LỜI GIỚI THIỆU
Đại đức Rahuta, người Xri-lan-ca được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Xri-lan-ca đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Xri-lan-ca và được cấp bằng Tiến sĩ triết học (Ph.D).Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng, Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965. tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngoys hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cằ hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
Nói một cách khác, không có Đại thừa, Tiểu thừa, không có Nam tông hay Bắc tông. Sở dĩ có phân chia tông phái là vì sự diễn biến của lịch sử và sự truyền bá của đạo Phật qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, quốc độ khác nhau và tông phái nào cũng chấp thuận một số giáo lý căn bản chung cho tấi cả truyền thống. Quyển sắch này là một Sự cố gắng của tác giả để giới thiệu những giáo lý căn bản âý và những ai muốn tìm hiểu đạo Phật cũng cần phai hiểu biết ít nhất số giáo lý căn bản ấy? Riêng đối với Phật tử Việt nam một số lớn được học ngay vào kinh điển Đại thừa, lại cần phải hiểu giáo lý căn bản này để soi sáng lại sự hiểu biết của mình và để tìm lại sự liên tục của quá trình phát triển tư tưởng Phật giáo. Riêng đối với sinh viên Đại học Vạn hạnh, tài liệu của tập sách này cần được xem tà tài liệu căn bản tối thiểu để xây dựng nền tảng Phật học cùa mình
Quyền sách này viết cho giới trí thức Âu Mỹ, một giới trí thức có một bối cảnh khoa học và văn mình Cơ đốc giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại Giá trị quyển này phần lớn nhờ ở điểm này. Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển Pàli để chứng minh cho sự trình bày cùa mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và bắt chước. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, và vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ cùa đức Phật bị bóp méo. rạn nứt rất nhiều. Để bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính đức Phật để xác chứng quan điểm cùa mình trong khi trình bày, một thái độ mù tác giả tập sách này đã theo rất trung thành.
Dịch giả quyển sách này là cô Trí Hải, một tên quá quen thuộc với giới học giả, với tài dịch thuật và sự hiểu biết giáo lý căn bản của cô để khỏi cần phải giới thiệu dài dòng về cô. Tên của cô củng đủ bảo đảm giá trị dịch thuật của tập sách này rồi.
Saigon, ngày 9-1-1966
Tỳ~kheo Thích Minh Châu
Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên khắp hoàn cầu, Phật học càng ngày càng được chú ý. Nhiều hội Phật học và những nhóm học Phật đã ra đời, và nhiều sách viết về giáo lý đức Phật đã xuất hiện. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là tác giả những sách ấy phần nhiều không thực có thẩm quyền trong địa hạt, hoặc đưa ra những giả thuyết sai lầm rút từ những tôn giáo khác, do đó trình bày và giải thích Phật giáo một cách sai lạc. Một vị giáo sư về Tôn giáo tỉ giảo gần đây viết một cuốn sách về Phật giáo, nhưng không biết cả đến điều rằng A-nan, thị giả trung kiên của đức Phật là một Tăng sĩ, và lại tưởng ông ta là một cư sĩ thế tục! Kiến thức Phật học do những cuốn sách như thế truyền bá sẽ ra sao, độc giả cũng có thể tưởng tượng.
Cuốn sách nhỏ này trước hết dành cho độc giả trí thức chưa có hiểu biết đặc biệt gì về Phật pháp, mà muốn biết thực sự đức Phật đã dạy những gì. Nhắm vào hạng người này, tôi đã cố trình bày gọn và trực tiếp, những lời của chính đức Phật đã dạy, như được thuật lại trong Tam tạng Pàli mà các học giả đều xem là tư liệu cổ xưa nhất còn tồn tại về giáo lý Phật. Tài liệu và những trích dẫn trong sách này đều rút từ tạng kinh ấy. Chì có vài chỗ tôi sử dụng những trước tác thuộc hậu kỳ.
Tôi cũng nghĩ đến những độc giả đã có một ít kiến thức về giáo lý Phật nhưng muốn khảo cửu thêm. Bởi thế gặp những thuật ngữ nòng cốt, tôi đã cho thêm tiếng Pàli; và cho những đoạn nguyên văn ở phẩn chú thích, cùng một thư mục chọn lọc.