Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

PUCL QUYỂN 69 – CHƯƠNG THỤ BÁO

– Hai, nếu mẹ bị bệnh nặng, cũng không thụ thai.
– Ba, nếu cha mẹ đều bị bệnh nặng thì không thụ thai, cha mẹ không bị bệnh, thần thức đến, cha mẹ đều có tướng sinh con thì thụ thai’
Luận Du-già ghi: “Thai tạng này có tám vị khác nhau: yết-la-lam, át-bộ-đàm, bế-thi, kiện-nam, bát-la-xa-khư, phát mao trảo, căn, hình. Thai vừa kết tụ nhưng vẫn còn lỏng, gọi là yết-la-lam. Nếu trong ngoài như sữa đặc, mà chưa phát triển thành thịt, gọi là át-bộ-đàm. Khi đã phát triển thành thịt, nhưng còn rất mềm thì gọi là bế-thi. Khi đã săn cứng, có khả năng chịu đựng xúc chạm gọi là kiện-nam. Khi khối thịt này phát triển lớn dần và xuất hiện các tướng chi phân, gọi là bát-la-xa-khư. Khi tóc, lông, móng… xuất hiện, thì gọi là phát mao trảo. Khi các căn như mắt, tai v.v… phát sinh, gọi là căn. Từ đây về sau, sở y của các căn hiện bày rõ ràng, gọi là hình.
Ở trong thai, đứa bé do nghiệp lực trước kia, hoặc do mẹ không tránh lực bất bình đẳng, nên phát sinh gió tùy thuận, khiến thai nhi này, hoặc tóc, hoặc màu sắc, hoặc da, cho đến các chi phần bị biến đồi. Tóc biển đổi, là do nghiệp tạo tác đời trước, có thể chiêu cảm nghiệp ác bất thiện này và do người mẹ có thói quen dùng các vị mặn, hoặc ăn mặn hoặc uống mặn, khiến cho tóc của thai nhi thưa thớt. Màu sắc biến đổi, là do nghiệp đời trước và do người mẹ khi mang thai hay gần với khói lửa, nên khiến cho thai nhi khi sinh ra có da màu đen. Lại do người mẹ khi mangthai ở gần chỗ quá lạnh, nên khiến thai nhi sinh ra có da màu trắng.
Lại do người mẹ ăn nhiều đồ nóng, khiến thai nhi có màu hồng. Da biến đổi là do nghiệp đời trước và do thói quen của người mẹ khi mang thai thường khởi dâm dục, khiến thai nhi khi sinh ra hoặc da bị xấu xí lở loét v.v… Chi phần biến đổi là do nghiệp đời trước và do người mẹ khi mang thai quen thói chạy nhảy và không tránh các duyên bất bình đảng hiện tại… nên khiến thai nhi khi sinh ra các căn và các chi phần khuyết thiếu.
Lại nữa, nếu thai nhi là nữ thì nằm bên hông phải của người mẹ, tựa vào xương sống, mặt hướng về bụng; nêu thai nhi là nam thì năm bên hông trái của mẹ, tựa vào bụng, mặt hướng vào xương sống.
Lại khi thai nhi đã đầy đủ vóc hình, người mẹ không mang nổi, sức gió bên trong lại phát sinh, khiến rất khổ não, cũng do nghiệp báo của thai nhi này mà gió Sinh phần phát khởi, khiến cho đầu hướng xuống, chân hướng lên, thai nhi được thai y quấn kín rồi hướng đến chỗ sinh ra. Đến giờ sinh, thai y tách ra thành hai lá. Khi ra khỏi bụng mẹ, gọi là chính sinh. Sau khi sinh, các căn lần lượt tiếp xúc với cảnh, tức là nhãn xúc cho đến ý xúc”.
79.4. TRUNG ẤM
Kinh Chính pháp niệm ghi: “Có mười bảy loại trung ấm hữu. Ông nên buộc niệm tu tập đạo tịch diệt. Nếu trời người nhớ nghĩ đạo này, sẽ hoàn toàn khôngsợ sứ giả Diêm-la làm hại. Sau đây là mười bảy thân trung ấm hữu:
Một. Chúng sinh ở cõi người, sau khi chết nếu sinh về cõi trời, thì hiện trung ấm tướng vui. Bấy giờ trung ấm giống như tấm lụa trắng tinh, mềm mại, rơi xuống; lại thấy vườn, rừng, hoa, ao; nghe các tiếng ca múa đùa cười; ngửi các mùi thơm. Các thứ đáng ưa thích như thế nhiều vô lượng. Trung ấm hòa hợp tiếp xúc, liền sinh về cõi trời. Nhờ nghiệp thiện nên nay được thú vui ở cõi trời, tâm vui vẻ, miệng mỉm cười, dung nhan sáng sạch. Bấy giờ dù thân quyến đang thương xót khóc than, nhưng nhờ tướng thiện nên không nghe, không thấy, tâm cũng không nhớ nghĩ. Sau khi chết, liền sinh về chỗ vui, thân giống chư thiên, như in như ấn. Lại thấy cõi trời thù thắng, nên sinh tâm ưa thích cảnh trời, liền thụ thân trời.
