Home / KINH - LUẬN / Kinh Pháp Cú thí dụ / LỜI GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ

LỜI GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ

LỜI GIỚI THIỆU

– Hãy để cho người Tăng kẻ tục nghĩ rằng : “Sự này do ta làm, mọi việc lớn nhỏ đều theo lệnh ta”, kẻ ngu cứ tưởng lầm như thế nên lòng tham ngạo mạn tăng hoài. (Pháp Cú 74)
– Một đàng đưa đến thế gian, một đàng đưa tới Niết-bàn, hàng Tỳ-kheo đệ tử Phật hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm thế lợi để chuyên chú vào đạo giải thoát (Pháp Cú 75)
Hai câu Pháp Cú nêu trên quả là một nhát búa đập tan khối “lầm tưởng” do si mê mà ra thế. Sau đó, lại từ bi dang tay chỉ rõ đâu là đàng nên di, việc nên làm; đâu là chỗ hiểm nguy phải mau mau cảnh giác xa lánh. Vậy, để giúp thêm chút phương tiện cho quý vị nào muốn đi sâu vào chỗ thâm thúy siêu tuyệt của Kinh, đồng thời bớt được thời gian tra cứu văn nghĩa phiền toái. Người dịch băn Kinh này với tâm nguyện tạo một thuận duyên như một làn gió mát để quý vị mạnh dạn thoải mải đi vào quê hương bình an chính mình. Nơi đây, một chút lễ phép xin mời quý vị trình tự bước vào. Quý vị hãy chuẩn bị nếm từng lời. Kinh thiêng liêng cao quý như những giọt sữa ngọt ngào thơm ngát hương vị. Ở đây hương vị ấy lại chính là hương vị của mình. Vì bởi :
“Chính các ngươi là kẻ bảo hộ cho các ngươi chính các ngươi là nơi nương náu cho các ngươi, các ngươi hãy gắng điều phục lấy mình như người thương khách lo điều phục con ngựa lành của họ..!’.
Kinh Pháp Cú còn gọi là Đàm Bát Kệ, do Tôn giả Pháp Cứu trích tập từ các bộ loại thỉ văn Pháp Cú của các học phái Phật giáo. Với hình thức thi văn ngắn gọn được trích tuyển từ mười hai phần giáo của Đức Đạo Sư.
Kinh văn lưu hành rộng rãi hiện nạy gồm 39 phẩm, 752 kệ. Ngô Duy Kỳ Nan dịch cũng chính là Kinh Pháp Cứ Thí Dụ.
Kinh Pháp Cú Thí Dụ là một bản thi “Tuyển Cú” mà cả hai hệ Phật giáo Nam Bắc truyền đều tín trọng và phụng hành.
Vào thời Đông Tấn 265-420 TL, ngài Pháp Cự Pháp Lập dịch Pháp Cú Thí Dụ 39 phẩm, đồng với đại ý Kinh Xuất Diệu chỉ thứ lớp các phẩm sắp đặt có khác Từ điển thực dụng.
Từ bản Kinh này là nguồn thi văn trác tuyệt, Súc tích và thâm thúy lạ thường. Từng câu nêu dẫn từng thí dụ rõ ràng, khiến cho mười phương thức giả thích thú khi tụng đọc, cũng có thể ngay đấy nhận ra đầu nguồn, liền đó hiên ngang bước thẳng vào thế giới “uyên nguyên” của mình.
Đức Đạo Sư chí kính của chúng ta bằng kinh nghiệm thực chứng bản thân, Ngài đã dấn bước
dâng hiến trọn vẹn “phục vụ chúng sanh” phát huy tột cùng ngọn đuốc giác ngộ trí tuệ giải thoát của chính mình, nêu cao tinh thần “Hoàng pháp lợi sanh vi gia vụ”. Chính đấy trên 300 hội tuyên bảy thực lý cứa Ngài, các bậc Tăng già thừa kế đã truyền tụng và kết tập thành Tạng để làm con mắt cho tương lai, dìu dắt chúng hữu tình cùng về sống lại với chính mình không còn quay lưng “bỏ quên” cái chơn thực muôn thuở của chính mình.
Pháp huynh tôi, Thượng tọa Thích Thiện Phát, người nhiều năm phục vụ trong ngành Giáo dục Tăng Ni, thấy bản Pháp Cú Thí Dụ này cần thiết cho các Tăng Ni, Phật tử, những vị đang chập chững bước vào con đường nghiên cứu Kinh điển Đạo Phật mà chưa thông chữ Hán. Người đã cố gắng phiên dịch ra tiếng Việt với chí nguyện được góp một phần nhỏ cho tương lai sự nghiệp nghiên cứu của các pháp lữ nói trên.
Trong bản dịch này có một phần dịch giả trích từ bản dịch “Pháp Cứ Thí Dụ” đăng tải trong báo Từ Quang cứa Hội Phật Học Nam Việt từ số 182 đến số 238, dịch giả rút hơn 30 bài. Đọc qua bản dịch, nhận thấy rất bổ ích cho giới Tăng Ni trẻ đang theo học các lớp Cơ bản Phật học trên toàn quôc, nên tôi mạo muội ghi mấy lời thô thiển, kính giới thiệu dịch phẩm đến quý vị và các Tăng Ni sinh cùng toàn thế Phật tử xa gần. Mong quý vị tiếp nhận dịch phẩm như được đón tiếp một người thân xa quê lâu ngàymới về. Đồng thời, dù dịch giả có cố gắng nhiều, nhưng với những hạn chế hiện tại, chắc chắn trong dịch phẩm không làm sao tránh khỏi những sai khuyết. Vậy, kính mong các bậc cao minh lượng tình phủ chính cho, để tương lai pháp sự này hoàn chỉnh hơn.
Đồng Nai ngày 11-11-1993 Trường Cơ Bản Phật Học Đồng Nai Hiệu trưởng THÍCH NHẬT QUANG

LỜI DỊCH GIẢ
Kinh Pháp Cú Thí Dụ dịch từ Hán tạng quyển 8 trang 575-609.
Những năm công tác trong ngành Giáo dục Tăng Ni, nhất là thời gian tôi là Giáo sư Chủ nhiệm tại Phật Học Viện Phước Hòa – Vĩnh Bình. Thời gian này tôi chuyên trách môn “Pháp Cú Thí Dụ” cho Tăng Ni sinh và Phật tử. Cũng chính thời gian này tôi khởi tâm dịch Kinh “Pháp Cú Thí Dụ*.
Bắt tay vào việc này, ‘song song với những Phật sự khác trong ngành, tôi tự thấy khả năng cũng như thời gian có hạn chế. Bởi khỉ ấy tôi bận công tác quản lý trường và trọng trách lãnh đạo Tỉnh hội nữa. Do vậy, chắc chắn công tác phiên dịch này không dễ gì thành tựu như ý, thập phần hoàn bị được. Tuy nhiên, lòng đã quyết và chỗ mong mỏi của tôi là làm sao có được một bản dịch “Kinh Pháp Cú Thí Dụ” giúp cho Tăng Ni sinh cùng Phật tử dễ dàng tiếp thu khi nghe giảng đọc, hiểu mà khỏi mất thì giờ tra cứu là đủ rồi Tôi hạ quyết tâm vào việc và rồi công việc cứ kéo dài mãi mà chưa xong. Chođến những năm sau này tôi đành phải trích dẫn của các nhà giảng Kinh Pháp Cú Thí Dụ trước tôi như I
1) Của Hội Phật Học đăng tải trên báo Từ Quang từ những năm 1967 số 182 đến năm 1972 số 238, khoảng 36 bài.
2) Của Phật giáo Nam tông, tôi cũng có trích khoảng hai bài.
Bản Pháp Cú Thí Dụ” này hình thành nhờ một phần lớn sự hỗ trợ từ các Pháp hữu của tôi, một phần trích dẫn của các nhà dịch giảng Kinh “Pháp Cú Thí Dụ” nổi trên.
Nhờ Tam Bảo gia hộ và sự nhiệt tình của các thân hữu Phật tử gần xa, hôm nay dịch phẩm “Pháp Cú Thí Dụ” được xuất bản. Một điều không thể tránh khỏi là dịch phẩm này khi đến tay quý vị nó không được hoàn chỉnh lắm, bởi những lý do đã nêu. Kính mong các bậc cao minh cùng chư Pháp lữ gần xa hoan hỷ phủ chính cho để dịch phẩm này thập phần viên mãn hơn trong kỳ tái bản sau.

                                                                               Kính ghi
PHẬT HỌC VIỄN PHƯỚC HÒA

                                                                                    Thay mặt Ban Giáo Dục: THÍCH THIỆN PHÁT

About namcuulong

Check Also

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN

PHẨM THỨ BA MƯƠI SÁU – NIẾT BÀN PHẬT DẠY NƯỚC NÀO CÓ BẢY ĐIỀU ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *