QUYỂN 69
Quyển này gồm một chương Thụ báo.
79. CHƯƠNG THỤ BÁO
79.1. LỜI DẪN
Nghiệp dụng của thiện ác chính là biểu hiện của ba báo. Cả hai giống như bóng theo hình, rõ ràng như sáu đường đã minh chứng. Ba báo:
– Hiện báo: vì làm vui lòng thiên hậu mà loan truyền ân sâu của Cửu sắc; chim đậu vào lòng vua mà được toàn mạng, thân chịu năm hình phạt thật tàn khốc.
– Sinh báo: chúng sinh chìm đắm trong chốn tối tăm, thần thức trôi lăn không dừng nghỉ, thân hình nhiều kiếp chịu khổ đau, không hiểu nỗi khổ mù mắt của vương tử.
– Hậu báo: ngoại đạo gieo họa sinh về cõi trời Phi Tưởng, mê pháp mà vĩnh viễn lầm lẫn một đời,cuối cùng phải làm loài chồn dữ có cánh, phải bay lên không bắt chim, lặn xuống nước bắt cá chịu khổ không cùng.
Xét rõ chúng sinh ba đời bị chìm đắm, thấu nỗi khổ thay hình đổi dạng, mà ngộ được ngôi nhà tứ đế, tam minh, ngõ hầu vượt ra khỏi màn, tối ba báo, năm khổ.
79.2. DẪN CHỨNG
Kinh ưu-bà-tắc giới ghi: “Phật dạy: Này thiện nam! Chúng sinh gây tạo nghiệp có bốn loại:
– Hiện báọ: thân đời nay gây tạo nghiệp cực thiện hay cực ác, thì ngay hiện đời sẽ thụ nhận quả bảo.
– Sinh báo: thân đời nay gây tạo nghiệp thiện ác, thì thân tiếp theo sau sẽ thụ nhận quả báo.
– Hậu báo: thân đời nay gây tạo nghiệp thiện ác, nhưng thân tiếp theo chưa thụ nhận quả báo mà cách hai, ba hay nhiều đời sau mới thụ nhận quả báo.
– Vô báo: giống như nghiệp vô kí.
Lại cộ bốn loại;
– Thời gian nhất định, nhưng quả báo không nhất định. Loại này đối với ba thời-thì nhất định không thay đổi, nhưng do nghiệp có thể chuyển, nên quả báo không nhất định.
– Quả báo nhất định, thời gian không nhất định. Bởi do nghiệp lực nhất định, không thể thay đổi, nhưng thời gian có thể thay đổi, nên thời gian không nhất định.
– Thời gian và quả báo đều nhất định. Do nghiệp nhất định, nên thời gian và quả báo cũng nhất định.
– Thời gian và quả báo đều không nhất định. Do nghiệp không nhất định, nên thời gian và quả báo cũng không nhất định.
Chúng sinh tạo nghiệp, có người tạo đủ ba nghiệp, có người tạo không đủ. Nếu trước suy nghĩ rồi sau mới tạo gọi là tạo tác đầy đủ ba nghiệp. Nếu không suy nghĩ, mà chỉ tạo tác thì gọi là tạo tác không đây đủ. Lại có người đã gây tạo, nhưng không đây đủ, như nghiệp đã gây tạo, mà quả báo chưa nhất định. Lại có người đã tạo và cũng đã đầy đủ, nghĩa là nghiệp gây tạo đã định, sẽ nhận quả báo. Lại có người đã gây tạo nhưng không đầy đủ, như quả báo tuy đã nhất định, nhưng thời gian không nhất định. Lại có người đã gây tạo nghiệp cũng đã đầy đủ, thời gian và quả báo đều nhât định. Lại có người gây tạo nghiệp rồi nhưng không đầy đủ, như trì giới và có chính kiến. Lại có người tạo nghiệp, cũng đã đầy đủ, nhự phá giới, tà kiến. Lại có người đã tạo nghiệp mà không đầy đủ, tức là trong ba thời sinh tâm hối hận. Lại có người tạo nghiệp đã đầy đủ, tức là trong ba thời không hối hận. Nghiệp ác đã như vậy, thì nghiệp thiện cũng không khác”.
79.3. THỤ THAI
Luật Thiện kiến ghi: “Ngươi nữ khi sắp mang thai, thì Nguyệt hoa thủy (một loại máu) chảy ra. Bấy giờ tại tử cung sinh một cục máu, sau bảy ngày tự vỡ. Nếu máu từ đây chảy ra không dứt thì tinh trùng củangười nam không trụ được trong đó, mà cùng theo máu tuôn ra ngoài. Nếu máu hết chảy, thì tinh trùng trở lại nơi ấy và kết thành thai. Lại nữa, người nữ có bảy trường hợp đưa đến thụ thai: một là tiếp xúc nhau; hai, nhận áo; ba, rơi tinh; bốn, xoa tay; năm, thấy sắc; sáu, nghe tiếng; bảy, ngửi mùi”
Hỏi: Thế nào là tiếp xúc nhau thụ thai?
Đáp: Khi người nữ có Nguyệt thủy thì rất thích người nam, nếu người nam dùng thân mình tiếp xúc với phân thân của người nữ, liền đắm trước mà mang thai.
Hỏi: Thế nào là nhận áo thụ thaỉ?
Đáp: Như Ưu-đà-di cùng với vợ xuất gia, nhưng dục ái vẫn không dứt, nên hai người thăm hỏi nhau, tâm dâm bộc phát, xuất tinh vấy vào áo, người vợ dùng lưỡi liếm tinh đó và bỏ vào nữ căn, do đó mà thụ thai.
Hỏi: Thế nào là hạ tinh thụ thai?
Đáp: Như Lộc Mầu do dục tâm mà uống tinh của đạo sĩ, liền mang thai sinh ra đạo sĩ Lộc Tử.
Hỏi: Thế nào là thụ thai do dùng tay xoa?, ,
Đáp: Như cha mẹ của bồ-tát Thiểm Tử sắp bị mù, Đế Thích biết được, bèn xuống gặp và bảo: ‘Âm dương hòa hợp mới sinh con!. Nhưng vợ chồng người ấy đã xuất gia, nên thưa vơi Đế Thích: ‘Chúng tôi đã xuất gia, theo giới luật thì không được làm như vậy’. Đế Thích mới bảo: ‘Như vậy nên lấy tay xoarốn. Hai vợ chồng bèn làm theo lời chỉ bảo của Đế Thích liền mang thai sinh ra Thiểm Tử.
Hỏi: Sao gọi là thấy sắc thụ thai?
Đáp: Có một cung nữ, đến kỳ kinh nguyệt mà không được giao hợp với người nam, vì tình duc quá mạnh, nên chỉ thấy người nam liền thụ thai.
Hỏi: Sao gọi là nghe âm thanh thụ thai?
Đáp: Như loài hạc trắng chỉ có chim mái mà không có chim trống, đến mùa xuân, khí dương bắt đầu bao phủ, tiếng sấm vừa vang, chim hạc mái lắng nghe tiếng sấm, liền mang thai. Gà cũng có khi nghe tiếng gà trống mà mang thai.
Hỏi: Sao gọi là ngửi mùi thơm liền thụ thai?
Đáp: Như trâu cái chỉ ngửi mùi trâu tơ mà mang thai.
Kinh Tăng nhất A-hàm ghi: “Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các thầy tì-kheo: ‘Có ba nhân duyên thần thức không thể thụ thai:
– Một, người mẹ khởi tâm dục, cha mẹ cùng ở một chỗ, nhưng bên ngoài thần thức chưa đến, thì không thụ thai. Nếu thần thức đã đến mà cha mẹ không cùng ở một chỗ, thai cũng không thành.
– Hai, nếu người mẹ không khởi tâm dục, người cha khởi tâm dục mạnh, vì người mẹ không ưa thích việc dục, nên không thụ thai.
– Ba, nếu cha mẹ cùng ở một chỗ, người mẹ khởi dục mạnh, nhưng người cha không ưa thích thì cũng không thụ thai.
Lại có ba trường hợp:
– Một, nếu cha mẹ cùng ở một chỗ, cha bị bệnh phong, mẹ bị bệnh hàn, thì không thụ thai.
– Hai, nếu mẹ có bệnh phong, cha có bệnh hàn thì cũng không thành thai.
– Ba, nếu thân thể cha có nhiều thủy khí, dù mẹ không bị cũng không thụ thai.
Lại có ba trường hợp:
– Một, nếu cha mẹ cùng ở một chỗ, mà tướng cha có con nhưng tướng mẹ không có con thì không thụ thai.
– Hai, nếu tướng mẹ có con, nhưng tướng cha không có con thì cũng không thụ thai.
– Ba, nếu tướng cha mẹ đều không có con thì không thể thụ thai.
Lại có ba trường hợp:
– Một, đúng thời, thần thức đến, nhưng cha đi xa thì không thụ thai.
– Hai, nếu đã đúng thời, cha mẹ lẽ ra cùng ở một chỗ, nhưng mẹ đi xa thì cũng không thụ thai.
– Ba, cha mẹ cùng ở một chồ thì thụ thai.
Lại có ba trường hợp:
– Một, nếu đã đúng thời cha mẹ cùng ở một chỗ, nhưng cha bị bệnh nặng, dù thần thức đến, cũng không thụ thai.