Hai. Nếu người ở cõi Diêm-phù-đề sau khi chết, sinh về cõi Uất-đan-việt, thì thân trung ấm sẽ thấy tấm lụa màu đỏ mềm mại đáng ưa, liền sinh tâm đắm trước và đưa tay nắm bắt như nắm bắt hư không, quyến thuộc cho rằng hai tay quờ quạng vào hư không. Lại có gió thổi đến, nếu người bệnh gặp mùa đông lạnh, thì có gió ấm thổi đến đẩy lùi nỗi khổ bị lạnh. Nếu gặp lúc nóng bức thì gió mát thổi đến xóa tan không khí nóng, khiến tâm vui vẻ. Vì tâm duyên theo niềm vui ấy, nên không nghe tiếng than khóc xót thương. Nếu nghiệp của người ấy dấy động thì tâm họ dấy động, nghe tiếng bi ai kia liền bị gió nghiệp thổi đến nơi khác. Cho nên khi có người thân chết, màthương xót, khóc than thì chướng ngại cho việc thụ sinh. Nếu không bị trở ngại thì sẽ được sinh về cõi Uất-đan-việt. Trong thời gian đó, lần lượt thấy các tướng thiện xuất hiện, như ao sen xanh, trong ao có nhiều ngỗng, Vịt, uyên ương, thân trung ấm liền chạy đến, vào đó vui đùa. Nếu muốn vào thai mẹ, thì trung ấm ra khỏi ao sen và lên bờ, thấy cha mẹ nhiễm dục giao hợp. Do việc bất tịnh này mà khởi kiến chấp điên đảo, thấy người cha chính là ngỗng đực, người mẹ là ngỗng cái. Nếu sinh làm người nam thì tự thấy thân mình là ngỗng đực; nếu sinh làm người nữ thì tự thấỵ thân mình là ngỗng cái. Nếu sinh làm người nam thi ghét cha; mà yêu thích mẹ. Nếu sinh làm người nữ thì mến cha mà ghét mẹ.
Ba. Nếu chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề chết, sinh về cõi Cù-da-ni, khi sắp chết, thấy nhà cửa đều màu vàng như mây màu vàng ròng che phủ khắp; lại thấy trong hư không có dải lụa vàng, liền đưa tay nắm bắt. Anh em, thân quyến cho rằng hai tay người bệnh nắm bắt hư không. Bấy giờ, thọ mạng người này sắp hết, thấy thân mình như trâu và thấy các bầy trâu, như thấy trong giấc mộng, Nếu sinh làm người thì thấy cha mẹ giao hợp, tự thấy thân mình biến thành rất nhiều phòng nhà. Nếu sinh làm người nam, thì thấy hình tướng cha mình giống như trâu đực, liền đuổi người cha đi để giao hợp cùng người mẹ. Nếu sinh làm người nữ thì tự thấy thân mình giống như trâu cái, liền nghĩ: “Cớ gì trâu đực kia giao hợp vớitrâu cái này mà không giao hợp với ta?”. Nghĩ như vậy rồi liền thụ thân người nữ.
Bốn. Nếu người cõi Diêm-phù-đề sau khi chết sinh về cõi Phất-bà-đề, thì lúc sắp chết thấy một dải lụa xanh, màu xanh trùm khắp hư không và thấy phòng nhà trống rỗng. Sợ tấm lụa màu xanh rơi, liền dùng tay ngăn lại. Anh em quyến thuộc cho rằng người này ngăn che hư không. Khi sắp chết, thân trung ấm như hình dáng con ngựa, thấy cha mình giống như ngựa đực, mẹ giống như ngựa cái. Khi cha mẹ ân ái giao hợp, nếu sinh làm người nam thì nghĩ: “Ta sẽ cùng với ngựa cái này giao hợp”. Nếu sinh làm người nữ, thì tự thấy thân mình như hình ngựa cái và nghĩ: “Ngựa đực như thế, tại sao không cùng ta giao hợp?”, nghĩ như vậy rồi, liền thụ thân người nữ cõi Phất-bà-đề.
Năm. Nếu người ở cõi Uất-đan-việt thuộc nghiệp bậc hạ khi sắp chết, trung ấm có tướng di chuyển lên phương trên. Nếu tâm nghiệp lớn, tự tại sinh về cõi trời thì đưa tay nắm bắt hư không. Như những gì đã thấy trong mộng, ngửi hương hoa thơm ngát, nắm trong tay hoa đẹp với màu sắc và hương thơm bậc nhất. Vừa thấy hoa, liền sinh tâm tham đắm, liền suy nghĩ ta nên leo lên cây đẹp này! Nghĩ như vậy rồi liền leo lên cây, chính là leo lên núi Tu-di, thấy hoa quả ở cõi trời vô cùng xinh đẹp. Nghĩ rằng “Ta đang dạo chơi”, liền’thụ sinh vào cõi Uất-đan-việt.
Sáu. Người ở cõi Uất-đan-việt thuộc nghiệp thuộc bậc trung, khi sắp chết sinh về cõi trời, thì thấyao sen nở rất đẹp, có đàn ong cũng xinh đẹp, các nơi đều tỏa hương thơm. Người đó bước lên hoa sen này rồi trong khoảng sát-na bay lên hư không, giống như trong giấc mộng, được sinh về cõi trời. Người ấy liền nghĩ: “Nay ta sẽ đến ao sen tuyệt đẹp nàỵ!
Bảy, Người ở cõi Uất-đan-việt do nghiệp thù thắng, nên được sinh về Thiện pháp đường của cõi trời Ba Mươi Ba. Khi sắp chết, người này thấy pháp đường xinh đẹp trang nghiêm bậc nhất. Bấy giờ, người này liền bay lên pháp đường, sinh làm thiên tử trong cung điện này.
Tám. Người ở cõi uất-đan-việt sinh về cõi trời Ba Mươi Ba khi sắp chết, thấy vườn rừng xinh đẹp, tỏa hương thơm dễ chịu, nghe càng thích thú, không có các khố não, tâm không vẩn đục. Nhờ tâm thanh tịnh nên bay lên cung điện trong hư không, cũng thấy các vị trời bay trong hư không, giống như trong mộng, thấy cõi trời Ba Mươi Ba thật xinh đẹp, có đầy đủ năm món dục lạc. Thế là, người này chết liền sinh về cõi trời. Đây là tướng Trung ấm hữu tương tục đạo thứ tám.
Chín. Người ở cõi Cù-da-ni sau khi chết sinh về cõi trời, có hai loại nghiệp là Dư nghiệp và Sinh nghiệp. Khi sinh về cõi trời, nhờ nghiệp thiện, cho nên khi sắp bỏ thân, hơi thở không uất nghẹn, không hôi, mạch không đoạn dứt, các căn thanh tịnh. Người nàythấy mình vào một ao lớn, muốn qua bờ kia. Nước ao trong vắt, mát mẻ, dễ chịu, nước đẩy thân trôi đến bờ kia. Qua được bờ, người ấy thấy các thiên nữ xinh đẹp tuyệt vời, trang điểm đủ loại, ca múa cười đùa. Thấy các cảnh ấy, người này muốn gần gũi, đến ôm người nữ, lập tức được sinh về cõi trời hưởng thụ khoái lạc như trong giấc mộng, trung ấm liền diệt. (Người ở cõi Cù-da-ni sinh về cõi trời có ba phẩm nghiệp thượng, trung và hạ đều có thân trung ấm như nhau, ánh sáng như nhau, không giống như ba loại người ở cõi Uất-đan-việt thụ sinh khác nhau).
Mười. Người ở cõi Phất-bà-đề khi lâm chung thấy tướng chết, thấy nghiệp của chính mình, hoặc nghiệp của người khác, hoặc thấy cung điện trang nghiêm thù thắng, tâm sinh hoan hỷ, muốn được sinh về chỗ ấy. Thấy có nhiều thể nữ vui chơi, ca hát cùng với những người nam bên ngoài cung điện. Ngay lúc đó, thân trung ấm nghĩ: “Ta muốn cùng vui chơi”, liền nhập vào nhóm đó, giống như đi vào giấc ngủ, liền sinh về cõi trời.
Mười một. Các loài ngạ quỉ khi nghiệp ác đã hết, thụ các nghiệp thiện. Các nghiệp thiện này vốn được tạo ở các cõi khác, như yêu thương cha mẹ, khi sắp sinh về cõi trời thì có các tướng xuất hiện. Lúc ở trong cõi ngạ quỉ, chúng sinh ấy bị đói khát

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 66 – CHƯƠNG OÁN KHỔ

QUYỂN 66 Quyển này có một chương Oán khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ 77.1. LỜI ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *