyện định ra kì hạn thụ giới.
87.7.6. Thỉnh Phật và bồ-tát chứng minh
Đã thụ giới rồi phải thỉnh chứng minh, trước thỉnh chư bồ-tát, sau thỉnh chư Phật. Thỉnh bồ-tát tức là thỉnh bồ-tát Đại địa. Đại địa nghĩa là Chủng tính địa, Giải hạnh địa, cho đến bồ-tát Thập địa, Phổ Hiền, Hiền Thủ. Giới tử quì, giới sư vì giới tử đỉnh lễ bồ-tát mười phương rồi đọc:
– Đệ tử tên là… ngưỡng bạch mười phương chư bồ tát Đại địa như số vi trần, bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bồ-tát Kim Cương Tràng, bồ-tát Công Đức Lâm V.V… Nay bồ-tát ưu-bà-tắc tên… hiện đối trước tượng… tai già-lam… nước… ba lần cầu thụ giới bồ-tát. Con vì họ làm chứng minh (nói ba lần).
Lại dạy: Thỉnh chư Phật là thỉnh chư Phật trong mười phương, như Phật Thiện Đức ở phương đông cho đến Phật Minh Đức ở phương hạ v.v… Tất cả chư Phật là đệ nhất Đại sư hiện tri giác kiến, đối với tất cả chúng sinh mà hiện tri giác kiến. Hôm nay có bồ-tát ưu-bà-tắc tên… đối trước tượng… của già-lam… tại đất nước… ba lần cầu thụ giới bồ-tát nơi con. Con làm chứng minh cho các vị ấy, con vì họ mà tác bạch (nói ba lần).
Nếu vô lượng chư Phật, bồ-tát Đại địa ứng hiện những điềm lành như ánh sáng xuất hiện, hoặc có gió mát, hoặc nghe hương lạ, thì chư Phật trong mười phương đã xem giới tử này như con, bồ-tát Đại địa thương giới tử này như em mình. Vì nhớ nghĩ như thế, nên sinh lòng từ thương xót. Nhờ vậy, sau khi thụ giới, giới tử này nếu có phạm liền biết sám hối, chuyên tâm giữ vững giới không để phạm, cho đến khi chứng quả Bồ-đề, trọn không thoái chuyển, đầy đủ ba mươi hai tướng quí, tám mươi vẻ đẹp, mười lực, bốn vô úy, tất cả thanh tịnh, ba niệm xứ, ba bất hộ đại bi, bất vọng pháp, đoạn trừ tất cả tập, đẩy đủ nhất thiết chủng trí và một trăm bốn mươi pháp bất cộng; nương sức đại từ, đại bi dạo khắp mười phương, độ kháp chúng sinh không nề khó nhọc để tất cả chúng sinh đều được lợi ích này.
87.7.7. Giới tướng
Đức Phật độ người lấy giới làm trọng. Giới có ba loại chính yếu:
1. Giới tại gia: Năm giới, tám giới.
2. Giới xuất gia: Mười giới, hai trăm năm mươi giới.
3. Giới chung cho cả tại gia và xuất gia là tam tụ tịnh giới. Tam tụ tịnh giới lại có ba loại:
• Chủng giới: Tính giới
• Tâm giới: Bồ-đề tâm, tứ vô lượng tâm.
• Hạnh giới: Lục độ, tứ nhiếp. Lục độ, tứ nhiếp này nếu theo oai nghi thì gọi là Tam tụ, còn nếu theo hạnh vị thì gọỉ là Thất hạnh, theo đức vị thì gọi là Thất địa và Thập tam trụ. Nói như vậy là nêu giới pháp bất đồng.
Trên đã lược nói tông yếu của giới thể, dưới đây xin trình bày rõ hơn. Sau khi thụ giới, hành giả cần phải biết giới tướng, biết thời gian thụ giới, hiểu rõ công năng khinh trọng thế nào, đồng thời nên trì tụng chớ để lãng quên.
Theo luận Trì địa, giới tử nên đọc: “Đệ tử bồ-tát giới tên là… từ giờ… ngày… tháng… năm… đã được giới sư… truyền bồ-tát tam tụ tịnh giới”. Tam tụ tịnh giới là:
– Nhiếp luật nghi giới: từ bỏ các việc ác, khởi hạnh chứng đạo, đó là nhân của Đoạn đức, để thành tựu pháp thân. Chỉ tức là trì, tác thì phạm. Thuận giáo tu trì không được vi phạm.
– Nhiếp thiện pháp giới: tích lũy mọi điều thiện, khởi hạnh trợ đạo, đó là nhân Trí đức để thành tựu báo thân. Tác là trì, chỉ tức là phạm. Phụng hành theo giáo pháp để thành tựu Hạnh đức.
– Nhiếp chúng sinh giới: độ tất cả chúng sinh, khởi hạnh bất trụ đạo, đó là nhân của Ân đức, thành tựu ứng thân. Tác tức là trì, chỉ thì phạm.
Nhiếp luật nghi giới có bốn điều trọng yếu:
• Không được vì lợi dưỡng mà khen mình chê người, không biết hổ thẹn. Nếu không thì phạm tội ba-la-di.
• Không được bỏn xẻn, phải bố thí, biết hổ thẹn. Nếu không thì phạm tội ba-la-di.
• Sân giận mắng chửi, đánh đập chúng sinh, hổ thẹn mà không biết sám hối, không biết tàm quí thì phạm tội ba-la-di.
• Ngu si, chê bai pháp Đại thừa, không biết hổ thẹn thì phạm tội ba-la-di.
Hiểu như thế để tránh phạm tam tụ tịnh giới.
Nói về thể năng li, đó là tư nghiệp của thân khẩu ý. Trong đó Nhiếp thiện pháp giới là tích chứa mọi điều thiện, từ thân khẩu ý thiện cho đến ba tuệ: văn, tư, tu, mười ba-la-mật, tám vạn bốn ngàn tế hạnh đều hỗ trợ đạo, y theo giáo pháp phụng hành để thành tựu hạnh đức.
Nhiếp chúng sinh giới là lấy tứ vô lượng làm tâm, tứ nhiếp làm hạnh. Tứ vô lượng là từ, bi, hỉ, xả; bi hay cứu khổ; từ khéo ban vui; hỉ tức là vui mừng khi thấy chúng

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 97 – CHƯƠNG TỐNG CHUNG

ỌUYỂN 97 Quyển này có một chương Tống chung. 97. CHƯƠNG TỐNG CHUNG 97.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *