Home / KINH - LUẬN / Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật / TẬP HAI KINH MA HA BNBLM / KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT QUYỂN THỨ MƯỜI BỐN

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT QUYỂN THỨ MƯỜI BỐN

Vì tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh nên Bát nhã ba la mật thanh tịnh”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam, thiện nữ thọ trì Bát nhã ba la mật này và gần gũi, chính ức niệm, thời trọn chẳng mắc bệnh, nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân cũng trọn chẳng bệnh, thân không tàn tật cũng chẳng suy già, chẳng hoạnh tử, vô số hàng chư Thiên, từ Trời Tứ Thiên Vương đến Trời Tịnh Cư thảy đều đi theo nghe học. Mỗi tháng đến ? sáu ngày trai: mùng tám, mười bốn, mười lăm, hai mươi ba, hai mươi chín và ngày ba mươi, tại chỗ thiện nam, thiện nữ này làm pháp sư, giảng thuyết Bát nhã ba la mật, chư Thiên chúng hội đều vân tập đến. Ở giữa đại chúng thiện nam, thiện nữ giảng thuyết Bát nhã ba la mật này được vô lượng vô biên vô số bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng phước đức”.
Đức Phật nói: “Đúng như lời Tu Bồ Đề nói. Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật là đại trân bảo.
Những gì là đại trân bảo?
Bát nhã ba la mật này có thể nhổ được sự bần cùng của Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ và trong loài người. Bát nhã ba la mật này có thể ban cho hào tộc đại tính Sát Lợi, Bà La Môn, Cư Sĩ, ban cho cõi Trời Tứ Vương đến Phi Phi Tưởng, ban cho quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, Vô thượng Bồ đề.
Tại sao vậy?
Vì trong Bát nhã ba la mật nói rộng về thập thiện, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, Đàn na ba la mật, Thi la bạ la mật, sằn đề ba la mật, Tỳ lê gia ba la mật, Thiền na ba la mật, Bát nhã ba la mật, thập bát không, thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng, nhẫn đến nhất thiết chủng trí.
Học theo đây thời xuất sinh đại tính Sát Lợi, đại tính Bà La Môn, đại tính Cư Sĩ, Trời Tứ Vương, Trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất Đà, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Phạm Vương, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Vô Vân, Trời Phước Sinh, Trời Quảng Quả, Trời Vô Tường, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Kiến, Trời Thiện Hiện, Trời sắc Cứu Cánh, Trời Không Vô Biên Xứ, Trời Thức Vô Biên Xứ, Trời Vô Sở Hữu Xứ, Trời Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng xứ.
Học trong pháp này thời được quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, A La Hán đạo Bích Chi Phật, đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Trong trân bảo ba la mật, không pháp gì có thể được là hoặc sinh, hoặc diệt, hoặc cấu, hoặc tịnh, hoặc lấy, hoặc bỏ.
Trong trân bảo ba la mật cũng không có pháp hoặc thiện, hoặc bất thiện, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi.
Vì thế nên gọi là vô sở đắc trân bảo ba la mật
Này Tu Bồ Đề! Trân bảo ba la mật này không có pháp gì làm ô nhiễm được.
Tại sao vậy?
Vì chỗ dùng nhiễm pháp là bất khả đắc.
Vì thế nên gọi là vô nhiễm trân bảo ba la mật
Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã ba la mật, cũng chẳng biết như vậy, chẳng phân biệt như vậy, cũng bất khả đắc như vậy, chẳng hí luận như vậy. Đây là có thể tu hành Bát nhã ba la mật, cũng có thể kính lễ chư Phật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật để cúng dường, cung kính tán thán chư Phật, đi đến các cõi Phật để thành tựu chúng sinh, thanh tịnh Phật độ.
Này Tu Bô Đề! Đối với các pháp, Bát nhã ba la mật này không có năng lực, không chẳng phải lăng lực, cũng không lãnh thọ, không ban cho, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, chẳng thêm, chẳng bớt.
Bát nhã ba la mật này cũng chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng bỏ cõi Dục, Cõi sắc, cõi Vô sắc, cũng chẳng trụ cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc. Bát nhã ba la mật này chẳng ban cho Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật và Bát nhã ba la mật, cũng chẳng bỏ Đàn na ba la mật đến Thiền na ba la mật và Bát nhã ba la mật.
Bát nhã ba la mật này chẳng cho nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng chẳng bỏ, chẳng cho tứ niệm xứ đến bát thánh đạo cũng chẳng bỏ, chẳng cho thập lực đến thập bát bất cộng pháp cũng chẳng bỏ, chẳng cho quả Tu Đà Hoàn đến nhất thiết trí cũng chẳng bỏ.
Bát nhã ba la mật này chẳng cho pháp A La Hán, chẳng bỏ pháp phàm phu, chẳng cho pháp Bích Chi Phật, chẳng bỏ pháp A La Hán, chẳng cho Phật pháp, chẳng bỏ Bích Chi Phật.
Bát nhã ba la mật này cũng chẳng cho pháp vô vi, chẳng bỏ pháp hữu vi.
Tại sao vậy?
Vì hoặc có Phật, những pháp tướng này luôn thường trụ không khác, vì pháp tướng, pháp trụ, pháp vị thường trụ chẳng sai, chẳng mất vậy”.
Bấy giờ chư Thiên đứng trong hư không vui mừng hớm hở phát âm thanh lớn, đem hoa âu bát la, hoa ba đầu ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lợi rải lên trên đức Phật mà nói rằng ở Diêm Phù Đề chúng tôi thấy pháp luân chuyển lần thứ hai.
Trong đây có vô lượng trăm ngàn Thiên Tử được vô sinh pháp nhẫn.
Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Pháp luân này chuyển, chẳng phải chuyển lần thứ nhất, chẳng phải chuyển lần thứ hai.
Bát nhã ba la mật này chẳng do chuyển, chẳng do hườn mà xuất hiện, vì vô pháp hữu pháp rỗng không vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! thế nào vì vô hữu pháp rỗng không nên Bát nhà ba la mật chẳng do chuyển, chẳng do hườn mà xuất hiện?”.
Đức Phật nói: “Này Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật Bát nhã ba la mật tướng rỗng không nhẫn đến Đàn na ba la mật Đàn na ba la mật tướng rỗng không, nội không nội không tướng rỗng không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không vô pháp hữu pháp không tướng rỗng không, tứ niệm xứ tứ niệm xứ tướng rỗng không nhẫn đến bát thánh đạo bát thánh đạo tướng rỗng không, Phật thập lực thập lực tướng rỗng không nhẫn đến mười tám pháp bất cộng pháp bất cộng tướng rỗng không, quả Tu Đà Hoàn quả Tư Đà Hàm tướng rỗng không nhẫn đến nhất thiết trí nhất thiết trí tướng rỗng không”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật của chư đại Bồ Tát là Ma ha Bát nhã ba la mật.
Tại sao vậy?
Dầu tất cả pháp, tự tính rỗng không, nhưng chư đại Bồ Tát nhân nơi Bát nhã ba la mật mà : được Vô thượng Bồ đề, cũng không có pháp được chuyển pháp luân, cũng không có pháp chuyển được, cũng không có pháp hườn được. :
Trong Ma ha Bát nhã ba la mật này cũng không có pháp thấy được.
Tại sao vậy?
Pháp này không có được hoặc chuyển hoặc hườn, vì tất cả pháp rốt ráo chẳng sinh vậy.
Tại sao vậy?
Vì tướng không này, tướng vô tướng này, tướng vô tác này chẳng chuyến được, chẳng hườn được.
Nếu giải thuyết Bát nhã ba la mật được như vậy, có thể giảng dạy, khai thị, phân biệt rành rẽ, giải thích cặn kẽ, thời gọi là thanh tịnh giải thuyết Bát nhã ba la mật. Cũng: không người nói, cũng không người nghe, cũng không người chứng.
Nếu không nói, không nghe, không chứng, thời cũng không diệt mất.
Trong thuyết pháp này, cũng không phước điền quy định”.

PHẨM KHẮP CA NGỢI TRĂM BA LA MẬT THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Vô biên ba la mật là Bát nhã ba la mật?”.
Đức Phật nói: “Vì như hư không vô biên vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bình đẳng ba la mật là Bát nhã ba la mật?”.
Đức Phật nói: “Vì các pháp bình đẳng vậy”.
Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Ly ba la mật là Bát nhã ba la mật?”.

About namcuulong

Check Also

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT – QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY Hán dịch: ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *