Home / Pháp Uyển Châu Lâm / PUCL - Tập 5 / PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)
11 MARCH 2013 - LUANG PRABANG, LAOS: A woman drops a serving of sticky rice into a monk's alms bowl during the tak bat in Luang Prabang. The "Tak Bat" is a daily ritual in most of Laos (and other Theravada Buddhist countries like Thailand and Cambodia). Monks leave their temples at dawn and walk silently through the streets and people put rice and other foodstuffs into their alms bowls. Luang Prabang, in northern Laos, is particularly well known for the morning "tak bat" because of the large number temples and monks in the city. Most mornings hundreds of monks go out to collect alms from people. PHOTO BY JACK KURTZ

PUCL QUYỂN 59 – CHƯƠNG MƯU HẠI VÀ PHỈ BÁNG (tt)

duyên thuở ấy còn sót lại, nên nay tuy đã đắc quả Phật, Ta vẫn không thoát khỏi oán đối xưa. Vì vậy, khi đang đi kinh hành trên núi Kì-xà-quật, Ta bị Điều-đạt đẩy tảng đá dài sáu trượng, rộng ba trượng từ sườn núi xuống đầu Ta, nhưng nhờ thần Kim-tỉ-la trên núi Kì-xà-quật đưa tay đỡ lấy tảng đá, nên chỉ một mảnh nhỏ rơi trúng vào ngón chân cái, làm chân Ta bị trầy xước, chảy máu.
67.5.8. Nhân duyên Đức Phật bị nữ bà-la-môn Chiên-sa vu khống
Trong vô số a-tăng-kì kiếp thời quá khứ ở nước Ba-la-nại có Đức Phật hiệu là Tận Thắng Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Thành Vi, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời. Trong pháp hội của Ngài có tì-kheo Vô Thắng và tì-kheo Thường Hoan. Tì-kheo Vô Thắng đầy đủ sáu thần thông, còn tì-kheo Thường Hoan chưa dứt trừ kết sử.
Lúc ấy, trong thành Ba-la-nại cũng có vị trưởng giả tên là Đại Ái rất giàu, của cải vô số. Vợ ông ta tên là Thiện Đa, dung mạo đoan chính, xinh đẹp tuyệt trần. Gia đình trưởng giả là đàn việt, nên hai vị tì-kheo này thường đến nhà họ. Thế nhưng, Thiện Đa cúng dường tì-kheo Vô Thắng đầy đủ bốn món: y phục, đồ ăn thức uống, giường chiếu và thuốc thang, không hề thiếu thốn, còn cúng cho tì-kheo Thường Hoan rất ít.
Thấy vậy, tì-kheo Thường Hoan khởi tâm ganh ghét, vu khống:
– Tì-kheo Vô Thắng tư thông với Thiện Đa, Thiện Đa cúng dường không đúng pháp, chỉ vì ân ái mà cúng dường thôi!
Phật bảo Xắ-lợi-phất:
– Thường Hoan, đệ tử của Tận Thắng Như Lai thuở ấy là tiền thân của Ta; Thiện Đa, vợ của trưởng giả là bà-la-môn nữ Chiên-sa. Do Ta vu khống a-la-hán Vô Thắng, nên vô số nghìn năm chịu mọi sự thống khổ trong địa ngục. Do nghiệp duyên thuở ấy còn sót lại, nên nay tuy đã thành Phật, đang thuyết pháp cho sáu sư, các tì-kheo chưa dứt sạch lậu hoặc và vua chúa, quan dân, thanh tín nam nữ, Ta vẫn bị người đàn bà lắm lời độn chậu vào bụng, giả mang thai đến-trước mặt Ta vu báng:
– Sao sa-môn không chịu lo việc nhà, lại nói chuyện người khác làm gì? Giờ ông vui sướng một mình mà không biết tôi đang khổ ư? Vì sao? Trước đây, ông đã tư thông với tôi làm cho tôi mang thai. Nay tôi sắp sinh, đang cần thức ăn đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi, ông phải cung cấp đầy đủ cho tôi!
Nghe vậy, mọi người trong pháp hội đều cúi đầu im lặng. Khi ấy, đang đứng hầu quạt sau lưng Đức Phật, Thích-đề-hoàn-nhân vận thần lực hóa thành một con chuột chui vào trong áo cô ta, cắn đứt sợi dây làm cái chậu tự nhiên rơi xuống đất. Thấy chậu rơi xuống đất, bốn chúng đệ tử Phật và sáu phái ngoại đạo vô cùng phấn khởi, lớn tiếng reo to, cười vui khôn xiết. Ngay giữa pháp hội, mọi người đồng thanh quở mắng: “Ngươi thật đáng chết! Sao dám vô cớ vu khống? Là kẻ tội lỗi! Sao lại khởi ác tâm phỉ báng bậc Vô Thượng Chính Chân thanh tịnh? Quả đất này vô tri mới có thể dung chứa hạng người ác như ngươi”.
Ngay lúc đó, mặt đất nứt ra, lửa cháy ngùn ngụt, người đàn bà ấy lập tức rơi thẳng xuống địa ngục lớn A-tì. Cả hội chúng đều chứng kiến cảnh bà ta đang sống mà rơi vào địa ngục.
Lúc đó, vua A-xà-thế kinh sợ, toàn thân rúng động liền đứng dậy, quì gối, chắp tay bạch Phật:
– Cô gái này hiện giờ đang bị rơi vào cõi nào?
– Đại vương! Cô gái ấy đã rơi vào địa ngục A-tì. Đức Phật đáp.
– Cô gái ấy không giết người, cũng không trộm cắp, chỉ phạm tội vọng ngữ, sao bị rơi vào địa ngục A-tì như thế? Vua hỏi.
– Ta nói về ba nghiệp thân, miệng, ý có ba bậc nặng, trung bình và nhẹ. Phật dạy.
– Như thế thì nghiệp nào nặng, nghiệp nào trung bình và nghiệp nào nhẹ? Vua lại hỏi.
– Ý nghiệp là nặng nhất, khẩu nghiệp trung bình, thân nghiệp là nhẹ.
– Vì sao như thế? Vua lại thưa.
– Thân nghiệp hiện ra tướng thô, có thể thấy được; khẩu nghiệp thì tai nghe được. Hai nghiệp này người đời đều nghe, thấy được. Còn ý nghiệp, khi khởi niệm thì khồng ai nghe thấy, vì đó là hành nghiệp bên trong; các hành vi bị ý buộc chặt như đinh đóng. Như khi thân muốn sát sinh, trộm cắp, tà dâm; miệng muốn vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu và lưỡng thiệt thì trước tiên cần đến tâm ý tính toán, suy lường. Cho nên đóng chặt là do cây đinh ý, chứ chẳng phải tại thân miệng.
Khi ấy, Thế Tôn nói kệ:
Tâm ý suy nghĩ kĩ
Sau hiện nơi thân, miệng
Thân, miệng giả hổ thẹn
Ý chưa từng biết xấu.
Trước nên thẹn từ ý
Sau mới đến miệng, thân
Cả hai không rời ý
Chẳng riêng tự tạo nghiệp.
Nghe Phật dạy, vua A-xà-thế buồn bã rơi lệ.
Phật hỏi:
– Vì sao đại vương khóc?
Vua thưa:
– Vì chúng sinh không có trí tuệ, không hiểu rõ ba nghiệp thường gây tổn hại, nên con cảm thấy buồn. Chúng sinh chỉ cho thân, miệng là chính mà không biết ý rất sâu xa. Như sát sinh, trộm cắp, dâm dật, mọi người đều nhìn thấy. Miệng nói lời hư dối, nói lời độc ác, nói hai lưỡi, nói lời không chân thật, mọi người đều nghe. Còn ba nghiệp của ý, tai không thể nghe, mắt không thể thấy. Thế nên, chúng sinh cho những điều mắt thấy, tai nghe là chính. Nay nghe Phật dạy, con mới biết tâm ý là chính, thân miệng là phụ; vì thế hai nghiệp thân, miệng đều bị đóng chặt vào ý. Như người đàn bà lắm lời muốn phỉ báng Phật, trước hết tâm phải suy nghĩ lấy dây buộc chậu vào bụng, rồi ở giữa đại chúng nói lời vu khống. Do đó, con biết ý là chính, thân miệng là phụ.
Phật bảo:
– Hay thay! Hay thay! Đại vương đã hiểu đúng điều này. Đại vương phải luôn luôn quan niệm: ý là chính, thân, miệng là phụ.
Khi nghe Đức Phật dạy, tám mươi tì-kheo dứt sạch lậu hoặc, tâm ý tỏ ngộ, hai trăm tì-kheo đắc quả A-na-hàm, bốn trăm tì-kheo đắc quả Tư-đà-hàm, tám trăm tì-kheo đắc quả Tu-đà-hoàn; tám vạn trời người đắc Pháp nhãn tịnh, mười vạn người và phi nhân xin thụ trì năm giới, hai trăm nghìn quỉ thần xin thụ ba quy”.
Kinh Sinh ghi: “Một hôm Đức Phật cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị tì-kheo đến cung vua Ba-tư-nặc trong thành Xá-vệ thụ trai. Bấy giờ tì-kheo-ni Bạo Chí, độn khúc gỗ tròn trong bụng giống như đang mang thai, đến kéo y Phật trách:
– Ông là chồng tôi, từ khi có thai đến giờ ông không cung cấp cơm ăn, áo mặc cho tôi, việc này ông tính sao đây?
Đại chúng trời người, Đế Thích, Phạm vương, Tứ thiên vương, quỷ thần và nhân dân trong nước thảy đều kinh hoàng nghĩ: ‘Thế Tôn là bậc tôn qúi trong ba cõi, tâm ngài thanh tịnh hơn ma-ni, trí tuệ sáng hơn nhật nguyệt, vượt khỏi ba cõi, không ai có thể sánh kịp. Thế Tôn hàng phục các tà thuyết và chín mươi sáu phái ngoại đạo, tất cả đều quy phục. Đạo đức Ngài tuyệt vời, không thể lấy gì để ví dụ được. Hư không không có hình tướng, không có gì có thể làm ô nhiễm, tâm Thế Tôn còn hơn cả hư không, không có gì sánh bằng. Tì-kheo ni này là đệ tử, vì sao sinh tâm độc ác vu khống Ngài?’.
Biết ý nghĩ của đại chúng, Đức Phật muốn giải nghi, nên Ngài ngửa mặt nhìn lên trời, Đế Thích liền hiện xuống hóa làm con chuột nhắt cắn đứt sợi dây, khúc gỗ liền rơi xuống đất. Đại chúng trông thấy, vừa mừng vừa giận và cũng lấy làm lạ về việc này. Vua Ba-tư-nặc giận dữ quở trách:
– Tì-kheo ni này bỏ nhà xa lánh việc đời, làm đệ tử Phật, đã không biết báo ân, trái lại còn sinh lòng đố kị, phỉ báng bậc Đại thánh.
Vua liền sai người hầu đào một cái hầm định chôn ngược cô ta. Đức Phật dạy:
– Đại vương không nên làm như thế, đó là túc nghiệp của Ta, chứ không phải do cô ấy gây ra. Vào đời quá khứ cách nay đã lâu, bấy giờ có một thương nhân bán rất nhiều hạt trân châu xinh đẹp. Có một cô gái muốn mua châu và trả giá sắp

About namcuulong

Check Also

PUCL QUYỂN 67 – CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt)

QUYỂN 67 Quyển này tiếp theo chương khổ. 77. CHƯƠNG OÁN KHỔ (tt) 77.6. CÁC ...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *