Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

thích bố thí, đồng thời cũng làm cho những người bên cạnh thấy được mà hoan hỉ. Nếu có người đến xin, bồ-tát nên hỏi: ‘Bạn đã đến đây, cứ tùy ý lấy những gì mà mình muốn!’. Sau đó động viên an ủi họ rằng: ‘Này bạn tốt! Bạn đến đây thật quí hóa quá, không có gì phải sợ hãi! Tôi sẽ làm chỗ nương tựa cho bạn’. Làm như vậy, để cho tâm người đến xin được an ổn. Nếu bố thí như vậy, gọi là người sống, nếu không thì gọi là người chết.
Nếu không có người đến xin thì bồ-tát tự mình đến tận nơi để bố thí. Có người đến xin, bồ-tát còn không tiếc thân mạng, huống gì tiền tài. Không có tâm bi, không phải là thí; có tâm bi bố thí tức là giải thoát. Nếu để người đến xin được tùy ý, hợp với mong cầu của họ thì gọi là thí chủ tốt; nếu không, dù vô cùng giàu có cũng gọi là kẻ nghèo cùng. Người giàu, khi bố thí mà không có lòng thương xót, tuy có bố thí mà không được gọi là thí chủ; có lòng thương xót bố thí mới được gọi là thí chủ.
Nếu vì cầu báo đáp mà bố thí, thì thương nhân cũng được gọi là thí chủ vậy. Mong báo đáp mà bố thí, quả báo đã vô lượng, huống gì đã có tâm bi, lại không mong cầu quả báo mà bố thí, nhất định được phúc báo không thể tính kể. Nếu bố thí mà cầu phúc báo, chỉ giúp bản thân tự vui, uổng phí công lao, không thể cứu giúp muôn loại. Bố thí với tâm bi, cứu giúp được muôn loài, về sau đắc quả Bồ-đề, lợi ích vô cùng to lớn. Tu thí được giàu sang, tu định được giải thoát, tu bi được Vô thượng bồ-đề là quả vị cao nhất.
Bồ-tát suy nghĩ:
– Do người cầu xin ấy mà ta chứng Bồ-đề; do bố thí mà ta được niềm vui không gì sánh. Trong lúc tu nhân, hành bô thí mà còn được niềm vui như vậy, huống gì Vô thượng bồ-đề! Như vậy, người cầu xin có ân rất lớn đối với ta, không thể lấy gì báo đáp. Nếu dùng tài vật, châu báu thì không đủ để báo ân, ta phải dùng Vô thượng bồ-đề mà ban cho họ. Với phúc đức của ta, nguyện đời tương lai, những người này cũng như ta hôm nay, thành đại thí chủ chứng Vô thượng bồ-đề. Người không nhớ ân, sẽ không có tâm bi; nếu không có tâm bi, không thể bố thí; không thể bố thí thì không thể cứu chúng sinh thoát sinh tử. Nếu không hành thí thì tâm bi bị che lấp, giống như khắc trên đá, thì biết rõ thật giả. Người có tâm bi bố thí, dù có oan gia đến xin cũng trở thành bạn thân; nếu người có tâm bỏn xẻn, dù người thân đến xin cũng trở thành oan gia vậy”.
74.3. QUỐC VƯƠNG
Kinh Phật thuyết Nhật Minh bồ-tát ghi: “Đức Phật dạy:
– Vào quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có vua Trí Lực tin sâu Tam bảo, luôn làm các Phật sự. Lúc ấy tì-kheo Chí Thành tu tập tam-muội, có lòng từ bi, thương xót chúng sinh. Trong lòng vua Trí Lực lúc nào cũng muốn gặp tì-kheo này. Một hôm trên đùi của tì-kheo nổi lên một nhọt độc, tất cả thầy thuốc trong nước không thể chữa lành. Nhà vua vô cùng lo buồn, đến nỗi tuôn lệ, hai vạn phu nhân thấy thế cũng buồn theo. Một hôm vua đang nằm ngủ, mộng thấy một vị trời đến nói: “Nếu muốn tì-kheo kia lành bệnh, thì phải cho uống máu và ăn thịt của người sống’. Giật mình tỉnh giấc, trong lòng không vui, vua suy nghĩ: ‘Tì-kheo này bị bệnh nặng, mới cần đến thuốc ấy, nhưng thật khó tìm’. Vua bèn hỏi các quan, lúc ấy thái tử thứ nhất của vua tên là Trí Chỉ cũng được biết, bèn tâu: ‘Xin phụ vương chớ quá lo buồn, máu thịt con người là vật vô cùng tầm thường chỉ có người đời xem trọng, chứ đối với đạo thì nó không có giá trị gì!’. Vua nghe vậy liền nói: ‘Hay thay, hay thay!’. Thái tử im lặng vào phòng ăn, dùng dao bén cắt lấy thịt đùi và máu, rồi mang đến dâng cho tì-kheo. Sau khi dùng xong, mụt nhọt liền lành, thân thể an ổn. Nhà vua vô cùng vui mừng, chỉ quan tâm đến tì-kheo kia mà không nhớ nghĩ đến nỗi đau đớn của thái tử. Do vua hoan hỉ mà mọi người đều khởi tâm chí thành kính tin Tam bảo; sau đó thân thể thái tử cũng tự bình phục như cũ”.
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Thuở xưa, có hai anh em vương tử bị đuổi ra khỏi nước. Khi đến đoạn đường hoang vắng, lương thực đã cạn, người em liền giết vợ mình chia thịt cho vợ chồng người anh cùng ăn. Người anh nhận được thịt này, không ăn mà đem cất kĩ, rồi tự cắt thịt chân mình để vợ chồng cùng ăn. Dần dần, thịt ấy cũng hết, người em lại muốn giết chị dâu. Người anh nói:
– Em chớ giết chị dâu, vì thịt em cho anh trước kia anh vẫn còn giữ đây, nay trả lại cho em dùng!
Qua khỏi đoạn đường hoang vắng, đến chỗ ở của thần tiên, mọi người hái hoa quả để ăn. về sau người em bịnh chết, chỉ còn lại vợ chồng người anh. Bấy giờ gặp một người bị cụt hết tay chân, vị vương tử động lòng thương xót, hái quả lấy hạt nuôi sống người ấy. Vương tử là người ít lòng dục, không ham muốn việc dâm. Một hồm vương tử đi trước hái hoa trái, người vợ đi sau thông dâm với người cụt tay chân. Do tư thông nên cô ta sinh lòng ghét bỏ chồng. Một hôm nọ, theo chồng hái hoa quả, đến bên vực sâu, cô ta nói với chồng:
– Chàng hãy hái hoa quả ở ngọn cây kia!
Vương tử nói:
– Bên dưới là vực sâu nguy hiểm, dễ bị rơi!
Người vợ nói:
– Chàng dùng sợi dây buộc vào hông, thiếp sẽ nắm chặt!
Vương tử làm theo, khi vương tử lần đến sát bờ vực, người vợ liền đẩy vương tử rơi xuống vực sâu. Nhưng nhờ lòng từ bi, sức tu thiện, nên tuy chàng rơi vào dòng sông, nhưng toàn thân lại nổi lên mặt nước trôi đi, không bị chết chìm.
Tại vùng hạ lưu, có một vị quốc vương vừa băng, thầy tướng nước đó đang tìm trong nước xem ai sẽ lên kế vị? Bỗng trông thấy từ xa, trên dòng sông có một tán mây màu vàng. Thầy tướng liền bốc một quẻ, rồi nói:
– Bên dưới tán mây màu vàng kia, nhất định có thánh nhân!
Nói xong, thầy tướng và quần thần liền sai người ra giữa dòng nghinh đón vương tử về cung và lập làm vua.
Lúc ấy người vợ cũ của vương tử, cõng người cụt tay chân kia xin ăn, dần dàn đến nước của vương tử, mọi người thấy vậy đều loan truyền nhau:
– Có một phụ nữ xinh đẹp cõng người chồng cụt tay chân rất cung kính, hòa thuận!
Tiếng đồn đến tai, vua liền sai người gọi bọn họ đến trước cung điện. Vua hỏi người phụ nữ:
– Người cụt chân tay này có thật là chồng của cô chăng?
– Tâu Đại vương! Đúng vậy! Cô ta đáp.
Vua nói:
– Cô có biết ta không?
– Dạ không biết! Cô ta đáp.
Vua nói:
– Ngươi biết người tên đó họ đó không?
Cô ta liền ngước lên nhìn kỹ vua, chợt nhận ra là vương tử, lòng cô vô cùng xấu hổ. vốn có lòng từ bi, nên vua sai người nuôi dưỡng bọn họ.
Đức Phật dạy:
– Nên biết vương tử thuở nọ, chính là Ta ngày nay. Người vợ thuở ấy, nay chính là người phụ nữ bà-la-môn Chiên-già độn gỗ vào bụng để vu khống Ta. Người cụt tay chân lúc đó, nay là Đề-bà-đạt-đa!”.
Kinh Bồ-tát bản hạnh ghi: “Đức Phật dạy:
– Thuở quá khứ lâu xa về trước, trong cõi Diêm-phù-đề này có thành Bất Lưu Sa do vua Bà-đàn-ninh cai trị. Phu nhân của vua tên Bạt-ma-kiệt-đề. Thời ấy, lúa thóc khan hiếm, nhân dân đói khát lầm than, lại gặp dịch bệnh. Bấy giờ, nhà vua cũng lâm bệnh, phu nhân đích thân ra ngoài cầu khẩn trời thần. Có gia đình kia đang sống trong một ngôi nhà bên đường, gặp lúc người vợ sinh con mà chồng lại đi vắng, không ai chăm sóc, cũng chẳng có thức ăn, cô ta đói sắp chết, bèn nghĩ quẫn: “Cái chết gần kề, ta không biết phải làm thế nào, chỉ còn cách ăn thịt con để giữ mạng sống!”,
Cô cầm dao định giết con, nhưng bỗng thấy xót thương, liền òa lên khóc. Đúng lúc phu nhân định hồi cung, nghe tiếng khóc thảm thiết thì động lòng thương cảm bèn dừng lại lắng nghe. Người mẹ cầm dao định giết con, nhưng lại suy nghĩ: ‘Sao ta đành nhẫn tâm ăn thịt con mình?’. Thế rồi cô lại khóc. Phu nhân bước vào nhà hỏi:
– Vì sao cô khóc thảm thiết như thế? Cô định làm gì?
Người mẹ ấy trả lời:
– Nhà con không còn gì để ăn cả. Đã vậy, sau khi sinh, thân thể quá suy nhược, nên định giết con mình làm thức ăn để bảo toàn mạng sống.
Nghe cô ta nói, phu nhân vô cùng thương xót liền bảo:
– Đừng giết con mình! Để ta về cung mang thức ăn đến cho cô!

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *