Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

thiêu đốt, thường ham ăn, thường nhớ thức uống, nhưng khi sắp chết, vì nghiệp thiện đã đến, nghiệp ác đã lìa, tuy thấy thức ăn uống, nhưng chỉ dùng mắt nhìn mà khôngkhởi niệm ham thích; như người trong mộng thấy cõỉ trời xinh đẹp, liền chạy đến và được sinh về cõi trời.
Mười hai. Chúng sinh do ngu si nên thụ thân súc sinh, chịu trăm nghìn ức thân sinh tử, đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh trôi lăn trong thế gian không thể cùng tận. Do còn nghiệp thiện, nên sau khi bỏ thân súc sinh có thể sinh về cõi Ba Mươi Ba hoặc cõi Tứ Thiên Vương. Súc sinh, khi quả báo khổ sắp hết sẽ thoát thân súc sinh. Khi sắp chết, nhờ còn nghiệp thiện nên thấy ánh sáng hiện, tâm ngu si mỏng dần; hoặc thây cõi an vui, giống như những điều đã thấy trong mộng, liền chạy đến, ngay đó được sinh về cõi trời.
Mười ba. Chúng sinh trong địa ngục rất khó được sinh lên cõi trời, nhưng nhờ còn nhân lành, nên khi nghiệp thành thục, nghiệp báo hết sẽ thoát địa ngục. Chúng sinh này, khi thọ mạng địa ngục sắp hết thì có các tướng hiện ra, như bị các ngục tốt ném vào trong chảo thì thân tan thành bọt nước, không còn sinh lại địa ngục. Nếu dùng gậy đánh, hễ đánh liền chết, không còn sinh lại địa ngục. Hoặc bị ném vào trong thùng sắt, vừa ném liền chết, không còn sinh về địa ngục; hoặc bị ném vào sông tro, vừa bị ném xuống liền tiêu tan, không còn sinh lại địa ngục; hoặc bị đánh bằng gậy sắt, vừa đánh liền chết, không còn sinh vào địa ngục; hoặc bị các loài chim sắt, các loài thú dữ ăn thịt, sẽ không còn sinh lại địa ngục. Chúng sinh trong địa ngục này, nghiệp ác đã hết, sau khi chết không còn thấy Diêm-la ngục tốt, như dầu hết thì đèntắt, thân trung ấm địa ngục không xuất hiện. Bỗng nhiên nghe giữa hư không có tiếng ca múa, cười đùa, gió thơm thổi vào thân, chúng sinh này cảm thụ sự vui sướng tột bậc, liền được sinh về cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc sinh về trời Tứ Thiên Vương.
Mười bốn. Nếu chúng sinh trong cõi người chết sinh lại cõi người, thì lúc đó họ thấy bóng núi đá lớn đang ở trên đầu. Bấy giờ, người này nghĩ: “Quả núi này sẽ đè trên thân ta!”, cho nên đưa tay muốn ngăn quả núi lại. Thân quyến thấy vậy, cho là người này năm bắt hư không. Sau đó, người này lại thấy quả núi giống như dải lụa trắng, liền bay lên dải lụa ấy; rồi thấy dải lụa đỏ… lần lượt thấy như thế cho đến lúc sắp chết thì thấy ánh sáng, thấy cha mẹ ân ái hòa hợp liền khởi tâm điên đảo. Nếu sinh làm người nam, thì tự thấy thân mình giao hợp với người mẹ; người này cho người cha làm chướng ngại. Nếu sinh làm người nữ, thì tự thấy thân mình giao hợp với người cha, cho người mẹ làm chướng ngại. Ngay lúc ấy, thân trung ấm này hoại, thân kế tiếp hình thành, như ấn sáp ấn xuống bùn, ấn sáp hoại thì đường nét thành.
Mười lăm. Chư thiên ở cõi trời sau khi chết sinh về cõi trời trên thì không có khổ não. Các vị trời này không mất những vật dụng trang nghiêm thân mình, cũng không có vị trời khác ngồi vào chỗ của mình, liền sinh về cõi trời tốt đẹp hơn. Như các vị trời ở Tứ Thiên Vương sau khi chết sinh lên cõi trời Ba Mươi Ba, có tướng tốt đẹp, đáng ưa thích. Nhưng cũng có các vị trời khi sắp chết, do có nỗi khổ thươngyêu chia lìa, nên bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Mười sáu. Nếu các vị trời từ cõi trời trên sinh xuống cõi trời dưới, thì lúc đó thấy các cảnh hoa sen, vườn cây, ao hồ v.v… đều không bằng nơi mình đang ở. Khi thấy như vậy rồi, liền đói khát, khổ não, mong muốn được đến được ấy. Như vậy, tuy cùng sinh về cõi trời, nhưng trung ấm có hai tướng sinh khác nhau
Mười bảy. Nếu chúng sinh ở cõi Phất-bà-đề sinh vào cõi Cù-đà-ni, có những tướng gì? Chúng sinh ở cõi Cù-đà-ni sinh vào cõi Phất-bà-đề có những tướng gì? Người trong hai cõi ấy sinh qua lại lẫn nhau đều cùng một tướng. Khi sắp chết, họ thấy một hang tối, trong hang đó có tia chớp đỏ chiếu xuống như lá phướn, hoặc màu đỏ, hoặc màu trắng. Người ấy nhìn thấy, liền đưa tay bắt, theo phướn mà vào trong hang này, lúc ấy sinh ấm diệt, thụ thân trung ấm. Khi sắp thụ thân sau, cũng giống như đã trình bày ở trước. Hoặc thấy hai con trâu, hoặc hai con ngựa ân ái giao hợp, liền sinh tâm dục; khi sinh tâm dục liền thụ sinh ấm.
79.5. QUẢ BÁO HIỆN ĐỜI
Kinh Phật thuyết hành thất hành hiện bảo ghi: “Bấy giờ đức Thế Tôn dạy;
– Này các thầy tì-kheo! Có bảy hạng người đáng tôn kính, là ruộng phúc bậc nhất trong thế gian: người tu tập hạnh từ, người tu tập hạnh bi, người tu tập hạnhhỷ, người tu tập hạnh hộ, người tu tập hạnh không; người tu tập hạnh vô tướng, người tu tập hạnh vô nguyện. Nếu có chúng sinh nào tu tập bảy pháp này thì có được phúc báo ở trong pháp hiện tại!
Tôn giả A-nan bạch Phật:
– Bạch Đức Thế Tôn! Sao Ngài không đề cập đến các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi phật mà chỉ nói bảy hạng người này?
Đức Phật dạy:
– Bảy hạng người này, về hạnh thì giống Tu-đà-hoàn cho đến Phật, nhưng về sự thì không giống. Cho nên tuy cúng dường tu-đà-hoàn v.v… nhưng không đạt được phúc báo hiện tại, song nếu cúng dường bảy hạng người này thì sẽ được phúc báo ở đời hiện tại. Vì thế, này A-nan! Hãy nỗ lực dũng mãnh để thành tựu bảy pháp ấy!”.
Kinh Tạp bảo tạng ghi: “Thuở xưa, tại nước Càn-đà-vệ, có một đồ tể sắp đem năm trăm con nghé đi thiến, lúc ấy có một thái giám dùng vàng bạc mua hết số nghé đó rồi thả đi. Nhờ nhân duyên ấy, lập tức ông được lại thân tướng người nam. Lát sau, ông trở về cung vua, nhưng không dám vào mà cho người thông báo cho vua biết: ‘Có người tên đó họ đó đang đứng bên ngoài’.
Vua nói:
– Người này là gia nhân của ta, tùy ý ra vào, xưa nay chưa từng báo, vì sao giờ lại như thế?
Vua liền gọi ông ta vào hỏi nguyên do. Ông liền thưa:
– Hôm trước vì thấy người đồ tể định thiến năm trăm con nghé, thần liền mua hết số nghé đó và thả cho đi, nhờ nhân duyên đó mà thân thể được trọn vẹn, nên thần sợ, không dám vào!
Sau khi nghe, vua vô cùng kinh ngạc, hết lòng kính tín Phật pháp”.
Hoa báo mà còn có cảm ứng như thế, huống gì quả báo, đâu thể lường được?
Luận Tân Bà-sa ghi: “Xưa có ngươi buôn trâu, cùng với nhiều người lùa trâu đi trên đường. Đến một hôm, lương thực cạn sạch, tất cả đều đói khát mỏi mệt, họ dừng lại nghỉ ngơi và bàn: ‘Bầy trâu này chẳng phải là tài sản của mình, ta nên cắt lưỡi nó để cứu đói cho mọi người’. Nghĩ vậy, mọi người lập tức dùng muôi bôi lên miệng trâu. Vì thèm vị mặn, trâu thè lưỡi ra liếm, họ liền dùng dao bén cắt lấy lưỡi trâu, đốt lửa nướng rồi cùng nhau ăn. Sau khi ăn xong, cùng nhau xuống sông tắm gội, súc miệng, xỉa răng. Xỉa răng xong, họ dùng ngón tay cái nạo lưỡi. Do sức nghiệp ác chiêu cảm, nên lưỡi của mọi người bị chín nhừ, cùng lúc rơi rụng hết”.
79.6. QUẢ BÁO ĐỜI SAU
Kinh Niết-bàn ghi: “Này Thiện nam! Khi một người sắp bỏ thân mạng, họ phải chịu nhiều nỗi thống khổ, quyến thuộc vây quanh, đau xót kêu gào khóc than, người này kinh hoàng sợ hãi, không biết nương tựa, cầu cứu vào ai? Tuy có năm giác quan, nhưng không còn hay biết, tay chân tê cứng, không thể làm chủ, thân thể lạnh ngắt, hơi ấm sắp tàn, những tướng nghiệp báo thiện ác đã tạo từ trước kia hiện ra trước mắt. Như mặt trời sắp lặn, bóng núi gò đều ngả vê hướng đông, không bao giờ chuyển sang tây. Nghiệp quả của chúng sinh cũng như thế, khi thân ngũ ấm này diệt, thì thân ngũ ấm sau tiêp tục sinh. Như đèn thắp sáng thì bóng tối diệt, đèn tắt thì bóng tối xuất hiện.
Này Thiện nam! Như ấn sáp xuống bùn, ấn và bùn tiếp xúc nhau, ấn hư hoại mà đường nét đã hiện. Nhưng cái ấn sáp này chẳng phải biến mất trong bùn, nét vẽ cũng không phải ở trong bùn hiện ra, cũng không từ chỗ khác đến, nhưng nhờ ấn, mới thành nét vẽ. Cũng vậy, thân ngũ ấm hiện tại diệt, thì thân trung ấm sinh. Thân ngũ ấm hiện tại rốt cuộc chẳng biến thành thân trung ấm. Thân trung ấm chẳng phải tự sinh, cũng không từ nơi khác đến, nhưng nhờ ấm thân hiện tại mà có trung ấm. Như đóng ấn vào bùn, tuy ấn hoại mà đường nét đã thành. Danh từ tuy không sai biệt, nhưng thời gian mỗi mỗi có khác. Cho nên ta nóinhục nhãn và. thiên nhãn không thể nhìn thấy thân trung ấm.
Thân trung ấm có ba loại thức ăn: tư thực; xúc thực và ý thực. Thân trung ấm có hai loại: Trung ấm từ quả của nghiệp thiện và quả cửa nghiệp ác. Từ nghiệp nhân thiện, nên đạt được giác quán thiện; từ nghiệp nhân ác, nên đạt được giác quán ác. Khi cha mẹ giao hợp, tùy theo sức của nghiệp nhân mà dẫn đến chỗ thụ sinh. Đối với mẹ thì sinh lòng luyên ái, đối với cha thì khởi tâm sân hận. Khi tinh cha chảy ra, thì cho là mình hiện hữu, bèn sinh tâm vui mừng, ưa thích. Vì nhân duyên ba thứ phiền não này, nên thân trung âm hoại diệt, thân ngũ ấm sinh trưởng. Giống như đóng ấn vào bùn, ấn hoại mà đường nét thành.
Khi sinh ra, có người đầy đủ các căn, có người không đầy đủ. Người đầy đủ các căn, thấy sắc liền sinh lòng tham đám; do tham đắm nên gọi là ái; do cuồng mà

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *