Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 4 / PUCL QUYỂN 48 – CHƯƠNG KHUYÊN RĂN

PUCL QUYỂN 48 – CHƯƠNG KHUYÊN RĂN

QUYỂN 48
Quyển này có một chương Khuyên răn.
48. CHƯƠNG KHUYÊN RĂN

48.1. LỜI DẪN
Phàm lập tượng để biểu thị chân hình là phép tắc thường của thế gian; nhờ ngón tay để thấy mặt trăng là phương tiện hằng dùng của đạo xuất thế. Chỉ vì, tâm vọng tưởng đảo điên mà cứ trôi theo thói cũ, không biết nghĩ suy hối cải nên mãi tùy nghiệp nổi chìm. Vì thế kinh Niết-bàn ghi: “Số người làm điều thiện mạng chung được sinh lên cõi trời, thì ít như đất dính móng tay; lượng người tạo ác sau khi chết rơi vào địa ngục thì nhiều như cát bụi”. Bởi do sáu tên giặc đến cùng lúc, mười sử trói buộc chặt mà đến như thế. Lại thân như nhà xí, như chiếc bình vẽ, như tòa thành sắp đổ, như chén bát nứt vỡ. Cho nên nói nhà mục sắp đổ, ba thứ lửa hằng thiêu, xóm vắng ẩn mình năm người cầm đao luôn rượt đuổi; giếng sông dẫn dụ, bức bách thân trong từng sát-na; trâu dê dẫn đến lò mổ, thúc ép tính mạng trong từng giây phút; như chuột chui vào sừng trâu, đường cùng không lối thoát. Hơn nữa năm trược đan xen, bốn núi ép ngặt mà có thể an tâm chịu đựng, không ưu sầu, phiền muộn sao?
Vì thế Đại thánh chỉ dạy, mục đích của pháp dụ ở chỗ khuyên răn, ước thúc, khiến thân tâm không chạy theo tham dục; xét soi răn nhắc, chỉ mong xem lại lỗi lầm. Khi thấy người gần chết, ánh mắt sắp tắt, thân thuộc tụ tập, đối mặt mà không thể cứu.
Ô hô! Nước mắt đầm đìa, thương xót cho người ấy sẽ trầm luân. Đã thấy khổ như vậy, tại sao không tự răn dè? Lỗi do ta tạo, thì tự cải hối, chứ không thể nhờ người khác; còn có chút thiện nhỏ thì phúc báo sẽ đến thân. Lại nữa, như gặp Phật pháp thì thấy Tam bảo, còn sinh đường ác thì đối mặt mà chẳng hay. Do nỗi bi thống này, thì không có lí do gì để mà buông lung biếng trễ.
48.2. RĂN DẠY NGỰA
Kinh Trung A-hàm ghi: “Bấy giờ có người làm nghề dạy ngựa tên là Chỉ-thi đến chỗ Phật, đỉnh lễ nơi chân Ngài rồi ngồi một bên và thưa:
– Bạch đức Thế Tôn! Con thấy người đời rất thấp kém, giống như bầy ngựa. Chỉ có con mới điều phục được loài ngựa hung dữ. Con có biện pháp khiến chúng chỉ trong chốc lát biểu hiện tính nết, rồi tùy theo đó mà có cách trị riêng.
Phật hỏi người dạy ngựa:
– Này người chủ tụ lạc! Ngươi có bao nhiêu phương pháp để điều phục ngựa?
Người dạy ngựa đáp:
– Thưa, có ba phương pháp:
1. Dịu dàng vỗ về
2. Cứng rán, đánh phạt
3. Vừa dịu dàng vừa cứng rắn.
Phật nói:
– Ngươi dùng ba phương pháp này, nếu con ngựa không thuần phục được thì phải làm thế nào?
Người dạy ngựa bạch Phật:
– Con nào không thuần phục thì giết, không để nó làm mất uy tín của con.
Người dạy ngựa lại bạch Phật:
– Thế Tôn là bậc điều phục không ai bằng, vậy Ngài dùng mấy cách để điều phục người khác?
Phật bảo:
– Ta cũng dùng ba cách để điều phục người khác:
1. Thuần dịu dàng
2. Thuần cứng rắn
3. Vừa dịu dàng vừa cứng rắn.
Phật bảo chủ tụ lạc:
– Thuần dịu dàng, như ngươi nói, đó là thân làm việc thiện, đó là quả báo của thân làm việc thiện; đó là miệng nói điều thiện, ý khởi điều thiện, đó là quả báo của miệng nói lời thiện, ý khởi điều thiện; đó gọi là trời, là người, là thân hóa sinh cõi thiện, là niêt-bàn; đó gọi là dùng thuần dịu dàng để dạy bảo.
– Thuần cứng rắn, như ngươi nói, tức thân người ấy làm việc ác, thân người đó chịu quả báo ác, miệng người đó nói lời ác và khởi ý ác, là miệng ý chịu quả báo ác. Đó gọi là địa ngục, là súc sinh, là ngạ quỷ, là đường ác, là rơi vào cõi ác. Đó gọi là Như Lai dùng phương pháp cứng rắn để điều phục.
– Vừa dịu dàng vừa cứng rắn, đó là Như Lai có lúc nói thân làm việc thiện; có lúc nói quả báo của thân làm việc thiện; có lúc nói miệng nói điều thiện, ý khởi việc thiện; có lúc nói quả báo của miệng nói điều thiện, ý khởi việc thiện; có lúc nói thân làm việc ác; có lúc nói quả báo của thân làm việc ác; có lúc nói miệng bàn điều ác, ý khởi việc ác; có lúc nói quả báo của miệng nói điều ác, ý khởi việc ác. Như thế gọi là trời, là người, là cõi thiện, là niết-bàn, là địa ngục, là súc sinh, là ngạ quỉ, là đường ác. Đó gọi là vừa dịu dàng vừa cứng rắn.
Người dạy ngựa bạch Phật:
– Thế Tôn! Nếu dùng ba phương pháp này điều phục chúng sinh, mà có người không thuần phục thì làm sao?
Đức Phật bảo chủ tụ lạc:
– Cũng nên giết, vì sao? Vì không để làm mất uy tín của Ta.
Người dạy ngựa bạch:
– Giết hại mạng sống, đối với pháp của đức Thế Tôn là không thanh tịnh, Trong pháp của Ngài cấm giết hại mà sao nay Ngài nói giết? Nghĩa ấy như thế nào?
Phật bảo chủ tụ lạc:
– Trong pháp của Như Lai không cho giết hại, nhưng trong pháp của Như Lai cũng dùng ba cách để dạy. Đối với người không điều phục được thì không nói chuyện, không dạy bảo, cũng không khuyên nhắc. Há chẳng phải đã chết sao?
Người dạy ngựa bạch Phật:
– Dạ đúng thế! Bạch đức Thế Tốn, không nói chuyện, mãi mãi không khuyên răn dạy bảo, đúng là người ấy đã chết. Vì nhân duyên này từ nay con xa lìa các điều ác và các nghiệp bất thiện.
Người dạy ngựa sau khi nghe Phật nói pháp, vui mừng đỉnh lễ lui ra”
Kinh Pháp cú dụ ghi: “Đức Phật hỏi người quản tượng:
– Có mấy cách điều phục voi?
Đáp: Có ba cách: một, dùng móc sắt móc vào miệng rồi buộc dây dẫn; hai, giảm phần ăn khiến voi đói gầy; ba, dùng gậy đánh làm cho nó đau đớn. Do móc sắt móc miệng nên chế ngự được miệng hung dữ, do không cho ăn nên điều phục được thân, do dùng gậy đánh nên điều phục được tâm của voi.
Đức Phật bảo cư sĩ:
– Ta cũng dùng ba cách để điều phục tất cả chúng sinh và tự điều phục mình, đạt đến giải thoát:
Dùng tâm chí thành để điều phục tai họa của miệng.
2. Dùng tâm từ bi, thuần khiết để điều phục thân cang cường.
3. Dùng trí tuệ để diệt trừ mê mờ.
Dùng ba điều này để độ thoát hết thảy chúng sinh ra khỏi ba đường ác”.
48.3. KHUYÊN RĂN TU HỌC
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Trong một bài kệ cũng xuất sinh ba mươi bảy phẩm và các pháp nghĩa.
Ca-diếp hỏi:
– Trong bài kệ nào mà xuất sinh ba mươi bảy phẩm và các pháp?
Tôn giả A-nan liền nói kệ:
Chớ làm các điều ác.
Vâng làm các điều lành

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 52 – CHƯƠNG QUYẾN THUỘC, SO SÁNH, HƠN KÉM

QUYỂN 52 Quyển này gồm hai chương: Quyến thuộc, So sánh hơn kém. 56. CHƯƠNG ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *