Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 6 / PUCL QUYỂN 77 – CHƯƠNG MƯỜI NGHIỆP ÁC (tt)

PUCL QUYỂN 77 – CHƯƠNG MƯỜI NGHIỆP ÁC (tt)

QUYỂN 77
Quyển này tiếp theo chương Mười nghiệp ác.
84. CHƯƠNG MƯỜI NGHIỆP ÁC (tt)

84.11. THAM LAM, BỎN XẺN
84.11.1. Lời dẫn
Căn nguyên mê lầm của chúng sinh là chấp ngã; cội gốc tà vạy của phàm phu là xan tham. Cho nên làm điều thiện nhẹ như tơ hồng, tạo điều ác nặng như gò núi, người có phúc thì ít như băng mùa xuân, người nghèo thiếu lại nhiều như mưa mùa thu; thật khó thoát lưới sáu tình, không sao vượt bờ ba độc. Thân nặng thường bị chìm đắm như cá dưới sông, dù vẫy đuôi muốn bay lên, nhưng không thể giống chim trên trời. Từ đó, cảnh nghèo thiếu tranh nhau bức bách, nỗi khổ sở tiếp nối gây hại, như con thiêu thân lao vào lửa tự đốt cháy mình, như tằm làm kén tự buộc lấy thân.
Do nghiệp tham lam, bỏn xẻn nên chịu tội đói rét. Do bố thí mà đưa đến giàu sang, vui sướng.
84.11.2. Dấn chứng
Như kinh Phân biệt nghiệp bảo có bài kệ:
Thường thích tu trí tuệ
Mà không hành bố thí
Đời sau được thông minh
Nhưng nghèo, không tài sản.
Chỉ thích làm bố thí
Mà không tu trí tuệ
Đời sau được giàu sang
Nhưng ngu si vô trí.
Tuệ và thí đều tu
Đời sau đủ tài, trí
Nếu không tu tuệ, thí
Mãi ngu si, nghèo hèn.
Nhiếp luận ghi: “Bỏn xẻn làm trở ngại sự giàu sang, ganh ghét làm chướng ngại sự tôn quí. Lại nữa, những thứ chúng sinh tham lam không ngoài sác dục và tài vật”.
Lỗi thứ nhất, tham đắm sắc dục, như trước đã trình bày, ở đây chỉ trình bày tóm tắt những điểm khác biệt.
Kinh Niết-bàn ghi: “Ví như có người lấy nữ la-sát làm vợ. La-sát ấy sinh con thì ăn con, hết con thì ăn luôn chồng. Nữ la-sát ái dục cũng như vậy, chúng sinh sinh ra bao nhiêu đứa con thiện thì nó ăn bấy nhiêu, khi đứa con thiện đã hết thì lại ăn luôn chúng sinh, khiến họ đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.
Lại như người thích hoa đẹp mà không thấy tai họa rắn độc núp dưới cành hoa, vội đưa tay hái liền bị rắn cắn, nọc độc thấm vào thân nên mạng chung. Tất cả phàm phu cũng như vậy, tham đắm hoa năm dục mà không thấv tai họa của rắn độc ái dục này, vội đưa tay hái lấy, liền chạm nọc độc ái dục mà chết, sau khi chết đọa vào ba đường ác”.
Lỗi thứ hai, tham đắm tài vật. Tham đắm tài vật gây ra biết bao đau khổ, trái đạo lí thế gian và xuất thế gian, mất cả người thân, kẻ sơ.
Cho nên, luận Đại trí độ ghi: “Tài vật là nguyên nhân gây ra các nghiệp ác phiền não. Tất cả pháp lành như trì giới, thiền định, trí tuệ là nhân duyên đưa đến niết-bàn. Vì vậy, tài vật mà còn phải bỏ, tại sao không gieo hạt giống bố thí vào ruộng phúc tốt?
Ví như có hai anh em, mỗi người mang theo mười cân vàng đi đường, lại không có bè bạn. Người anh suy nghĩ: ‘Tại sao ta không giết em để lấy vàng? Giữa đồng trống này đâu ai hay biết!’. Người em cũng suy nghĩ, muốn giết người anh để lấy vàng. Hai anh em đều có tâm ác, nên cách nói năng và ánh mắt nhìn nhau đổi khác.
Sau, hai anh em tự tỉnh ngộ, cảm thấy hối hận và nói: ‘Chúng ta chẳng phải người, chằng khác loài cầm thú! Hai anh em ruột sao lại vì một ít vàng mà khởi tâm ác?’.
Thế là, hai anh em cùng đến bờ sông, người anh ném vàng xuống nước. Người em nói:
– Hay thay! Hay thay!
Người em cũng ném vàng xuống nước. Người anh nói:
– Hay thay! Hay thay!
Hai anh em hỏi nhau: ‘Vì sao nói: Hay thay!’? Hai người đều đáp: ‘Chúng ta vì số vàng này mà khởi tâm bất thiện, muốn giết hại nhau, nay bỏ được nó, nên nói: Hay thay!’.
Vì vây, thường phải xả bỏ tài vật.
Luận Đại trang nghiêm ghi: “Xưa ta từng nghe, có lần Đức Phật và tôn giả A-nan đi qua cánh đồng hoang ở nước Xá-vệ. Thấy bên bờ ruộng có một khối vàng, Đức Phật bảo tôn giả A-nan:
– Đó là rắn độc.
A-nan bạch Phật:
– Bạch đức Thế Tôn! Đúng là rắn độc!
Bấy giờ, có một người đang cày ruộng, nghe Đức Phật và tôn giả A-nan nói có rắn độc, liền nghĩ: ‘Ta đến xem thử sa-môn cho thứ gì là rắn độc’. Đến nơi, ông ta thấy một khối vàng ròng, lại nghĩ: ‘Rắn độc sa-môn vừa nói chính là vàng ròng này’.
Lập tức, ông lấy số vàng kia đem về nhà. Người ấy trước kia rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng từ khi nhặt được vàng thì trở nên giàu có, ăn mặc sung túc.
Vua và các quan rất ngạc nhiên về việc bỗng nhiên giàu có của ông, liền đến tra xét và bắt giam vào ngục. Tuy đã giao nộp toàn bộ số vàng lấy được lúc trước, ông ta vẫn không khỏi tội. Khi sắp bị xử chém ông ta thốt lên:
– Rắn độc, A-nan! Rắn độc, Thế Tôn!
Người đứng bên cạnh nghe lời này, liền tâu lên vua. Vua cho gọi ông ta đến và hỏi:
– Vì sao ngươi nói: ‘Rắn độc, A-nan! Rắn độc, Thế Tôn!’.
Ông ta tâu:
– Hôm trước đang cày ruộng, thần nghe Đức Phật và tôn giả A-nan nói vàng là rắn độc, nay thần mới hiểu.
Nghe nói vậy, vua thả cho ông ta về”.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi; “Xưa, lúc Phật còn tai thế, trưởng giả Bà-đề trong thành Xá-vệ là người rất giàu có, tài sản vô số, vàng bạc không thể tính kể. Tuy giàu như thế nhưng ông rất bỏn xẻn, bo bo giữ của, không dám tiêu xài. ông ăn uống tiện tặn, mặc đồ thô xấu, cũng không cho vợ con, họ hàng, người giúp việc, bạn bè, bậc tri thức và các vị sa-môn, bà-la-môn v.v…, lại khởi tà kiến đoạn mất thiện căn. Vì ông không có con nối dõi, nên sau khi chết, tất cả tài vật đều sung vào quan. Vua Ba-tư-nặc đích thân đến nhà ông tịch thu, rồi đến chỗ Phật và thưa:
– Bạch đức Thế Tôn! Trưởng giả Bà-đề sau khi mạng chung sẽ sinh vào chốn nào?
Đức Phật bảo vua:
– Trưởng giả Bà-đề phúc cũ đã hết mà không tạo phúc mới, lại khởi tà kiến đoạn mất thiện căn, nên sau khi mạng chung sinh vào địa ngực Đề Khốc.
Nghe Đức Phật nói vậy, vua Ba-tư-nặc thương cảm rơi lệ và thưa:
– Trưởng giả Bà-đề đời trước tạo nghiệp thiện gì mà sinh vào gia đình giàu có, do tạo nghiệp ác gì mà không hưởng được sự giàu sang ấy?
Đức Phật bảo vua:
– Từ thời quá khứ lâu xa, sau khi Đức Phật Ca-diếp nhập niết-bàn, vị trưởng giả này làm con cửa một điền chủ ở nước Xá-vệ. Một hôm, có vị bích-chi phật đến nhà ông khất thực, trưởng giả này mang thực ăn ra cúng dường. Vị bích-chi phật được thức ăn, liền bay lên hư khồng mà đi. Thấy vậy, trưởng giả phát nguyện: ‘Mong nhờ căn lành này khiến cho con đời đời sinh ra nơi nào cũng được giàu có, không đọa vào ba đường ác’. Tuy nhiên, sau khi cúng dường, ông lại hối tiếc, suy nghĩ: ‘Thức ăn vừa rồi đáng cho người giúp việc, không đáng cho vị sa-môn trọc đầu kia!”
Đức Phật lại bảo vua:

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 82 – CHƯƠNG LỤC Độ (tt)

QUYỂN 82 Quyển này tiếp theo chương Lục độ. 85. CHƯƠNG LỤC Độ (tt) 85.2. ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *