Home / TRÌ TRÚ / Chú Đại Bi / Chú Đại Bi câu 16 – 20

Chú Đại Bi câu 16 – 20

dai-bi-chu16(16) TÁT BÀ TÁT ĐÁ NA MA BÀ TÁT ĐÁ NÂ MA BA DÀ
Tát bà tát đá na ma bà tát đá na ma ba dà, đó chính là đức Ba Gia Đế Thần Vương hình dáng đen lớn, măc áo da báo tay cầm dao sắt.
DỊCH:(Tát bà tát đá) có nghĩa là hết thảy Đại Thân Tâm đức Bồ Tát. (Na ma bà tát đá) tức là Đồng Trinh Khai Sĩ, đó chính là biệt hiệu của Pháp Vương Tư. (Na ma) có nghĩa là không có loại này loại kia(phân biệt đẳng cấp). (Bà dà ) có nghĩa là Đức Thế Tôn, có ý chỉ chư Phật mười phương
GIẢI: (Tát bà tát đá) có nghĩa là Phật pháp vô biên, tất cả mọi chúng sinh trong thế giới đều có thể thành Phật. ( Na ma bà tát đá) có nghĩa là Phật pháp hết sức bình đẳng, tuyệt đối không có sự phân biệt cao thấp.( Na ma bà dà) có nghĩa là Phật pháp hết sức rộng lớn, tất cả những người thật lòng tu đạo, tất cả mọi tai nạn có thể tiêu trừ trong cõi vô hình.
GIẢNG: câu này nói về chủ ý của đức Bồ Tát hoàn toàn không có sự phân biệt giữa thánh hiền, trí tuệ cũng như các loài điểu thú đều có thể nhờ chân ngôn giải thoát. Điều được gọi là xuẩn động hàm linh, tất cả đều có Phật tính, đó là nghĩa chính. Đức Phật cũng là từ một người bình thường mà tu thành Phật. Vậy thì không thể là quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật, tức là tam thế chư Phật đều như nhau cả, không Phật nào ở vòng ngoại lệ. Vì thế tất cả chúng sinh trong thế giới, nếu mà thật lòng tu đạo, đức Bồ Tát sẽ đại phát lòng từ bi, hiện ra ngàn mắt ngàn tay, coi tất cả với tấm lòng nhân mà ra ơn cứu độ. Vì Đức Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay để cầm pháp khí hàng phục ma quỷ, và kẻ tu hành được yên lòng tu đạo, khỏi bị phiền nhiễu

dai-bi-chu17(17) MA PHẠT ĐẠT ĐẬU
Ma phạt đạt đậu đó chính là bản thân Quân Trá Ly Bồ Tát cầm bánh xe sắt và dây, có ba mắt
DỊCH: (Ma Phạt Đạt Đậu) nghĩa là thiên thân thế hữu (thân thích của trời, bạn của đời) từ chữ “Tát Bà Tát Đa” đến chữ “Ma phạt đạt đậu” hai câu này có nghĩa là cầu xin đức Phật Bồ Tát khiến Thiên Thần và thế hữu của ta đều được thành tựu. Từ đầu bài chú đến câu này là ngưng, đều có nghĩa là quy cầu thánh hiền gia hộ.
GIẢNG: Câu này chính là chân ngôn của đức Bồ Tát tiếp theo đoạn văn trên, chủ yếu là khuyên kẻ tu đạo nên ném bỏ hết mọi thứ: không bị vật chất ô nhiễm, không bị sắc tướng ràng buộc, không quan tâm đến mọi thứ, bỏ hết mọi chính kiến, danh lợi, tình dục, hư vọng. Đạo lấy chân thành là quý , vì thế trong ngũ giới, cần đặc biệt giới vọng ngữ. Chúng ta cần luôn tảo trừ vọng niệm và trừ đến tận gốc mọi thứ tham, sân, si, lấy thanh gươm trí tuệ mà chặt đứt mọi ma quỷ phiền não. Khiến cho tâm tính không bị rung động, sống yên ổn trong cõi trần hoàn, có vậy mới đúng

dai-bi-chu18(18) ĐÁT ĐIỆT THA
Đát điệt tha chính là kiếm ngữ của bản thân đức A La
DỊCH: (đát điệt tha) tức là lời thuyết chú, câu này chủ yếu chỉ các pháp môn của đức Bồ Tát gồm có Thánh hiệu, bi tâm, châm ngôn, chủng tử, thủ ấn, trí nhỡn… và đồng nghĩa với chữ sở vị (có nghĩa là)
GIẢI: (đát điệt tha) có nghĩa là lòng chí thành không bao giờ đứt đoạn, tâm và đạo cùng hợp nhất
GIẢNG: Sự tu hành không phải là quá khó khăn, mà chủ yếu là ở lòng thành, câu này có tính cách tiếp theo đoạn văn nói trên về sự lòng thành. Vì thế muốn chúng ta giữ kỹ lòng thành không bao giờ gián đoạn. Nếu chúng ta có thể chuyên tâm trì ý, không chút mảy may hư nguỵ, thời đạo có thể cảm thông ngay với tâm, tức thời tâm hợp với đạo. trong quá trình tu đạo, điều đáng sợ nhất là tà niệm nổi lên, nếu tà niệm phát khởi, thân tâm tất nhiên không được thanh tịnh, làm cho tình nghĩa chia lìa, rắc rối, sẽ không bao giờ được hưởng sự an lạc. Cũng vì lẽ trên, chúng ta cần tu đạo thân thể. Nếu thân tự tại, đạo sẽ tự tại. Khiến cho đụng đến chỗ nào cũng gặp đạo, theo đến chỗ nào cũng gặp đạo. Cần biết rõ đạo không ở đâu xa. Mà có thể tìm ngay trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Đạo không phải ở nơi hang sâu núi thẳm. không phải ở nơi sông sâu biển lớn, mà chỉ cần làm điều thiện chí, thời bất cứ ta đến nơi nào cũng là nơi chí thiện. Lâu ngày thời muôn vàn căn duyên đều được giải thoát và xuất hiện thân đức A La Hán, và chở thành bực uy đức hiếm có trên đời.

dai-bi-chu19(19) ÁN A BÀ LÔ HÊ
Án a bà lô hê, đó là bản thân đức Quán Thế Âm Bồ Tát, tay để ở trước ngực
DỊCH: (Án) có nghĩa là dẫn đường sinh ra (A Bà Lô Hê) có nghĩa là Quan Âm
GIẢI: (A bà lô hê) có nghĩa là đạo Pháp không ngoài sự thanh tịnh
GIẢNG: Việc tu đạo chủ yếu là sự thanh tịnh, đó là điều đáng lưu ý nhất. Thanh có nghĩa là mọi sự suy nghĩ đều phải thanh tịnh, lắng trong. Còn tịnh có nghĩa là lòng không bị ô nhiễm bởi tạp niệm. Chúng ta tu đạo, ví như chém đinh chặt sắt, không chịu sự quấy động của ma quỷ. Nếu có thể một lòng khắc phục mọi tà niệm, cẩn thận tự răn, vứt bỏ hết mọi sự trần duyên, như vậy mới có thể hồi phục được Phật tính viên mãn bản lai. Nếu mọi sự động tĩnh đều được thanh tịnh, thời sẽ thành đạo một cách không ngờ. Nhưng phần lớn người đời không tin tưởng ở sự đại giải thoát của đức Bồ Tát. Đó là sự tu hành trong ngũ trọc ác thế, đến nỗi ly khai khỏi xã hội, thoát ly nhân quan, một mình đi vào chốn núi sâu rừng thẳm để tu hành, và tìm nơi thanh vắng để thanh tịnh đạo pháp, đó là một quan niệm hết sức sai lầm.

dai-bi-chu20(20) LÔ CA ĐẾ
Lô ca đế là bản thân đức Đại Phạm Thiên Vương và thần tiên là bộ lạc
DỊCH: (Lô ca đế) là đức Thế Tôn, Thế Tự Tại
GIẢI: (Lô ca đế) có nghĩa là lương tâm không bị tăm tối. khắp thân thể để sáng chói, có ý nói cùng một thể với trời đất.
GIẢNG: Câu này là lời khuyên cáo chúng sinh của đức Bồ Tát, tu đạo cần giữ gìn lương tri không nên làm hại, phải đề phòng từng giờ từng phút , sớm chiều giữ gìn, thường xuyên duy trì bảo hộ, nơi nơi đều giữ vững tinh thần. Người ta vốn cúng một gộc rễ với trời đất, và cùng một thể với muôn loài. Nếu giữ được bản tính cố hữu tức là thành Phật. Vì thế chúng ta không để cho một mãy may vọng động. Một khi tâm đã vọng động, trong thân tất bị bớt xén một phần chính khí. Khi có vọng tưởng xâm nhập, trong mình lại thêm một thứ tà khí, như vậy làm sao có khả năng thành Phật. Vì thế, việc tu đạo cần làm cho chân tâm không bị phân tán

About namcuulong

Check Also

Chú Đại Bi câu 66 – 70

(66) TA BÀ MA HA A TẤT ĐÀ DẠ Ta bà ma ha a tất ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *