Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

PUCL QUYỂN 64 – CHƯƠNG SĂN BẮN, CHÀI LƯỚI

người hiền. Người trong chợ tranh nhau đến xem. Bấy giờ đồ tể còn cầm dao đuổi theo, mọi người hỏi nguyên nhân, ông ta thuật lại đầy đủ và nói:
– Tôi mổ heo cả đời chưa từng thấy việc này.
Ông ta vẫn còn muốn mang heo về. Mọi người đều giận trách tên đồ tể này, tranh nhau góp tiền chuộc heo, rồi cùng làm nhà cho heo ở. ít lâu sau, lông mọc lại như cũ, những vết cắt nơi cổ và bụng tuy đã lành, nhưng tạo thành một bướu thịt lớn và dài như cánh tay. Điều kì lạ là con heo này rất thích sạch sẽ, không giống những con heo bình thường; dù thường xuyên ra vào, đến đi nhưng không bao giờ làm dơ ngôi nhà của nó. Đến bốn năm năm sau, heo mới chết.
74. CHƯƠNG TỪ BI
74.1. LỜI DẪN
Tất cả hàm sinh đều có linh tri, nên dù côn trùng hay chim thú cũng đều sợ chết. Từ đó bồ-tát lập hạnh lấy cứu tế làm đầu, chư Phật xuất thế dùng đại bi làm gốc. Cho nên, ngồi bên sông mà mong được cá, chẳng bằng về nhà đan lưới; nhìn người khác hưởng phúc, chi bằng chính mình tạo nhân. Muốn cầu phúc báo, không gì bằng trước phải làm điều lành; dù kẻ sang hay hèn, người tốt hoặc xấu đều ban phát với tâm bình đẳng, bởi bốn loài đồng kính phúc điền Tam bảo. Nhưng phải đúng thời cứu giúp, bố thí y thực; dốc hết của báu trong tay, ban hết những niềm vui của tai mắt, xả bỏ vật mình để phụng thí, tùy tâm của người mà ban cho niềm vui.
Thật vậy, dùng vật quí giá để tưởng thưởng lòng người, đem lụa là vàng ngọc để biểu thị lòng thành tín. Thế thì thịt da, xương tủy… còn không nuối tiếc, huống gì tài vật ngoài thân mà lại tham luyến sao? Cho nên hàng bồ-tát bố thí không đợi tìm cầu; tuy tâm không đợi vật, mà vật cũng biểu thị được tâm, tâm vật gồm đủ, phúc trí song hành.
74.2. BỒ-TÁT
Kinh Đại tập ghi: “Đức Phật dạy:
– Ngày xưa, Ta vì tất cả chúng sinh mà tu hạnh Bồ-tát, vì Pháp nhãn này mà khởi tâm đại từ đối với tất cả chúng sinh, ban phát cho họ máu của thân nhiều như nước biển lớn, ban phát đầu mắt tay chân và tai nhiều như núi Tì-phú-la, ban phát mũi lưỡi nhiều bằng mười Đột-lô-da, ban phát da nhiều đến nỗi phủ kín một cõi Diêm-phù-đề và cũng ban vô lượng vợ con, nô tì, voi ngựa, cho đến vương vị, đất nước, thành ấp, xóm làng, cung điện, lầu gác. Lại thụ trì, giữ kĩ giới cấm của chư Phật, chưa từng khuyết phạm.
Đối với mỗi Đức Phật, Ta cúng dường vô lượng phẩm vật, học vô lượng na-do-tha trăm nghìn pháp môn, thụ trì-đọc tụng-tu tập các môn tam-muội. Ta cũng từng cung kính cúng dường vô lượng bậc thánh Tam thừa, bốn quả Thanh văn, cha mẹ, thầy tổ, những người bị bệnh khổ. Người không có ai cứu giúp bảo vệ, Ta sẽ cứu giúp bảo vệ; người không có nơi nương tựa, Ta sẽ làm nơi nương tựa; người không có chỗ hướng đến, Ta sẽ làm chỗ hướng đến, giúp họ an trụ.
Ta đã như vậy, nên trong ba đại a-tăng-kì kiếp, khởi lòng từ mẫn đối với tất cả chúng sinh đau khổ, phát tâm kiên cố, dũng mãnh tu tập hạnh Vô thượng bồ-đề từ lâu xa. Hôm nay, khi mà chúng sinh thế gian ngu si, tăm tối không có bậc Đại đạo sư, không có giáo pháp, Ta lại vì các chúng sinh ấy, phát nguyện thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu-tam bồ-đề, giúp cho các bồ-tát Tam thừa không lui sụt. Lại nguyện đưa chúng sinh ba cõi ác vào trú trong đường thiện, cho đến giúp họ đạt được niết-bàn an lạc”.
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Khi Đức Phật bị côn trùng già-đà-la cắn ở gót chân, máu chảy không cầm, thoa đủ loại thuốc mà vẫn không cầm, các vị a-la-hán vào núi Hương tìm các thứ thuốc hay về bôi mà cũng không hiệu nghiệm. Khi ấy, tôn giả Thập Lực Ca-diếp đến bên Thế Tôn nói:
– Nếu Đức Phật Như Lai đối với tất cả chúng sinh đều có tâm bình đẳng, đối với Đề-bà-đạt-đa cũng giống như La-hầu-la, thì máu hãy ngưng chảy đi!
Tôn giả vừa nói xong, máu liền cầm, vết thương cũng bình phục”.
Luật Tứ phần ghi: “Đức Phật dạy:
– Vua Tuệ Đăng bảo những người ở cõi Diêm-phù-đề, dù nam hay nữ, nếu biết nói thì nên thực hành mười điều thiện. Lúc vua vừa sinh ra, trong cõi nước tự nhiên xuất hiện tám vạn bốn nghìn kho tàng. Vua mang tất cả của cải và vật báu trong bốn kho tàng này đặt nơi đất trống, hễ ai đến xin thì đều ban phát Lúc ấy Đế Thích nghĩ:
– Vua Tuệ Đăng ban phát cho tất cả những ai đến xin, e rằng đời sau sẽ đoạt mất ngôi vị của ta. Ta cần phải đến đó thử xem vua này vì cầu đạo Vô thượng mà bố thí hay cầu các pháp thoái chuyển mà bố thí?
Thế là Đế Thích hóa thành một người nam, nói với mọi người: ‘Vua Tuệ Đăng bảo chúng ta thực hành mười việc ác như sát sinh cho đến tà kiến’. Các vị đại thần nghe vậy liền đến hỏi, vua đáp: ‘Lúc trước ta bảo những loài chúng sinh có khả năng nói được ở cõi Diêm-phù-đề đều phải hành mười điều thiện như không sát sinh cho đến không tà kiến, thì ta mới làm vua. Vì thế ta không nói những lời ấy. Hôm nay các ngươi chuẩn bị xe voi, ta muốn tự thân du hành giáo hóa nhân dân!’.
Xe voi trời đã đến, vua liền ngự giá và bảo: ‘Hãy chỉ cho ta biết người đã nói rằng ta dạy nhân dân trong nước hành mười điều ác’. Quần thần chỉ cho vua thấy người ấy. Vua hỏi: ‘Tuệ Đăng dạy ngươi thực hành mười điều ác ư? Kẻ ấy đáp: ‘Đúng thật như vậy!’. Vua hỏi: ‘Có cách gì để thực hành mười điều thiện chăng?’. Kẻ ấy đáp:‘Có!’. Vua hỏi: ‘Như thế nào?’. Đáp: ‘Phải ăn thịt sống và uống máu tươi của người thành tựu hạnh Bồ-tát, rồi mới thực hành mười điều thiện ‘
Bấy giờ vua suy nghĩ: ‘Từ vô thỉ đến nay ta đã chịu vô lượng thống khổ trong năm đường, nào là bị chặt tay chân, cắt tai mũi, khoét mắt mà không đem lại ích lợi gì’. Thế là vua cầm dao bén tự cắt thịt đùi mình, lấy bát hứng máu rồi trao cho kẻ kia và bảo: ‘Này thiện nam! Ngươi có thể uống máu và ăn thịt này rồi thực hành mười điều thiện!’. Bấy giờ người nam kia không chịu nổi uy đức của Tuệ Đăng, nên biến mất. Bỗng nhiên Đế Thích lại hiện ra trước mặt hỏi vua: ‘Nay ngài bố thí vì mong cầu thống lãnh một hay hai, ba, bốn thiên hạ? Hay làm Nhật thiên tử, Nguyệt thiên tử, Đế Thích, Ma vương, Phạm vương?’. Vua đáp: ‘Ta bố thí không vì những phúc báo đó, chỉ cầu Nhất thiết trí Vô thượng chính chân, độ người chưa được độ, khai mở cho người chưa được khai mở, đưa vào niết-bàn những ai chưa niết-bàn, giúp xa lìa tất cả sinh lão bệnh tử, sầu bi khổ não’.
Nghe vua nói, Đế Thích suy nghĩ: ‘Nếu nay ta để cho vua Tuệ Đăng phải chết vì các vết thương này thì thật không đúng. Nên rưới cam lộ cõi trời lên thân vua mới đúng’. Thế là Đế Thích làm đúng như vậy, các vết thương trên thân vua liền lành như cũ.
Đức Phật nói với vua Bình-sa: ‘Vị vua làm lợi ích chúng sinh lúc ấy chính là phụ vương Bạch Tịnh của Ta, đệ nhất phu nhân của vua tức mẫu hậu Ma-gia, còn Tuệ Đăng chính là Ta. Quá khứ, Ta đã giáo hóa nhân dân cõi Diêm-phù-đề thực hành mười điều thiện, vì thế dưới bàn chân ta có tướng bánh xe nghìn căm, phóng ánh sáng chiếu soi tam thiên đại thiên thế giới”.
Kinh Đại bi phân-đà-lợi ghi: “Đức Phật dạy:
Này thiện nam! Thuở xưa, cách nay vô lượng a-tăng-kì đại kiếp, cõi này có tên là Vô Trần Di-lâu-yểm. Trong thời tượng pháp của đức Liên Hoa Hương Như Lai, khi tuổi thọ con người còn trăm năm trong đại kiếp ấy, Ta là chuyển luân vương Vô Thắng ở cõi Diêm-phù-đề. Ta và nghìn người con đều phát tâm Vô thượng chính đẳng chính giác và cùng xuất gia, tu tập Phạm hạnh trong giáo pháp của đức Liên Hoa Hương Như Lai. Nhưng có sáu đứa con của Ta không muốn xuất gia, không phát tâm Bồ-đề. Ta thường hỏi:
– Vì sao các con không chịu xuất gia?
Chúng đáp:
– Chúng con không thể xuất gia. Vì sao? Vào tượng pháp thế gian xấu ác, có người xuất gia nhưng không thể giữ đủ giới thân, thiếu bảy thứ tài sản của bậc thánh, thường ở dưới vực sâu sinh tử. Họ cũng sẽ mất công đức trời, người. Có người không giữ đủ giới cấm của Phật, ở mãi trong ba đường. Vì thế, chúng con không thể xuất gia.
Ta lại hỏi:
– Vì sao các con không phát tâm Bồ-đề?
Chúng đáp:
– Nếu cha có thể cho chúng con cả cõi Diêm-phù-đề, chúng con sẽ phát tâm Vô thượng chính đẳng chính giác.
Nghe vậy, Ta rất vui mừng, tự nghĩ: ‘Ta đã giúp tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề lãnh thụ ba qui y, khuyên tu tám trai giới, học tập ba thừa. Nay Ta nên chia cõi Diêm-phù-đề thành sáu phần, cho sáu đứa con, khuyến khích chúng phát tâm Bồ-đề. Ta nên xuất gia tu Phạm hạnh’. Nhưng sáu vương tử ấy không hòa thuận, dấy binh đánh nhau, không nơi nào được yên ổn, khiến khắp cõi Diêm-phù-đề xảy ra nạn đói khát, trời lại không mưa, ngũ cốc không có hạt, cây cối và các cỏ thuốc

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *